Thứ Tư, 19 tháng 10, 2016

[ RADIO Y KHOA ]: Hỏi bệnh và khám hệ tiêu hóa

[ RADIO Y KHOA ]: Hỏi bệnh và khám hệ tiêu hóa 1. Đại cương Hệ tiêu hoá bao gồm ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá. ống tiêu hoá tính từ miệng tới hậu môn. Tuyến tiêu hoá bao gồm tuyến nước bọt, tuyến tụy, gan mật và hệ thống tuyến nằm trong thành ống tiêu hoá. Bộ máy tiêu hoá chia thành 3 phần: - Phần tiêu hoá trên: miệng, họng, thực quản. - Phần tiêu hoá giữa: dạ dày, ruột non, đại tràng, gan mật tụy tạng. - Phần tiêu hoá dưới: hậu môn, trực tràng. Thăm khám bộ máy tiêu hoá: miệng, hậu môn có thể thăm khám trực tiếp, các phần của bộ máy tiêu hoá nằm trong bụng, ngực, muốn thăm khám phải dựa vào 1.1. Hỏi bệnh Phát hiện các dấu hiệu cơ năng (chức phận) về tiêu hoá. 1.2. Khám lâm sàng (bằng tay, nhìn, sờ, gõ, nghe) Mỗi phần của bộ máy tiêu hoá có các dụng cụ, phương pháp riêng nhằm phát hiện triệu chứng tổn thương thực thể của hệ tiêu hoá. 1.3. Cận lâm sàng Phạm vi bài này giới thiệu đại cương những triệu chứng chức năng, cách khám đường tiêu hoá trên dưới của bộ máy tiêu hoá. Mỗi triệu chứng cơ năng có bài riêng, khám thực thể đường tiêu hoá giữa được trình bày kỹ trong bài khám bụng. Hình 7.1: Giải phẫu hệ tiêu hoá. 2. Các triệu chứng chức năng của hệ tiêu hoá Triệu chứng chức năng có một vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán các bệnh của bộ máy tiêu hoá. Cách phát hiện triệu chứng chức năng chủ yếu dựa vào hỏi bệnh. Muốn hỏi bệnh để có được những thông tin cần thiết, tránh miên man, phải nắm được những triệu chứng chức năng của bộ máy tiêu hoá dưới đây 2.1. Đau bụng Đau bụng vừa là lý do khiến người bệnh đi khám bệnh, vừa là triệu chứng giúp người thầy thuốc hướng tới một bệnh nào đó. Yêu cầu hỏi thật tỉ mỉ, rõ ràng (đau khi nào? đau chỗ nào? đau lan đi đâu?). 2.2. Nôn Nôn là hiện tượng những thức ăn chứa trong dạ dày bị tống qua đường miệng ra ngoài. Nôn có thể do nguyên nhân của ống tiêu hoá cũng có thể ngoài ống tiêu hoá hoặc toàn thân. Cần hỏi kỹ để bệnh nhân cho biết: nôn như thế nào? nôn ra chất gì? màu sắc? mùi vị…. ? 2.3. Ợ Ợ là hiện tượng ứa lên miệng nước và hơi từ trong dạ dày, thực quản. Cần hỏi rõ: + Ợ nước - Ợ nước trong: do nước bọt và dịch thực quản trộn lẫnượ lên do tâm vị co thắt - Ợ nước chua: do dịch dạ dày trào lên, có khi gây cảm giác nóng bỏng - Ợ nước đắng: thường do nước mật qua tá tràng, dạ dày thực quản lên + Ợ thức ăn: từ dạ dày lên + Ợ hơi: thường là hơi từ dạ dày lên có thể do nuốt nhiều không khí trong quá trình ăn uống, có thể do thức ăn, thức uống sinh hơi nhiều, có thể do rối loạn chức năng dạ dày, thực quản. Ợ hơi là biểu hiện của những bệnh của dạ dày và thực quản, nhưng cũng có thể do bệnh cuả những phần khác của bộ máy tiêu hoá gây nên. 2.4. Những rối loạn về nuốt Thường là bệnh của họng, thực quản. + Nuốt đau: Sau khi nuốt (đang nuốt) thấy đau ở phần cao (gặp trong viêm họng, áp xe thành họng). Những tổn thương thực quản có thể gây cảm giác đau nhẹ khi nuốt, có khi có cảm giác vướng vướng ở cổ, nặng hơn có cảm giác đau rát, nặng hơn nữa có cảm giác đau rát ở ngực, phải lấy tay chặn ngực. + Nuốt khó: Bắt đầu là khó nuốt chất nhão, cuối cùng là khó nuốt cả chất lỏng. Nguyên nhân các bệnh gây hẹp thực quản (ung thư, sẹo bỏng hẹp tâm vị, u trung thất to chèn vào). + Trớ: Thức ăn xuống đến chỗ hẹp không tiếp tục xuống được gây cảm giác khó nuốt đồng thời thức ăn đi ngược trở lại lên miệng gọi là trớ. Trớ có thể ngay sau bữa ăn. Trớ muộn gặp trong giãn thực quản hoặc bệnh túi phồng thực quản. + Nghẹn đặc, sặc lỏng: Liệt màn hầu, lưỡi gà do đó thức ăn có thể đi nhầm đường lên mũi và đường hô hấp gây khó thở. 2.5. Những rối loạn về ngon miệng, thèm ăn và sự tiêu hoá nói chung + Không muốn ăn; có thể do các bệnh về tiêu hoá, nhất là các bệnh về gan nhưng phần lớn biểu hiện của các bệnh toàn thân, ảnh hưởng tâm lý, tinh thần, vui buồn quá mức, giận hờn. + Đầy bụng khó tiêu: cảm giác đầy bụng, đầy hơi khó tiêu, nặng bụng (gặp trong các bệnh tiêu hoá và bệnh toàn thân). 2.6. Những rối loạn về đại tiện + Ỉa chảy. + Táo bón và kiết lỵ + Ỉa máu tươi và ỉa phân đen. 3. Khám tiêu hoá trên và dưới 3.1. Khám môi + Bình thường: môi màu hồng cân xứng so với các bộ phận khác. + Bệnh lý - Màu sắc: môi tím trong suy tim, suy hô hấp, nhợt nhạt (thiếu máu). - Khối lượng: môi to, dầy (bệnh to đầu chi), nổi cục cứng và sùi trong các bệnh u lành, u ác. - Những tổn thương khác: mụn nhỏ, mọng nước ở hai mép (chốc mép). Nứt kẽ giống hình chân ngỗng gặp trong giang mai bẩm sinh. Môi trên tách đôi bẩm sinh. .... Xem thêm: http://ift.tt/2e1k3vs

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016

[ RADIO Y KHOA ] : Hỏi và khám bệnh nhân thiếu máu

[ RADIO Y KHOA ] : Hỏi và khám bệnh nhân thiếu máu [ RADIO Y KHOA ] : Hỏi và khám bệnh nhân thiếu máu - triệu chứng, dấu hiệu bệnh thiếu máu https://youtu.be/7VA_2ldrm2E https://bacsinhaque.com - Blog chia sẻ kiến thức y khoa, chăm sóc sức khỏe người Việt

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

Hẹp bao quy đầu, dài bao quy đầu và ngắn dây thắng

Bệnh nhân sinh năm 1996, vẫn nghĩ cậu nhỏ của mình bình thường vì có thấy của một vài người bạn cũng tương tự. Nhưng tình cờ khi đọc một bài viết về cắt bao quy đầu nên bệnh nhân đã tìm hiểu và "giật mình" khi cậu nhỏ của mình không những không bình thường mà còn bị đủ cả 3 vấn đề thường gặp của dương vật và đã có viêm dính ở quy đầu (hình phía dưới).

Dai, hep bao quy dau, ngan day thang va viem dinh da quy dau
Dài, hẹp bao quy đầu; ngắn dây thắng và viêm dính da quy đầu
Trường hợp như trên không phải là hiếm gặp, tuy nhiên đa phần cũng thường là hẹp bao quy đầu + ngắn dây thắng dương vật hoặc dài bao quy đầu + ngắn dây thắng. Còn ở trường hợp này thì hội tụ đầy đủ các vấn đề thường gặp của bao quy đầu, có cả một phần da do bị viêm nên đã dính vào quy đầu như bạn đã thấy ở hình trên.

Tuy nhiên, ở bệnh nhân này vẫn còn may mắn là phần dính sau khi bóc tách vẫn gỡ ra được, dương vật và quy đầu vẫn còn nguyên hình dạng bình thường. Sau khi tiểu phẫu xong, bệnh nhân có chia sẻ "hầu như bạn bè ai cũng bị, nhưng do thấy ai cũng giống nhau nên cứ nghĩ là bình thường". 

Tuy nhiên, không phải ai cũng được may mắn như vậy, dưới đây là một trường hợp không may mắn khi bị hẹp bao quy đầu mà không điều trị.
Hình ảnh hẹp bao quy đầu trước khi tiểu phẫu
Hình ảnh hẹp bao quy đầu trước khi tiểu phẫu
Quy dau va than gan nhu da lien thanh mot khoi
Quy đầu và thân gần như đã liền thành một khối (sau khi tiểu phẫu)
Hình trên là một trường hợp bị hẹp bao quy đầu hơn 30 năm (bệnh nhân sinh năm 1985) mới đến điều trị. Do thời gian quá lâu, viêm tái diễn kéo dài, nên phần thân dương vật và đầu đã dính liền, mất vành quy đầu, kích thước quy đầu cũng nhỏ hơn bình thường.

Qua đây, rất mong các bạn trẻ cũng như những bậc phụ huynh có con trai, nên quan tâm hơn tới vấn đề bao quy đầu, đừng để xảy ra những biến chứng đáng tiếc, thiệt thòi cho con em mình.

Xin nhắc lại với mọi người, tỉ lệ dài, hẹp bao quy đầu ở nam giới rất cao (9/10). Cũng vì lý do đó mà ở nhiều nước, cắt bao quy đầu cho trẻ nam sau khi sinh được thực hiện "đại trà".

Bài thuốc chữa bệnh thận và đường tiết niệu từ hoa cẩm chướng

Hoa cẩm chướng thường được sử dụng như một loại hoa cảnh để trang trí nhà cửa, sân vườn. Tuy nhiên, ít ai biết hoa cẩm chướng còn có khả năng chữa bệnh thận và đường tiết niệu được dân gian gian lưu truyền với nhiều bài thuốc quý.

Bài thuốc chữa bệnh thận và đường tiết niệu từ hoa cẩm chướng

Tác dụng của hoa cẩm chướng

Hoa cẩm chướng có tên khoa học là Dianthus caryophyllus thuộc họ Cẩm chướng (Caryophyllaceae), còn được gọi là hoa cẩm nhung. 

Theo Đông y, cẩm chướng có vị đăng đắng, tính hàn, có tác dụng hoạt huyết thông kinh, lợi tiểu, thường được dùng để chữa bệnh bí tiểu, tiểu buốt hay tiểu ra máu, ra sỏi, sỏi thận, sỏi bàng quang, trị giun, phù thũng...Tuy nhiên, cẩm chướng có khả năng gây sẩy thai nên phụ nữ mang thai cần lưu ý. 

Bài thuốc chữa bệnh thận và đường tiết niệu từ hoa cẩm chướng 

Chữa bí tiểu

Bài thuốc: Cẩm chướng 10g, mướp non 20g, hành cả cây 5 nhánh. 

Cách chữa: Đem nguyên liệu rửa sạch rồi đun sôi kỹ với nước uống mỗi ngày.

Chữa tiểu tiện ra máu

Bài thuốc: Cẩm chướng 10g, rễ cỏ tranh 8g, rau má 18g, rễ cỏ xước 5g.

Cách chữa: Nguyên liệu rửa sạch và đem sắc với nước uống nhiều lần mỗi ngày. Mỗi ngày uống 1 thang, uống từ 3 ngày trở lên sẽ có tác dụng.

Chữa bệnh sỏi thận

Thành phần: Cẩm chướng 10g, xơ mướp 5g, kim tiền thảo 8g, râu ngô 8g.

Cách chữa: Rửa sạch các nguyên liệu trên rồi cho vào ấm sắc với nước uống 3 lần trong ngày. Uống 1 tuần thì nghỉ 3 ngày, sau đó lại uống tiếp. Uống đủ 3 tuần sẽ thấy hiệu quả. 

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016

Vì sao uống trà đá có thể gây sỏi thận?

Sỏi thận là một trong những căn bệnh đường tiết niệu phổ biến và có tỉ lệ người mắc bệnh khá cao. Nguyên nhân gây bệnh một phần cũng là do thói quen ăn uống và sinh hoạt chưa hợp lý, dẫn đến tình trạng lắng đọng canxi trong nước tiểu gây ra sỏi thận. Trong đó, thói quen uống trà đá của nhiều người cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận.

Vì sao uống trà đá có thể gây sỏi thận?

Uống trà đá là thói quen của nhiều người Việt Nam, nhất là với khí hậu nóng ẩm đặc trưng như ở nước ta thì việc uống trà đá sẽ giúp giải khát giải nhiệt rất tốt. Tuy nhiên, việc uống  trà đá quá nhiều đôi khi còn gây bất lợi cho sức khỏe của chúng ta.

Vì sao uống trà đá có thể gây sỏi thận?

Sở dĩ uống trà đá nhiều có thể gây sỏi thận là do trong trà đá chứa hàm lượng muối và este của axit oxalic cao. Mà những chất này có thể gây tích tụ trong niệu quản, lâu dài gây ra sỏi thận khiến ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang bị thu hẹp. Nếu sỏi có kích thước nhỏ thì chưa gây tác hại gì quá lớn. Nhưng nếu tình trạng này để lâu ngày, các hòn sỏi ngày càng lớn và bị kẹt trong niệu quản khiến người bệnh đau đớn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.


Do đó, thay vì uống trà đá thường xuyên, chúng ta nên sử dụng nước lọc để lọc để thanh lọc cơ thể, loại bỏ các tạp chất tốt hơn. Đồng thời giúp quá trình trao đổi chất được lưu thông dễ dàng. Ngoài nước lọc thì nước chanh cũng là một lựa chọn tuyệt với vì trong nước chanh chứa hàm lượng citrate dồi dào có thể hạn chế sự tích tụ của muối khoáng gây sỏi thận.

Ngoài ra, chúng ta cũng nên chú ý chế độ ăn uống khoa học, hạn chế các thực phẩm chứa olalate và lượng muối cao.Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, vitamin và uống nhiều nước mỗi ngày để tránh nguy cơ bị sỏi thận nhé.

Thứ Năm, 7 tháng 1, 2016

Những biến chứng nguy hiểm bạn có thể mắc phải khi bị sỏi thận

Sỏi thận không chỉ khiến người bệnh phải chịu đựng những cơn đau buốt vùng bụng dưới, đau lưng mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng như suy thận, vỡ thận...nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Để xem đó là các biến chứng nào, chúng ta hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Những biến chứng nguy hiểm bạn có thể mắc phải khi bị sỏi thận

1. Sỏi thận dẫn đến bế tắc

Sỏi nằm trong đường tiểu có thể rơi vào trong niệu quản hay niệu đạo gây bế tắc vùng này. Khi đó, để tránh việc bị tắc nghẽn, hệ niệu sẽ tăng cường co bóp để tống khứ hòn sỏi ra và điều này cũng kèm theo những cơn đau, người bệnh bí khó tiểu tiện. Bên cạnh đó, thận hoặc niệu quản sẽ bị ứ nước do hòn sỏi làm tắc nghẽn. Nếu thời gian hòn sỏi này lưu lại và gây tắc quá lâu sẽ khiến thận khó hồi phục.

2. Nhiễm trùng thận

Sỏi thận khiến hòn sỏi nằm lâu trong hệ niệu dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn và vi trùng phát triển, từ đó gây nhiễm trùng. Nếu nhẹ thì người bệnh chỉ thấy đau lưng hay tiểu gắt còn nhiễm trùng nặng sẽ kèm theo các triệu chứng sốt cao, tiểu ra mủ. Nếu nhiểm trùng cộng với tình trạng đường tiểu bị tắc thì có thể khiến thận bị ứ mủ, hóa mủ, việc điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn hơn rất nhiều. Thậm chí, nhiều trường hợp phải cắt bỏ thận tránh tái phát.

3. Sỏi thận gây suy thận cấp và mạn tính

Nếu cả hai quả thận cùng gặp tình trạng bế tắc khiến người bệnh bí tiểu dài ngày, không điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Khi bị sỏi thận, các viên sỏi gây ra tình trạng nhiễm trùng, bế tắc gây ứ nước ở thận lâu ngày khiến thận bị hủy hoại và hoạt động yếu dần. Lúc này, việc phải áp dụng các phương pháp chạy thận, ghép thận mới mong duy trì được tính mạng. 

4. Thận bị vỡ

Thận bị ứ nước sẽ phình to ra, vách thận trở nên mỏng và dễ bị ảnh hưởng hoặc vỡ ra nếu gặp phải những chấn thương dù là nhẹ nhất.

Sỏi thận là căn bệnh không nên xem thường vì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh sỏi thận cần phải có phương pháp chữa trị sớm khi phát hiện mình mắc bệnh này. Ngoài ra, việc áp dụng một chế độ ăn uống khoa học sao cho bệnh không tái phát cũng là vấn đề cần được quan tâm.