Hiển thị các bài đăng có nhãn điều trị. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn điều trị. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

CHỮA BỆNH SỎI THẬN HIỆU QUẢ BẰNG BÀI THUỐC TỪ RAU SAM

Trong dân gian có rất nhiều cách, bài thuốc chữa bệnh sỏi thận hiệu quả. Trong đó, bài thuốc từ cây rau sam rất đơn giảm mà có thể loại bỏ sỏi thận ra ngoài cơ thể mà không cần tới biện pháp phẫu thuật được nhiều người áp dụng. Các bạn có thể tìm hiểu công dụng và cách chữa bệnh sỏi thận từ cây rau sam ngay dưới đây.

CHỮA BỆNH SỎI THẬN HIỆU QUẢ BẰNG BÀI THUỐC TỪ RAU SAM


Rau sam được coi là một loại cỏ dại, có thân bò sát mặt đất màu hơi hồng/đỏ, trơn nhẵn với các lá mọc đối thành cụm tại các đốt hay đầu ngọn. Các hoa màu vàng có 5 phần như thông thường và đường kính tới 0,6 cm. Các hoa bắt đầu xuất hiện vào cuối mùa xuân và kéo dài cho tới giữa mùa thu. Tất cả các bộ phận của loại cây cỏ này được dùng để làm món ăn phổ biến trong dân gian. Rau sam có vị chua, tính mát thường được dùng để nấu canh ăn rất mát.

Công dụng chữa bệnh sỏi thận của rau sam


Tuy được coi là một loại cỏ dại nhưng rau sam có rất nhiều lợi ích về mặt dinh dưỡng và công dụng chữa bệnh. Theo nghiên cứu, trong rau sam có chứa thành phần chất dinh dưỡng dồi dào, bao gồm: protit, gluxit, tro, canxi, photpho, sắt, caroten, các loại vitamin B1, B2, C, vitamin PP. Đặc biệt, trong rau sam có chứa thành phần chất axit béo đa dạng không no Omega 3. Chất này giúp ải thiện trạng thái lỏng các màng tế bào, có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch và tăng cường sức miễn dịch của cơ thể. Đây là một nguyên liệu quý từ tự nhiên có tác dụng chữa trị hiệu quả đối với các trường hợp bệnh viêm nhiễm đường ruột và đường sinh dục, tiết niệu, viêm cầu thận, viêm bàng quang.

Theo đông y, rau sam có vị chua tính lạnh, không có độc tính, vào ba kinh Tâm, Can và Đại trường, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu viêm, nhuận trường lợi tiểu, thường được dùng trong các chứng viêm nhiễm, lở ngứa, kiết lỵ.

Bài thuốc từ rau sam chữa bệnh sỏi thận hiệu quả


Dùng rau sam làm bài thuốc trị bệnh sỏi thận có tác dụng tổng hết sỏi thận ra khỏi cơ thể đã được nhiều người áp dụng. Đây có thể xem là một trong các phương pháp điều trị bệnh sỏi thận hiệu quả, nhất là đối với những trường hợp nhẹ. Người bệnh có thể áp dụng bài thuốc theo cách sau:

Lấy rau sam tươi, rửa thật sạch rồi nấu nước để uống trong ngày. Mỗi ngày bạn có thể dùng với liều lượng là 500g. Khi uống nước rau sam, người bệnh lưu ý nên cố gắng nhìn tiểu cho tới khi không nhịn được nữa thì hãy đi. Khi đó sẽ tống khứ được sỏi ra ngoài.

Hãy áp dụng bài thuốc này thường xuyên và đi kiểm tra tình trạng sỏi thận cho tới khi loại bỏ hết sỏi ra ngoài. Trong quá trình điều trị, người bệnh cũng đừng quên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về chế độ sinh hoạt, nhất là ăn uống tốt cho bệnh sỏi thận để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh được hiệu quả hơn.

Ngoài công dụng trị bệnh sỏi thận đặc biệt hiệu quả, các bạn có thể tận dụng cây rau sam để trị các chứng bệnh khác như tiểu buốt, đại tiện rau máu bằng cách lấy rau sam rửa sạch, giã lấy nước cốt để uống. Hoặc bạn có thể dùng rau sam để nấu canh ăn hàng ngày cũng rất tốt để trị bệnh.

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

HƯỚNG DẪN CÁCH SỬ DỤNG THUỐC TRỊ ĐÁI DẦM ĐỨC THỊNH HIỆU QUẢ

Xin hỏi,

Con tôi năm nay 8 tuổi, cháu thường xuyên đái dầm khi ngủ vào ban đêm. Tôi đã sử dụng nhiều biện pháp như cho cháu uống nước nấu từ râu ngô, bông mã đề, long nhãn,... nhưng tình hình không thay khả quan là mấy. Hiện tôi đang có ý định cho cháu dùng thử thuốc trị đái dầm Đức Thịnh. Không biết loại thuốc này có hiệu quả không, cách dùng như thế nào? Thuốc có tác dụng phụ gì không? Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi. Cảm ơn bác sĩ!

HƯỚNG DẪN CÁCH SỬ DỤNG THUỐC TRỊ ĐÁI DẦM ĐỨC THỊNH HIỆU QUẢ

Chào bạn,

Đái dầm, đái không tự chủ là hiện tượng xảy đến với nhiều người, nhất là đối với trẻ em. Bệnh không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt mà còn tạo tâm lý không tốt cho người mắc phải. Đái dầm, đái không tự chủ do nhiều nguyên nhân gây nên. Có thể kể đến các nguyên nhân gây bệnh đái dầm như: do di truyền, nguyên nhân bệnh lý (nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu đường,...), do tâm lý, táo bón, giảm dung tích chức năng bàng quang,...

Có rất nhiều cách để trị bệnh đái dầm như sử dụng các loại thuốc giảm bài tiết nước tiểu, các bài thuốc đông y,... Bên cạnh đó, hiện nay trên thị trường cũng có nhiều sản phẩm thuốc có tác dụng điều trị bệnh đái dầm sử dụng cho cả người lớn và trẻ em hiệu quả. Trong đó, thuốc trị đái dầm Đức Thịnh được nhiều người tin dùng nhất hiện nay.

Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh là sản phẩm thuốc có nguồn gốc thảo dược và có xuất xứ từ bài thuốc y học cổ truyền gồm các vị thuốc như Đảng sâm, Đương quy, Tang phiêu tiêu, Viễn chí, Phục linh, Cam thảo, Quy bản. Các loại thảo dược, vị thuốc này có tác dụng bổ khí, điều khí, tăng cường khả năng chế ước của bàng quang và giúp định tâm, điều hoà hoạt động của hệ thần kinh thực vật. 

Sản phẩm thuốc được điều chế dưới dạng thuốc nước thảo dược, rất dễ uống, phù hợp cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em giúp chữa trị rất hiệu quả các bệnh đái dầm, đái không tự chủ, đái tháo nhạt.

Liều dùng và cách dùng: tùy theo từng độ tuổi mà áp dụng liều dùng phù hợp. Trường hợp con bạn đã trên 7 tuổi thì cần uống thuốc mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3 thìa canh (45ml).

Về thời gian sử dụng thuốc còn tùy thuộc vào từng trường hợp, tình trạng bệnh cụ thể cho hiệu quả khác nhau. Nếu là bệnh đái dầm ở mức độ nhẹ thì hiệu quả chữa trị nhanh hơn, còn nếu là bệnh đái dầm là bệnh mãn tính do chức năng chế ước của thận và bàng quang yếu kém thì thời gian chữa trị, dùng thuốc lâu hơn. Nếu là bệnh nhẹ thì phần lớn trẻ em dùng thuốc khoảng 15-40 ngày là có hiệu quả, người lớn là từ 30-60 ngày.

Loại thuốc này có nguồn gốc từ thảo dược nên khá an toàn khi sử dụng. Thực tế chưa thấy trường hợp nào gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng thuốc trị đái dầm Đức Thịnh nên bạn có thể yên tâm cho con sử dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả an toàn và thời gian trị bệnh nhanh nhất, bạn cần lưu ý những điểm dưới đây:

- Phải đảm bảo sử dụng đủ liều thuốc (15-30 ngày liên tục).

- Phải đảm bảo sử dụng thuốc liên tục, không được ngắt quãng. Trong trường hợp chưa dùng hết liều thuốc mà bệnh đã giảm đáng kể hoặc khỏi thì không được dừng lại mà phải cho sử dụng hết liều thuốc để tránh bệnh tái phát trở lại.

- Trong khi cho trẻ dùng thuốc, bạn cũng cần chú ý tạo cho trẻ thói quen đi tiểu vào ban đêm bằng cách đặt đồng hồ báo thức, hạn chế cho trẻ uống nhiều nước buổi tối,...

Trên đây là một số giải đáp thắc mắc về việc sử dụng sản phẩm thuốc trị đái dầm Đức Thịnh. Thuốc hiện nay đang được sử dụng phổ biến trên thị trường và được nhiều người tin dùng. Tuy nhiên, hiệu quả thực sự còn phụ thuộc vào từng đối tượng. Để chắc chắn, bạn có thể cần đưa con đi khám để biết nguyên nhân gây đái dầm cụ thể ở con mình và có biện pháp điều trị phù hợp.

Chúc gia đình bạn sức khỏe!

Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

THUỐC BÀI THẠCH DANAPHA TRỊ BỆNH SỎI THẬN HIỆU QUẢ

Bài thạch Danapha là thuốc đặc trị các loại bệnh sỏi tiết niệu đã được nghiên cứu cho thấy hiệu quả điều trị cao đã được phân phối rộng rãi trên thị trường hiện nay. Có rất nhiều câu hỏi, thắc mắc liên quan đến sản phẩm này sẽ được giải đáp ngay sau đây.

THUỐC BÀI THẠCH DANAPHA TRỊ BỆNH SỎI THẬN HIỆU QUẢ

Bài thạch Danapha là thuốc gì?

Bài thạch Danapha là sản phẩm thuốc có tác dụng điều trị các loại bệnh sỏi tiết niệu. Thuốc có nguồn gốc từ thảo dược, bao gồm các loại thảo dược: kim tiền thảo, nhân trần, hoàng cầm, uất kim, binh lang, chỉ thực, hậu phác, bạch mao căn, mộc hương, đại hoàng. Các loại thảo dược đều được nghiên cứu và kiểm soát chất lượng cho hiệu quả điều trị bệnh sỏi thận hiệu quả, an toàn.

Tác dụng của thuốc bài thạch Danapha

Thuốc Bài thạch Danapha được bào chế từ các thành phần thảo dược tự nhiên, tổng hợp trong 1 viêm bao phim có các công dụng như sau:

Kim Tiền Thảo: lợi tiểu, bào mòn sỏi, làm tiêu viêm. Tác dụng của Kim Tiền Thảo được tăng cường và dễ dàng hơn khi được phối hợp với dược liệu khác trong công thức.

Nhân trần, Binh lang và Đại hoàng: làm tăng tiết mật, kích thích tăng co bóp.

Hoàng cầm, Uất kim: kháng sinh, kháng viêm.

Mộc hương, Chỉ thực, Hậu phác: hành khí, giảm đau.


Đối tượng sử dụng thuốc

Trị sỏi thận – tiết niệu, sỏi mật, viêm túi mật

Phòng ngừa tái phát, đặc biệt là sau khi tán sỏi hoặc mổ lấy sỏi

Cách sử dụng, liều dùng

Uống với nhiều nước trước bữa ăn

Để tống sỏi ra ngoài: ngày 3 lần, mỗi lần 3 viên

Để điều trị viêm: ngày 2 lần, mỗi lần 3 viên

Lưu ý khi sử dụng thuốc

- Thuốc không được dùng cho phụ nữ mang thai

- Một số tác dụng phụ có thể gặp phải: rối loạn tiêu hóa nhẹ như đau bụng, tiêu chảy

Thuốc Bài thạch Danapha trị bệnh sỏi thận - tiết niệu có tốt không?

Sản phẩm thuốc nam dược Bài Thạch Danapha được bào chế từ các loại thảo dược tự nhiên nên được sử dụng khá an toàn. Về hiệu quả cụ thể còn phụ thuộc vào từng trường hợp, đối tượng sử dụng. Để có hiệu quả cao nhất, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng là điều cần thiết.

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH SỎI THẬN

Sỏi thận là một căn bệnh thường gặp hiện nay ở nhiều người ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời, đúng cách vẫn có thể chữa khỏi bệnh, ngăn chặn nguy cơ gây biến chứng dẫn đến bệnh suy thận. Dưới đây là tổng hợp các phương pháp trị bệnh sỏi thận cần biết để chữa bệnh sỏi thận.

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH SỎI THẬN


Điều trị nội khoa


Điều trị nội khoa được hiểu là phương pháp trị bệnh bằng cách uống thuốc giúp làm tan sỏi thận. Các này rất đơn giản, tiện lợi, dựa trên các loại thuốc có tác dụng điều trị bệnh sỏi thận. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc uống làm tan sỏi chỉ thích hợp và hiệu quả với các trường hợp bệnh nhẹ và chưa có biến chứng.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây, người bệnh có thể dùng thuốc đông y như kim tiền thảo, bông mã đề, chuốt hột (sắc nước uống), kết hợp uống nhiều nước, vận động. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần được theo dõi bằng siêu âm, nếu sau 1- 2 tháng kích thước sỏi không giảm cần chuyển phương pháp điều trị. Việc uống thuốc cũng cần tham khảo và tuân thủ theo tư vấn của bác sĩ.

Điều trị ngoại khoa


Phương pháp này được dùng thay thế điều trị cho các trường hợp bệnh nhân bị sỏi thận cấp độ nặng với những sỏi có kích thước lớn hoặc đã có biến chứng. Các phương pháp chính được thực hiện như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, phẫu thuật lấy sỏi...

- Tán sỏi ngoài cơ thể: phương pháp sử dụng máy tán sỏi phát ra tia laser hoặc sóng xung kích, phá bề mặt sỏi, đập vụn sỏi ra và đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Nó được dùng cho các trường hợp bệnh nhân có sỏi khoảng dưới 3cm và sỏi thận nằm ở vị trí nhóm đài trên. Nếu nhóm đài dưới cổ đài phải rộng.

- Tán sỏi nội soi ngược dòng: đây là phương pháp sử dụng ống soi niệu quản đi từ niệu đạo, lên bàng quang và lên niệu quản tiếp cận trực tiếp viên sỏi, dùng nguồn năng lượng bằng laser hoặc khí nén để phá vụn sỏi, bơm rửa lấy hết sỏi.

Vị trí thực hiện: đối với nam giới sử dụng ống soi tán sỏi ở vị trí 1/3 giữa và 1/3 dưới niệu quản đối với nam giới, ở nữ giới có thể tán sỏi cao hơn lên ngang đốt sống L3, L4.

- Lấy sỏi thận qua da: đây cũng là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay trong điều trị bệnh sỏi thận. Phương pháp được chỉ định dùng cho các trường hợp người bệnh bị sỏi bể thận, sỏi có kích thước lớn, sỏi san hô, sỏi cứng, sỏi nhóm đài dưới. Thực hiện nội soi, dùng tia laser hoặc khí nén hoặc siêu âm phá vỡ sỏi và lấy sỏi ra ngoài.

- Phẫu thuật nội soi lấy sỏi: Chỉ định cho những sỏi bể thận, sỏi 1/3 trên niệu quản, những sỏi lớn, mật độ chắc.

- Phẫu thuật mổ mở: Hiện nay có chỉ định ít hơn do nhiều tai biến, thời gian hồi phục lâu. Áp dụng cho những sỏi thận, niệu quản kích thước lớn, chức năng thận kém.

- Phẫu thuật bằng robot: Thực hiện ở những nước phát triển, chỉ định cho những sỏi thận lớn, rút ngắn thời gian nằm viện, chi phí rất cao.

Với các phương pháp điều trị nêu trên, việc chữa trị bệnh sỏi thận hiện nay không còn là điều khó khăn. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể tái phát lại. Chính vì thế, sau khi áp dụng các phương pháp điều trị, người bệnh cần thiết nên chú ý và có biện pháp phòng ngừa hợp lý. Có như thế mới chữa trị tận gốc được bệnh sỏi thận và ngăn chặn khả năng tái phát.

Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

THUỐC ÍCH THẬN VƯƠNG TRỊ BỆNH SUY THẬN CÓ TỐT KHÔNG?

Xin hỏi,

Tôi năm nay 36 tuổi, bị bệnh suy thận cấp độ 1. Hiện nay tôi vẫn đang thực hiện điều trị theo hướng dẫn và chỉ địng của bác sĩ cùng với chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt. Bác sĩ nói bệnh tình của tôi chưa tới mức độ quá nguy hiểm và nếu thực hiện điều trị tuân thủ đúng phương pháp sẽ có thể khỏi bệnh và không sợ phải chạy thận. Hiện nay, tôi nghe nói đang có một loại thuốc tên là Ích thận vương có tác dụng tốt cho người bệnh suy thận, giúp điều trị bệnh hiệu quả. Không biết điều đó có đúng không? Tôi cũng thắc mắc không biết Ích thận vương là thuốc gì, liệu thuốc có tác dụng trị bệnh suy thận thật không? Rất mong được giải đáp, tư vấn. Xin cảm ơn!

Ngọc Bách

THUỐC ÍCH THẬN VƯƠNG TRỊ BỆNH SUY THẬN CÓ TỐT KHÔNG?

Chào anh,

Suy thận là một trong số các bệnh về chức năng thận ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Đây được coi là một căn bệnh nguy hiểm hiện nay. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và chữa trị sớm ở giai đoạn đầu sẽ có cơ hội chữa khỏi bệnh rất cao và có thể không lo phải chạy thận. Thật may là trường hợp của anh còn ở mức nhẹ và được bác sĩ chẩn đoán là có thể chữa khỏi bệnh. Vì thế, anh cần thiết nên tuân thủ đúng phương pháp và liệu trình điều trị của bác sĩ.

Về các loại thuốc chữa bệnh, hiện nay trên thị trường có quảng cáo và phân phối rất nhiều loại thuốc có tác dụng tốt cho người bệnh thận các loại. Thực tế, hầu hết các sản phẩm đó là các loại thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ở mức độ nào đó. Với thuốc Ích thận vương như anh biết cũng vậy. Đây thực chất là một loại thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ điều trị giúp làm giảm cấp độ suy thận và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Một số thông tin về loại thực phẩm chức nưng hỗ trợ điều trị bệnh suy thận Ích thận vương như sau:

Thành phần: 

Thuốc được bào chế từ các thành phần có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm: dành dành, đan sâm, hoàng kỳ, bạch phục linh, mã đề, cây râu mèo, linh chi đỏ,  L-carnitine và Co-enzym Q10. Các thành phần này đều tốt cho việc bảo vệ và phục hồi chức năng thận, chữa các bệnh sỏi thận, lợi tiểu, làm giảm mức độ suy thận

Tác dụng:

- Giúp bảo vệ, cải thiện chức năng thận; ngăn ngừa sự phá hủy thận, làm chậm quá trình suy thận và làm giảm nhu cầu lọc máu ở các bệnh nhân suy thận.

- Hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng và biến chứng của bệnh suy thận như: phù, đi tiểu thường xuyên, tăng creatinin huyết hoặc protein niệu.

- Giúp ngăn ngừa sự phát triển suy thận từ những bệnh nhân mắc phải các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, sỏi thận, lupus là những bệnh có nguy cơ chuyển sang suy thận và cả những người dùng các loại thuốc gây hại cho thận khác.

Hướng dẫn sử dụng:

– Hỗ trợ phòng bệnh suy thận: 2 lần / ngày, 1 viên / lần

– Điều trị suy thận: 2 lần / ngày, 2 – 3 viên / lần

– Uống trước ăn nửa tiếng hoặc sau ăn 1 giờ

Nên dùng theo đợt 3 – 6 tháng để đạt được hiệu quả cao nhất

Để biết trường hợp của mình có nên và cần thiết sử dụng Ích thận vương hay không và dùng như thế nào cho có hiệu quả, anh nên hỏi bác sĩ chuyên trị bệnh suy thận cho mình để được tư vấn cụ thể. Họ chính là người nắm rõ bệnh tình và sẽ có lời khuyên chính xác  nhất cho anh.

Chúc anh mau khỏe!

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

RAU NGỔ TRỊ SỎI THẬN

Sỏi thận là hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết tủa lại gây nên sỏi thận. Đây là một căn bệnh diễn ra phổ biến hiện nay. Bệnh không chỉ gây ra những phiền toái mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe. Hiện có nhiều cách điều trị sỏi thận, trong đó có cách cách điều trị dơn giản từ một số loại cây, lá. Rau ngổ cũng là một cách nằm trong số đó.

RAU NGỔ TRỊ SỎI THẬN

Rau ngổ (rau om) có tên khoa học là Limmophila chinensis. Cây có dạng thân thảo cao khoảng 20cm, thân xốp có nhiều lông. Lá nhẵn, mọc đối, không cuống, hơi ôm thân. Đây là một loại cây quen thuộc trong đời sống hàng ngày và được biết đến nhiều với vai trò là một loại rau thơm dùng trong chế biến món ăn. Bên cạnh đó, dân gian cũng thường dùng loại rau này để trị một số bệnh như trị ho, sổ mũi, sưng viêm, bệnh ngoài da gây mủ,...

Tác dụng của rau ngổ có được chính là nhờ các dưỡng chất và thành phần có trong nó bao gồm nước, protid, glucid, vitamin B, C, caroten, các loại tinh dầu và đặc biệt là  các nhóm hợp chất coumarine và flavonoid có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn.

Trong Đông y, rau ngổ được tận dụng để trị được rất nhiều bệnh nhờ có vị cay, thơm, hơi chát, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, chỉ khái, giải độc, tiêu thũng, trừ viêm, chống sưng, giảm đau, sát trùng đường ruột, làm thuốc lợi tiểu, trị sỏi thận, sốt nóng, chống lão hóa, ngừa ung thư... trị thủy thũng, viêm kết mạc, phong chẩn, thủy đậu, trị những cơn đau thắt bụng.

Tất cả các bộ phận của cây rau ngổ đều có tác dụng chữa bệnh. Và thực tế, nó có mặt trong nhiều bài thuốc trị bệnh ở nhiều quốc gia khác nhau như Trung Quốc, Ấn Độ và cả nước ta.

Cách trị sỏi thận bằng rau ngổ

Để trị bệnh sởi thận bằng rau ngổ, các bạn có thể thực hiện theo các cách dưới đây:

Cách 1: hái rau ngổ tươi, rửa sạch, giã nát lấy nước cốt, sau đó cho thêm một chút muối trắng vào khuấy đều và uống ngày 2 lần. Bạn cần kiên trì sử dụng trong khoảng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.

Cách 2: bạn có thể uống nước sinh tố rau ngổ mỗi ngày hoặc dùng đun sôi với nước để uống.

Cách 3: các bạn lấy rau ngổ tươi kết hợp với râu ngô, bông mã đề để nấu nước uống chữa sỏi thận.

Các cách này có tác dụng lợi tiểu, giảm co thắt cơ trơn, giãn mạch máu, tăng lọc ở cầu thận; do đó làm tăng lượng nước tiểu, tạo điều kiện cho sỏi thận bị tống ra ngoài.

Lưu ý

Dùng rau ngổ có tác dụng trị sởi thận. Tuy nhiên, với loại thảo dược trị bệnh nào khi sử dụng bạn cũng cần chú ý, nhất là về vấn đề vệ sinh.

- Thân rau ngổ có nhiều lông và hay mọc ở nơi ẩm ướt đầm lầy dễ bị nhiễm khuẩn nên trước khi sử dụng, các bạn cần rửa thật kỹ càng.

- Bệnh nhân là phụ nữ mang thai thì nên hạn chế dùng cách này vì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi

- Trong khi điều trị bằng cách uống nước rau ngổ, các bạn vẫn phải tuân thủ phương pháp điều trị chính và nên đi kiểm tra bệnh thường xuyên. Cần thiết nên hỏi bác sĩ về việc dùng rau ngổ có phù hợp hay chú ý gì khi đang dùng các loại thuốc khác không.

NƯỚC RAU THÌ LÀ CHỮA BỆNH SỎI THẬN

Sỏi thận là một bệnh phổ biến hiện nay và có rất nhiều phương pháp chữa trị. Trong đó, một số loại cây cối quanh mà là những bài thuốc đơn giản giúp trị bệnh hiệu quả. Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc và các loại nước uống từ đó để chữa bệnh cho mình, đặc biệt là nước rau thì là.

Nước rau thì là chữa sỏi thận

NƯỚC RAU THÌ LÀ CHỮA BỆNH SỎI THẬN

Thì là được biết đến đầu tiên với vai trò là một loại rau thơm dùng làm gia vị chế biến món ăn hàng ngày. Các món canh chua rất cần có sự góp mặt của loại gia vị này mới "dậy" mùi và hấp dẫn hơn được. Không nhưng thế, cây thì là còn có tác dụng chữa được rất nhiều bệnh, tốt cho những bệnh nhân bị sỏi thận để điều trị.

Các bộ phận của cây thì là như lá, hạt đều có tác dụng trị bệnh rất hiệu quả. Lá thì là có thể chữa rối loạn tiêu hóa, chữa bệnh thận, đái dắt, chứng mất ngủ, sốt rét,.... Trong khi đó, hạt cây thì là dùng để chữa bệnh tim, dạ dày, giảm cân, loại bỏ gốc tự do, tốt cho người cai nghiện,...

Để chữa bệnh sỏi thận, các bạn lấy rau thì là và bông mã đề đem rửa sạch, giã hoặc xay lọc bằng nước sôi để lấy nước cốt, uống ngày 3 lần.

Ngoài ra, bạn có thể dùng cây thì là chữa bệnh đái dắt bằng cách lấy một nắm thì là tẩm với muối, đem sao vàng lên rồi tán bột mịn, dùng bột ăn cùng với bánh dầy sẽ có tác dụng chữa chứng tiểu buốt, tiểu dắt hiệu quả.

Nước lá cối xay chữa bệnh sỏi thận

NƯỚC RAU THÌ LÀ CHỮA BỆNH SỎI THẬN

Lá cối xay 100g, rau ngổ 100g, giã nhỏ, lọc bằng nước sôi để nguội lấy 150ml nước, cho đường khuấy đều, chia 3 lần uống trong ngày, uống liền 3 ngày.

Nước lá đồng tiền

Lá đồng tiền 10g, lá bông mã đề 100g, rễ cỏ tranh 100g. Các thứ trên rửa sạch, sắc 600ml nước còn 300ml, uống ngày 3 lần, liên tục trong 3 ngày.

Trên đây là một số bài thuốc đơn giản trị bệnh sỏi thận mà bạn có thể áp dụng hàng ngày. Với rau thì là, cách đơn giản nhất là thường xuyên sử dụng chúng làm gia vị hoặc luộc chín trộn với dầu để ăn sẽ giúp bổ thận rất tốt. Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần thường xuyên đi kiểm tra tình trạng bệnh và tham khảo ý kiến bác sĩ để có sự điều chỉnh hợp lý nhất.

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

CÂY RÂU MÈO TRỊ SỎI THẬN

Sỏi thận là một bệnh diễn ra phổ biến hiện nay ở nhiều người. Sỏi có thể hình thành và di chuyển bất cứ vị trí nào trên đường đi của nước tiểu gây nên những phiền toái và đau nhức cho người bệnh. Hiện nay có nhiều phương pháp và loại thuốc giúp làm tan sỏi. Trong đó, người bệnh có thể tham khảo bài thuốc trị bệnh sỏi thận và các chứng bệnh về đường tiểu từ cây râu mèo dưới đây.

CÂY RÂU MÈO TRỊ SỎI THẬN

Cây râu mèo còn gọi là Cây bông bạc. Tên khoa học là Orthosiphon stamineus Benth. Đây là một loại cây nhiệt đới. Ở Việt Nam, cây râu mèo phân bố rải rác ở vùng đồng bằng và miền núi như: Cao Bằng, Thanh Hóa (Vĩnh Lộc), Hà Nội (Ba Vì), Lâm Đồng, Phú Yên (Tuy Hòa), Ninh Thuận (Phan Rang), Kiên Giang (Phú Quốc)… Cây râu mèo là một vị thuốc quý trong Đông y dùng để chữa được nhiều căn bệnh và hiếm nguyên liệu trong nước. 

Cây râu mèo có tác dụng trị bệnh sỏi thận và các triệu chứng về đường tiểu

Theo Đông y, cây râu mèo có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, trừ thấp, dùng làm thuốc lợi tiểu mạnh, thông mật, dùng trong bệnh sỏi thận, sỏi túi mật, viêm túi mật, dùng trị viêm thận cấp tính và mạn tính; viêm bàng quang; sỏi tiết niệu…

Theo các nhà nghiên cứu, cây râu mèo có tác dụng điều trị bệnh thận, giúp làm kềm hóa máu, hoạt chất orthosiphonin và muối kali trong dược liệu có tác dụng giữ cho acid uric và muối urat ở dạng hòa tan, khiến chúng không thể lắng đọng để tạo thành sỏi thận. Tác dụng này của cây râu mèo đã được thử nghiệm và áp dụng chữa trị cho bệnh nhân gặp các vấn đề về thận và đường tiểu ở nhiều nước.

Cách dùng cây râu mèo chữa bệnh sỏi thận

Trị bệnh sỏi thận

người bệnh nên chọn dùng cành lá cây lúc hoa đang nở rồi phơi khô. Khi dùng, bạn cho cả nguyên liệu tươi và khô dưới dàng thuốc sắc, hãm như trà hoặc nấu cao lỏng để uống. Bài thuốc được sử dụng liên tục trong 8 ngày thì nghỉ 2 - 4 ngày.

Trị sỏi tiết niệu loại sỏi nhỏ

Có 2 cách áp dụng bài thuốc từ cây râu mèo trị bệnh sỏi tiết niệu. Hoặc là bạn lấy lá cây râu mèo khô, rửa sạch hãm với nửa lít nước sôi như hãm trà rồi chia 2 lần uống trong ngày, trước khi ăn cơm 15 - 30 phút. Uống nóng, uống liên tục 10 ngày, nghỉ 4 ngày, lại uống tiếp đợt khác. Hoặc cũng là cỏ râu mèo kết hợp với các vị thuốc khác như chó đẻ răng cưa, thài lài, mỗi vị 30g. Tất cả rửa sạch cho 800ml nước, sắc còn 250ml, uống trong ngày, trước khi ăn, lúc còn nóng. Dùng 5 -10 ngày một liệu trình.

Trị tiểu tiện không thông (tiểu buốt, rắt)

Lá cây râu mèo kết hợp với thài lài trắng đem rửa sạch cho vào đun với nước. Sau đó, bạn cho hoạt thạch, uống trong ngày. Uống liền 5 ngày. Nếu tiểu tiện bình thường thì ngừng thuốc.

Trị tiểu ra sỏi, tiểu ra máu và tiểu buốt: râu mèo 40g, thài là trắng 30g, Sắc lấy nước, mỗi lần hòa thêm 6g bột hoạt thạch uống trong ngày, chia làm 3 lần. Uống liền 5 - 7 ngày.

Trị viêm đường tiểu: râu mèo, thài lài, chó đẻ răng cưa, mỗi thứ 30g sắc uống. Dùng trong một tuần lễ.

Ngoài ra, cây râu mèo còn có tác dụng hạ đường huyết, bảo vệ gan, tăng sức đề kháng và trị mụn hiệu quả. Cũng là một vị thuốc Đông y, tuy nhiên, việc sử dụng dược liệu này để chữa bệnh không "thoải mái" như các dược liệu khác. Người bệnh không nên dùng thuốc với liều lượng cao và trong thời gian dài vì có thể nhiễm độc tố. Đặc biệt, với những phụ nữ mang thai 3 tháng đầy thì cần hết sức lưu ý và cẩn trọng khi sử dụng bài thuốc từ cây râu mèo trị bệnh. Râu mèo là một dược liệu có tác dụng trị được nhiều bệnh. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý sử dụng mà trước đó cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

CÁCH TRỊ BỆNH SỎI THẬN BẰNG LÁ GIANG

Lá giang chữa được bệnh sỏi thận? Cách chữa bệnh thận bằng lá giang như thế nào là câu hỏi được đặt ra bởi rất nhiều bệnh nhân bị sỏi thận khi biết tới hoặc nghe thông tin về lá giang chữa bệnh sỏi thận.

CÁCH TRỊ BỆNH SỎI THẬN BẰNG LÁ GIANG

Không chỉ được biết đến với công dụng dùng làm gia vị quen thuộc cho các món ăn món lẩu, canh chua,... lá giang còn được biết đến với tác dụng chữa được nhiều căn bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường tiết niệu, bệnh sỏi thận. Điều này là hoàn toàn có thể và đã được nghiên cứu, chứng minh. Người bệnh sỏi thận có thể áp dụng bài thuốc từ cây lá giang để trị bệnh cùng với các phương pháp điều trị chính có tác dụng nhanh chóng loại bỏ sỏi thận ra khỏi cơ thể.

Loại lá này trong dân gian còn được gọi là lá vang, tên khoa học của nó là Ecdysanthera rosea, thuộc họ trúc đào, mọc hoang ở vùng đồi núi, bìa rừng. Với vai trò dùng làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh, hiện nay lá giang có mặt phổ biến và trở nên quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày.

Theo Đông y, lá giang có vị chua, tính bình, không độc, có tính năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, kháng viêm diệt khuẩn, giảm đau… Đặc biệt, nó còn có tác dụng chữa viêm đường tiết niệu, có sỏi, viêm thận mạn tính, viêm ruột, phong thấp, sưng tấy…

Về mặt sinh học, lá giang không có độc tính, có tác dụng ức chế 9 loại vi khuẩn có nhiều saponin, flavonoid, sterol, coumarin, tamin, chất béo, axit hữu cơ và 12 nguyên tố vi lượng có tác dụng chữa viêm đường tiết niệu, có sỏi, viêm thận mạn tính… Các nghiên cứu, thử nghiệm về tác dụng làm tan sỏi thận của lá giang cũng cho kết quả quan  giúp khẳng định loại lá này có tác dụng làm giảm các cơn đau, triệu chứng bệnh sỏi thận và đặc biệt những người bệnh thử nghiệm theo cách này cũng nhận thấy sỏi thận đã được đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu.


Cách dùng lá giang trị bệnh sỏi thận


- Để chữa bệnh sỏi thận, người bệnh cần lấy lá giang tươi sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày và kiên trì sử dụng thuốc liên tục trong nhiều ngày sẽ có hiệu quả trị bệnh cao và an toàn.

- Chữa sỏi và viêm đường tiết niệu: 10g thân lá giang thái mỏng, phơi khô, đổ ngập nước, đun nhỏ lửa 1 tiếng, chắt lấy nước, sắc tiếp 2 lần nữa, sau đó lấy 3 nước nhập lại sắc tiếp còn 200ml. Uống mỗi lần 100ml, ngày 2 lần sáng chiều liên tiếp 2 – 3 tuần.

Ngoài ra, thường xuyên ăn canh chua, canh gà lá giang cũng có tác dụng  phòng chữa viêm đường tiết niệu với triệu chứng đái dắt, đái buốt, chữa bệnh viêm bàng quang,...