Hiển thị các bài đăng có nhãn phong-benh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phong-benh. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016

Vì sao uống trà đá có thể gây sỏi thận?

Sỏi thận là một trong những căn bệnh đường tiết niệu phổ biến và có tỉ lệ người mắc bệnh khá cao. Nguyên nhân gây bệnh một phần cũng là do thói quen ăn uống và sinh hoạt chưa hợp lý, dẫn đến tình trạng lắng đọng canxi trong nước tiểu gây ra sỏi thận. Trong đó, thói quen uống trà đá của nhiều người cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận.

Vì sao uống trà đá có thể gây sỏi thận?

Uống trà đá là thói quen của nhiều người Việt Nam, nhất là với khí hậu nóng ẩm đặc trưng như ở nước ta thì việc uống trà đá sẽ giúp giải khát giải nhiệt rất tốt. Tuy nhiên, việc uống  trà đá quá nhiều đôi khi còn gây bất lợi cho sức khỏe của chúng ta.

Vì sao uống trà đá có thể gây sỏi thận?

Sở dĩ uống trà đá nhiều có thể gây sỏi thận là do trong trà đá chứa hàm lượng muối và este của axit oxalic cao. Mà những chất này có thể gây tích tụ trong niệu quản, lâu dài gây ra sỏi thận khiến ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang bị thu hẹp. Nếu sỏi có kích thước nhỏ thì chưa gây tác hại gì quá lớn. Nhưng nếu tình trạng này để lâu ngày, các hòn sỏi ngày càng lớn và bị kẹt trong niệu quản khiến người bệnh đau đớn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.


Do đó, thay vì uống trà đá thường xuyên, chúng ta nên sử dụng nước lọc để lọc để thanh lọc cơ thể, loại bỏ các tạp chất tốt hơn. Đồng thời giúp quá trình trao đổi chất được lưu thông dễ dàng. Ngoài nước lọc thì nước chanh cũng là một lựa chọn tuyệt với vì trong nước chanh chứa hàm lượng citrate dồi dào có thể hạn chế sự tích tụ của muối khoáng gây sỏi thận.

Ngoài ra, chúng ta cũng nên chú ý chế độ ăn uống khoa học, hạn chế các thực phẩm chứa olalate và lượng muối cao.Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, vitamin và uống nhiều nước mỗi ngày để tránh nguy cơ bị sỏi thận nhé.

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

CÁCH THẢI ĐỘC TỐ CHO THẬN BẠN CẦN PHẢI BIẾT

Thận là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể có chức năng lọc và thải độc tố ra khỏi cơ thể. Chính vì thế, thận cũng là nơi tiếp nhận độc tố và dễ bị tổn thương. Một khi chức năng thận bị suy giảm hay mất khả năng thực hiện lọc chất độc sẽ gây hại cho các bộ phận khác và toàn bộ hệ thống cơ thể. Mỗi người vì thế cần chú trọng bảo vệ thận và thực hiện tốt 3 nguyên tắc cũng là các cách thải độc tố cho thận dưới đây.

1. Uống nhiều nước


CÁCH THẢI ĐỘC TỐ CHO THẬN BẠN CẦN PHẢI BIẾT


Nước rất quan trọng đối với cơ thể, cung cấp dưỡng chất cho các hoạt động sống của tế bào và môi trường cho hoạt động của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Đặc biệt đối với thận, lượng nước đầy đủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chức năng thải độc tố của thận. Do đó, mỗi người cần uống đủ và nhiều nước mỗi ngày. Bạn nên uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây và không nên uống nhiều nước uống có ga, cà phê không tốt cho thận.

Một dấu hiệu cho thấy bạn cung cấp đủ nước cho cơ thể là nước tiểu không có mùi khó chịu và không có màu vàng sậm. 

2. Ăn hoa quả


CÁCH THẢI ĐỘC TỐ CHO THẬN BẠN CẦN PHẢI BIẾT

Các loại trái cây hoa quả không chỉ cung cấp lượng vitamin dồi dào rất tốt cho cơ thể nói chung và cho thận nói riêng. Không những thế, nhiều loại hoa quả giàu khoáng chất, nhất là kali có thể hỗ trợ trong việc làm sạch thận. Chúng cũng là nguồn giúp bạn duy trì mức độ các chất điện giải trong máu, nhờ đó góp phần tối ưu chức năng hoạt động của thận. Một số loại hoa quả có chứa nhiều kali mà bạn nên bổ sung là nho, chanh ngọt, cam, dưa đỏ, chuối, kiwi, mơ và mận khô...

Uống một ly nước ép nho tiêu thụ hàng ngày vào buổi sáng hoặc buổi chiều sẽ giúp ích trong việc giảm tích tụ a-xít uric dư thừa, một sản phẩm phụ của quá trình lọc thận.

Đặc biệt, bạn nên ăn quả nam việt quất hàng ngày nếu muốn tốt cho thận. Quả nam việt quất có chứa một chất dinh dưỡng được gọi là quinine có thể giúp hình thành a-xít hippuric thông qua một loạt các thay đổi chuyển hoá ở gan. A-xít hippuric giúp loại bỏ sự tích tụ quá mức của urê và a-xít uric ở thận.

Tuy nhiên, các bạn không nên bổ sung quá nhiều lượng kali sẽ có thể gây ra tình trạng tăng kali máu, gây tử vong do ngừng tim. Những người có vấn đề về thận như suy thận càng không nên bổ sung quá nhiều kali.

3. Tránh thực phẩm chứa nhiều protein


CÁCH THẢI ĐỘC TỐ CHO THẬN BẠN CẦN PHẢI BIẾT

Không phải tất cả các loại thực phẩm chứa protein đều có hại cho thận mà chỉ có các loại thực phẩm đã được chứng minh có hại cho thận mới cần hạn chế tiêu thụ. Nhóm thực phẩm này có hại cho thận vì nó cản trở quá trình tiêu hóa và trao đổi chất, tạo ra nhiều chất thải gọi là creatinine cần thận thải lọc.

Đó cũng là lý do chính tại sao những người bị bệnh thận thường cần được đo lượng creatinine trong cơ thể. Nếu mức độ creatinine đi lên, thận sẽ phải lọc nhiều hơn và làm suy giảm chức năng của nó. Để giữ creatinine ở mức ổn định, bạn nên tránh ăn thực phẩm chứa nhiều protein.

Với những người bị bệnh thận như suy thận mãn tính cần chú ý tới lượng protein bổ sung cho cơ thể hàng ngày. Theo khuyến cáo, người bệnh chỉ nên tiêu thụ 0,8 g cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày là đủ.

Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

TÌM HIỂU CÁC BỆNH THẬN THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Thận là một cơ quan của hệ tiết niệu có nhiều nhiệm vụ rất quan trọng. Chỉ với hai quả thận bé nhỏ mà thực hiện biết bao chức năng trong cơ thể người như lọc máu và các chất thải theo đường niệu quản được dẫn đến bàng quang và thải ra ngoài, nó còn bài tiết các chất thải như ure, axit uric, amoniac qua đường nước tiểu giúp cho cơ thể luôn luôn được khỏe mạnh. Nhưng thận cũng chính là nơi mắc phải rất nhiều căn bệnh nguy hiểm. Những chứng bệnh như suy thận, ung thư thận, thận hư, viêm cầu thận ... có thể lấy đi sinh mạng bệnh nhân bất cứ lúc nào. Chính vì thế việc giữ gìn cho thận luôn hoạt động khỏe mạnh cũng là một việc làm cần thiết giúp chúng ta sống lâu sống khỏe.

TÌM HIỂU CÁC BỆNH THẬN THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Vậy có tất cả bao nhiêu bệnh về thận?

Ngoài các bệnh thận nguy hiểm như ung thư thận, thận đa nang, lao thận... còn có thêm 6 bệnh về thận phổ biến sau:

Suy thận: Là khi thận không đủ sức thải bỏ mọi cặn bã khiến các chất độc hại và dịch dư thừa đọng lại trong cơ thể. Căn cứ vào các chỉ số albumin, creatinin, ure, protein... qua xét nghiệm nước tiểu sẽ biết được tình trạng bệnh của thận. Có 3 thể suy thận là suy thận cấp tính, mạn tính và suy thận giai đoạn cuối. Suy thận cấp tính phần lớn do giảm thể tích máu làm cho thận không thực hiện được chức năng bài tiết và điều hòa nước. Suy thận mạn tính khi độ thanh thải creatinin xuống dưới 40ml/phút. Đây là những bệnh ống thận - mô kẽ mạn tính. Trong suy thận mạn tính, một số trường hợp bệnh nặng phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì sự sống. Đây cũng chính là suy thận giai đoạn cuối.

Bệnh soi than : Khi bị bệnh sỏi thận và sỏi đường tiết niệu, bệnh nhân sẽ thấy đái khó, đái buốt, đái rắt, màu sắc nước tiểu thay đổi (đục, đỏ...), lượng nước tiểu ít, đau vùng thắt lưng, có thể kèm theo sốt hoặc không sốt... Nguyên nhân gây ra sỏi thận - niệu là do có sự rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, đặc biệt là lượng canxi trong nước tiểu tăng do chế độ ăn uống thừa canxi, rối loạn chuyển hóa tuyến nội tiết và tuyến cận giáp trạng. Một nguyên nhân phổ biến nữa gây sỏi thận là do viêm nhiễm đường tiết niệu.

Viêm thận: Là tình trạng viêm thường gặp do nhiễm khuẩn hoặc do ngộ độc thuốc, hóa chất. Vi khuẩn gây bệnh thường là Enterobacter, E.Coli, Proteur... Viêm thận chia thành hai dạng, đó là viêm cầu thận cấp và viêm cầu thận mạn tính. Viêm cầu thận cấp là bệnh hay gặp trong các bệnh thận ở trẻ em từ 2 - 15 tuổi. Nguyên nhân do nhiễm liên cầu khuẩn hoặc do các ổ nhiễm khuẩn bội nhiễm. Điều kiện vệ sinh kém cũng là hoàn cảnh thuận lợi gây bệnh. Viêm cầu thận mạn tính là biến chứng của viêm cầu thận cấp, thường gặp ở người lớn.

Viêm ống thận cấp: Thường là do ngộ độc chì, thuỷ ngân, sunfamit khiến người bệnh không đái được, urê máu cao, nước tiểu có protein, nhiều hồng cầu, bạch cầu trụ hình hạt. Một số chất khác gây viêm ống thận nhiễm độc như asen, tetraclorua, axit oxatic, phosphocacbon, axit clohydric, axit nitric, cantarit, pyramydon naptol, clorofoc, vitamin D2.

Bệnh thận nhiễm mỡ: Khi thận bị nhiễm mỡ, người bệnh sẽ thấy tự nhiên bị phù rất đột ngột hoặc bị phù sau nhiễm khuẩn thông thường như viêm họng. Để điều trị cần kết hợp chế độ ăn hạn chế muối, ít nước, nhiều vitamin và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Sử dụng các thuốc nhóm corticoid đúng cách theo liều lượng cân nhắc để tránh biến chứng hoặc tác dụng phụ của thuốc.

Hội chứng thận hư khi các tác nhân gây bệnh lắng đọng ở cầu thận. Nhiều khi hội chứng thận hư có nguyên nhân từ việc dùng thuốc không đúng liều lượng. Khi ngừng thuốc, cầu thận có thể trở lại bình thường.

Nhìn chung bệnh về thận rất nguy hiểm và là những ca bệnh nặng cần phải được điều trị tích cực tại các cơ sở y tế. Trong cộng đồng, cần phổ biến kiến thức y học phổ thông để mọi người có ý thức bảo vệ sức khỏe, kiểm tra các dấu hiệu xét nghiệm sinh hóa, huyết học để sớm phát hiện bệnh về thận và có hướng điều trị tích cực.

Phòng bệnh thận như thế nào?

Những người mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp hay trong gia đình có người mắc bệnh thận nên thường xuyên đi khám chuyên khoa tiết niệu. Qua các xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu và theo dõi huyết áp sẽ giúp họ kiểm soát hoạt động của thận chính xác và kịp thời. Để phòng bệnh thận, tốt nhất là uống nhiều nước, ít nhất là 2 lít mỗi ngày. Những người làm việc trong môi trường nóng nực, tập thể thao, lao động nặng nên uống nhiều hơn. Cần thận trọng khi sử dụng các loại nước khoáng thiên nhiên vì trong nước này có các muối như canxi cacbonat khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành dạng canxi oxalat gây sỏi thận. Một số thuốc như vitamin C nếu dùng liều cao kéo dài cũng có thể gây ra sỏi thận.

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

MẮC BỆNH THẬN HƯ NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ?

Khi bị bệnh thận hư, bên cạnh việc áp dụng phương pháp điều trị chính thì chế độ ăn uống đóng vai trò hết sức quan trọng. Việc tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho tình trạng bệnh sẽ giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để có thể chống chọi lại căn bệnh và phòng tránh bệnh phát triển thêm. Người lại nếu ăn uống không hợp lý sẽ càng khiến cho bệnh nặng thêm ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh và gây khó khăn trong việc điều trị.

Thực phẩm ưu tiên đối với bệnh thận hư 


Bổ sung thực phẩm giàu chất đạm

MẮC BỆNH THẬN HƯ NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ?


Một nguyên tắc trong ăn uống có lợi cho tình trạng bệnh mà bệnh nhân bị chứng thận hư cần chú ý bổ sung đó chính là nên ăn các loại thực phẩm giàu chất đạm. Khi bị bệnh thận hư, người bệnh thường bị mất đi nhiều protein qua nước tiểu, làm giảm protein máu, giảm áp lực keo gây phù, teo cơ, suy dinh dưỡng. Điều này không chỉ tác động tới thận mà còn làm ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể của người bệnh. Do đó, các bạn cần thiết nên bổ sung các loại thực phẩm giàu protein trong thực đợn ăn uống hàng ngày của mình. Theo lời khuyên, người bệnh nên ăn thụ lượng đạm khoảng 1 g cho mỗi kg trọng lượng/ngày là đủ. Trong đó 2/3 là đạm động vật có giá trị sinh học cao từ thịt cá, tôm, cua, trứng, sữa. 1/3 là đạm thực vật từ gạo, mì, đậu, đỗ... Các bạn cũng cần lưu ý không nên ăn quá nhiều sẽ có thể sẽ làm xơ hoá cầu thận dẫn đến suy thận.

Các loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm (thịt, trứng, sữa, các loại tinh bột là ngũ cốc, khoai, mì,...)

Ăn nhiều loại rau quả tươi

MẮC BỆNH THẬN HƯ NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ?


Các loại rau quả tươi đều rất tốt đối với tất cả các trường hợp bệnh nhờ có chứa lượng vitamin và khoáng chất dồi dào. Đối với người bệnh thận hư nên ăn các loại thực phẩm, rau quả chứa nhiều vitamin A, C, beta caroten, selenium (như các loại rau xanh, quả chín có màu đỏ và vàng: đu đủ, cà rốt, xoài, giá đỗ, cam...). Các chất này có tác dụng chống ôxy hoá, chống tăng các gốc tự do - là những chất xơ hoá cầu thận, chống dẫn đến suy thận. Trong trường hợp tiểu ít và có kali máu tăng thì phải hạn chế rau quả.

Uống nhiều nước

Uống nước đầy đủ mỗi ngày có tác dụng thanh lọc cơ thể và lọc thận rất tốt. Người bệnh cần chú ý bổ sung lượng nước trong chế độ ăn và uống hằng ngày bằng lượng nước tiểu bài tiết ra + 500ml.

Những thực phẩm nên hạn chế tiêu thụ


Chất béo

MẮC BỆNH THẬN HƯ NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ?


Thực phẩm chứa nhiều chất béo sẽ làm rối loạn chuyển hoá lipid máu, tăng cholesterol không tốt cho hoạt động của thận. Chính vì thế, người bệnh nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo như mỡ động vật, bơ, nội tạng,... Chỉ nên dùng dầu thực vật để chế biến món ăn như dầu đậu tương, dầu hạt cải, dầu lạc,... Khi chế biến thức ăn nên hấp, luộc thay vì xào, rán, quay.

Giảm ăn muối và mì chính

Tất cả những người bệnh gặp phải bất cứ vấn đề gì về thận cũng đều được khuyến cáo không nên ăn mặn vì sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới chức năng hoạt động của thận. Vì vậy, bạn nên tập cho mình thói quen ăn nhạt, giảm lượng muối và mì chính. Chỉ nên dùng từ 1-2g muối/ngày là đủ.

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

CHẾ ĐỘ ĂN PHÒNG NGỪA BỆNH SỎI THẬN TÁI PHÁT

Sỏi thận là một trong số rất nhiều các căn bệnh xảy ra phổ biến hiện nay. Bệnh có thể chữa trị khỏi bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, dù đã chữa khỏi bệnh nhưng vẫn có nhiều nguy cơ bị tái phát do chế độ sinh hoạt hàng ngày. Trong đó, thói quen ăn uống đóng một vài trò quan trọng và là yếu tố góp phần quyết định sự tái phát hay không của bệnh. Để phòng bệnh sỏi thận tái phát, các bạn có thể áp dụng theo chế độ ăn uống dưới đây.

1. Ăn uống điều độ thực phẩm chứa canxi 

CHẾ ĐỘ ĂN PHÒNG NGỪA BỆNH SỎI THẬN TÁI PHÁT



Có nhiều người nghĩ rằng bệnh sỏi thận hình thành là do lượng dư thừa caxi trong cơ thể lắng đọng lại mà thành. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không có căn cứ. Bệnh sỏi thận cũng như quá trình hình thành sỏi thận xảy ra do nhiều nguyên nhân chứ không phải do bị dư canxi. Do vậy, nhiều người cố tình ăn uống kiêng các loại thực phẩm chứa caxi là không cần thiết, thậm chí gây thiếu chất này. Trên thực tế, có rất nhiều người mặc dù uống sữa, ăn nhiều tôm cua vẫn không bị sỏi thận.

Bạn nên ăn uống điều độ các thực phẩm chứa nhiều caxi như sữa, pho mai. Mỗi ngày có thể dùng khoảng 3 ly sữa tươi hoặc một lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như: bơ, phô mai (khoảng 800 - 1.300mg canxi). Bạn chỉ nên kiêng cung cấp caxi cho cơ thể khi được chẩn đoán bệnh sỏi thận tái phát nhiều lần do chứng đa canxi niệu do tăng hấp thu canxi từ ruột thì cần kiêng canxi nhưng không phải kiêng hoàn toàn, mà ăn khoảng 400mg/ngày, tương đương 1,5 ly sữa tươi.

2. Uống nhiều nước 

CHẾ ĐỘ ĂN PHÒNG NGỪA BỆNH SỎI THẬN TÁI PHÁT


Nước rất quan trọng đối với cơ thể và có tác dụng phòng ngừa bệnh sỏi thận hiệu quả. Thói quen lười uống nước, uống ít nước là một trong số các nguyên nhân gây bệnh sỏi thận. Lượng nước khi được cung cấp đầy đủ sẽ giúp cho hoạt động đào thải các chất cặn bã ra bên ngoài dễ dàng hơn, nhờ đó có thể phòng ngừa sỏi thận. Nước cũng giúp thanh lọc, giải độc rất tốt cho cơ thể. Do vậy, mỗi người, nhất là các bệnh nhân đã và đang bị bệnh sỏi thận cần uống đủ nước mỗi ngày là 2 lít nước.

3. Ăn ít thịt động vật


Để phòng ngừa bệnh sỏi thận tái phát, các bạn cũng nên hạn chế ăn thịt động vật. Bên cạnh đó cần ăn các loại thực phẩm chứa ít muối. Bạn không nên ăn mặn vì sẽ làm cho thận bị quá tải gây hại thận. Lượng chất cặn bã đọng lại do ăn mặn và quá nhiều thịt sẽ có thể gây sỏi thận.

4. Giảm các thực phẩm chứa nhiều oxalat

CHẾ ĐỘ ĂN PHÒNG NGỪA BỆNH SỎI THẬN TÁI PHÁT


Các loại thực phẩm như trà đặc, cà phê (hay các chất kích thích khác), sôcôla, bột cám, ngũ cốc, rau muống nên được hạn chế tiêu thụ vì chúng có thể làm tái phát bệnh sỏi thận cũng như khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

5. Nên uống nhiều nước cam, chanh, bưởi tươi


Người bệnh sỏi thận được khuyên nên uống nhiều nước cam, chanh vì chúng có thể ngăn chặn bệnh phát triển và làm tan sỏi thận. Tương tự một người bình thường cũng cần uống nhiều các loại nước hoa quả này để phòng ngừa bệnh sỏi thận vì chúng có chứa nhiều citrat giúp chống tạo sỏi.

6. Nên ăn nhiều rau tươi 

CHẾ ĐỘ ĂN PHÒNG NGỪA BỆNH SỎI THẬN TÁI PHÁT

Các loại rau tươi có chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tiêu hóa nhanh và giảm các chất gây sỏi thận.

7. Tránh các loại thực phẩm chứa purin


Để bệnh sỏi thận không có cơ hội tái phát, các bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa purin như cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng heo, lòng bò vì chúng rất dễ hình thành sỏi nếu dùng quá nhiều.

Bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, những người có tiển sử bị bệnh sỏi thận cũng cần thường xuyên đi khám định kỳ. Điều này càng quan trọng hơn đối với những người bị bệnh sỏi thận tái phát nhiều lần nhằm có biện pháp khắc phục nhanh chóng, kịp thời nếu mắc phải.

Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

CÁCH THANH LỌC THẬN BẰNG 3 LOẠI RỄ CÂY QUEN THUỘC

Thận là một bộ phận quan trọng của cơ thể đóng vai trò là một bộ lọc máu tự nhiên loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Chính vì thế, nếu vì một lý do nào đó khiến cho thận bị nhiễm độc làm suy giảm chức năng hoạt động của thận sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống cơ thể. Để khắc phục tình trạng thận bị nhiễm độc, 3 loại rễ cây quen thuộc dưới đây được coi là "thần dược" giúp thanh lọc thận hiệu quả.

CÁCH THANH LỌC THẬN BẰNG 3 LOẠI RỄ CÂY QUEN THUỘC

Khi thận bị nhiễm độc sẽ làm cho chức năng bị suy giảm, hạn chế khả năng lọc máu, loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể và được biểu hiện bằng một số triệu chứng thường gặp như sưng phù (chân, quanh mắt), mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, tiểu nhiều lần… Để khắc phục tình trạng này, bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn uống hợp lý tốt cho thận, người bệnh có thể áp dụng các loại rễ cây quen thuộc làm bài thuốc thanh lọc thận hiệu quả.

Rễ cây Cẩm Tú Cầu

CÁCH THANH LỌC THẬN BẰNG 3 LOẠI RỄ CÂY QUEN THUỘC


Đây là loại thảo dược đặc biệt tốt cho bệnh thận đã được nghiên cứu, áp dụng phổ biến tại nước Mỹ. Theo đó, các bài thuốc từ rễ cây cẩm tú cầu được sử dụng có tác dụng kích thích khả năng hoạt động của thận và làm sạch hệ bàng quang. Theo nghiên cứu, rễ cây tú cầu có tác dụng như một dung môi đi vào thận có tác dụng làm sạch, thanh lọc thận. Tác động của nó đối với cơ thể giúp điều tiết canxi, ngăn canxi quá mức gây bệnh sỏi thận.

Rễ cây Cần Tây

CÁCH THANH LỌC THẬN BẰNG 3 LOẠI RỄ CÂY QUEN THUỘC


Dân gian đã sử dụng bài thuốc từ cây cần tây như một cách giúp lợi tiểu tự nhiên. Bài thuốc được sử dụng bằng cả rễ và hạt cây cần tây. Sở dĩ, rễ cây cần tây có tác dụng tốt để thanh lọc thận vì nó có chứa các dưỡng chất như kali và natri có khả năng kích thích thận hoạt động, tăng lượng nước tiểu, từ đó loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.

Rễ cây Bồ Công Anh

CÁCH THANH LỌC THẬN BẰNG 3 LOẠI RỄ CÂY QUEN THUỘC


Đây là một loại thảo dược từ lâu đã được sử dụng trong các bài thuốc trị các chứng bệnh liên quan tới sỏi thận có tác dụng giúp loại bỏ lượng độc tố ra ngoài cơ thể, rất tốt cho gan, thận. Bên cạnh đó, chúng cũng hỗ trợ việc làm sạch các chất bẩn tích tụ trong máu và hỗ trợ cho gan, thận hoạt động hiệu quả hơn.

Cachs sử dụng các loại thảo dược trên rất đơn giản. Các bạn có thể chỉ cần dùng chúng để pha nước uống hàng ngày sẽ có tác dụng thanh lọc thận, tốt cho cả gan và thanh lọc máu. Ngoài ra, việc bổ sung thêm đầy đủ lượng nước rất quan trọng giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể và thanh lọc máu. Uống nước cũng là hoạt động đảm bảo cho cơ thể hoạt động và phát triển bình thường.

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

PHÒNG BIẾN CHỨNG VIÊM CẦU THẬN

Bệnh viêm cầu thận cấp nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra viêm cầu thận mãn, suy thận kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy bên cạnh việc điều trị thì việc phòng ngừa các biến chứng của căn bệnh này cũng hết sức cần thiết. Người bệnh cần có những cách ăn uống và phương pháp dự phòng thích hợp.
>> Chữa viêm thận

Phòng biến chứng viêm cầu thận

PHÒNG BIẾN CHỨNG VIÊM CẦU THẬN

Các biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh:

- Giữ gìn vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt.

- Tránh tiếp xúc với người bệnh mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh viêm cầu thận.

- Khi có biểu hiện của nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng da hay các biểu hiện của viêm cầu thận nên tới các cơ sở y tế khám, đặc biệt cần nghỉ ngơi, cách ly theo hướng dẫn của cán bộ y tế.

- Người bệnh viêm cầu thận cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống của mình: Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân viêm cầu thận là ăn nhẹ, ăn nhạt nhằm chống phù, ổn định huyết áp và giảm gánh nặng thận.

+  Sử dụng thực phẩm chứa ít muối (sodium) (2 hoặc 3 g/ngày) để cải thiện và kiểm soát huyết áp cũng như chứng phù.

+ Với những người đang bị viêm cầu thận cấp nên hạn chế lượng protein (dưới 0,6 g / kg thể trọng/ ngày), khi bệnh ổn định có thể ăn tới 1g/kg thể trọng/ngày.

+ Những người bị viêm cầu thận mạn vẫn nên đảm bảo chế độ ăn đầy đủ chất đạm.

+ Người bệnh cũng nên chú ý sử dụng các nguồn cung cấp gluxit từ từ các loại đường, mật ong, khoai sọ, khoai lang, miến dong, bột sắn dây

+ Hạn chế nước để giúp kiểm soát huyết áp và làm giảm bớt gánh nặng cho thận trong khi chức năng của thận bị suy yếu.

+ Giảm ăn rau quả, giảm kali, phốt pho giúp hạn chế biến chứng tim mạch.Khi đi tiểu bình thường thì mới ăn rau quả.





Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

BỆNH NHÂN BỊ SUY THẬN CẦN HẠN CHẾ CHẤT ĐẠM

Bệnh nhân vì suy thận có nguy cơ tử vong rất cao vì việc chạy thận rất tốn kém và không phải ai cũng được chạy thận. Theo một công bố mới đây thì chỉ có khoảng 20% số bệnh nhân bị suy thận đươc chạy thận. Con số này quả thật rất ít ỏi so với số lượng bệnh nhân đang chờ được cứu sống. Cách tốt nhất mà các bệnh nhân có thể làm là chờ đợi và có những phương pháp khống chế bệnh cho riêng mình. Các nhà nghiên cứu đã cảnh báo những người bệnh suy thận không nên ăn nhiều chất đạm vì nó làm bệnh phát triển nặng thêm và làm tăng lượng ure trong nước tiểu. 

BỆNH NHÂN BỊ SUY THẬN CẦN HẠN CHẾ CHẤT ĐẠM

Trong quá trình chuyển hóa đạm trong cơ thể sẽ tạo ra nhiều chất độc hại, các chất này được lọc qua thận sẽ gây quá tải và làm hại thận thêm, nhất là đối với những người đang bị bệnh suy thận thì việc ăn nhiều chất đạm cực kì có hại.

Các thực nghiệm trên cả người và động vật đều cho thấy, chế độ ăn hạn chế protein giúp kiểm soát tình trạng tăng urê máu và làm chậm tiến triển của suy thận mạn. Còn chế độ ăn giàu protein sẽ làm tăng urê máu và làm cho bệnh tiến triển nhanh hơn.

Đối với bệnh nhân bị suy thận phải ăn chế độ ăn giàu năng lượng, tăng khoảng 30% so với bình thường (khoảng 2.000 kcalo/ ngày), chia nhỏ bữa ăn ra thành 4 - 6 bữa/ngày. 

Nếu ăn không đủ năng lượng sẽ làm thay đổi sự trao đổi chất trong cơ thể. Cơ thể sẽ đốt cháy mỡ và đạm của các tổ chức mô làm cho cơ thể gầy yếu, đồng nghĩa với việc tăng hàm lượng chất độc và lúc này chế độ ăn hạn chế đạm sẽ là vô nghĩa.

Lượng protein được phép ăn hằng ngày tùy thuộc mức độ nặng của bệnh. Nếu bị suy thận mạn giai đoạn 1, bạn được ăn 0,8 g đạm)/kg thể trọng. Chỉ số này ở giai đoạn 2 là 0,6; giai đoạn 3a là 0,5; giai đoạn 3b là 0,4 và giai đoạn 4 là 0,2. Nếu bạn đang lọc máu chu kỳ bằng thận nhân tạo, lượng đạm trong chế độ ăn có thể tăng lên như người bình thường: 1-1,2 g/kg mỗi ngày.

Hình ảnh Suy thận: Cần nắm rõ chế độ dinh dưỡng. số 1
ăn hạn chế chất đạm sẽ tốt cho người bệnh suy thận

Nên căn cứ vào lượng đạm có trong 100 g thực phẩm để tính ra lượng thực phẩm ăn hằng ngày. Ví dụ, người bị suy thận giai đoạn 2 có cân nặng 50 kg nếu chỉ lấy đạm từ thịt bò thì được phép ăn mỗi ngày 0,6 x 50): 20 = 150 g thịt. Tuy nhiên, gạo, ngô, bột mỳ, đậu phụ, rau, quả... trong bữa ăn đã chứa một lượng đạm nên số thịt trên phải giảm đi khoảng 1/3, nghĩa là không quá 1 lạng mỗi /ngày. Lượng thịt đó có thể thay bằng cá, trứng, đậu phụ, sữa...

Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng nếu một bữa ăn it chất đạm sẽ làm cho người bệnh cảm thấy ăn không ngon miệng, chán ăn. Vì vậy cần thay đổi cách chế biến cũng như các loại thực phẩm sao cho phong phú và phù hợp với khẩu vị của người bệnh.

Bên chạnh chất đạm thì người bệnh cũng không nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều kali.
Hàm lượng kali có thể tăng cao ở bệnh nhân suy thận hoặc đối với những ai đang phải lọc thận. Hàm lượng rất cao chất này có thể gây nguy hiểm và khiến tim ngừng đập. Kali có nhiều trong những thực phẩm như: đậu nành, chuối, nho, trái cây khô, chocolate, cá hồi,...

Qua những thông tin trên chúng ta có thể nhận thấy người bệnh suy thận thường phải ăn uống kiêng khem khá vất vả. Tuy nhiên người bệnh cũng cần phải được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để có đủ sức khỏe chống chọi lại với bệnh tật. Người nhà của bệnh nhân nên tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ để lựa chọn cho bệnh nhân những loại thực phẩm thích hợp.


Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI SUY THẬN

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị và phục hồi bệnh. Đối với căn bệnh suy thận thì điều này càng quan trọng hơn vì thận của chúng ta lúc này đang bị suy yếu trầm trọng, việc lựa chọn đúng loại thực phẩm sẽ giúp thận giảm bớt gánh nặng lúc này. Ngược lại nếu chúng ta không có hiểu biết về căn bệnh này mà ăn uống những loại thức ăn không thích hợp sẽ khiến bệnh trở nên nặng hơn. Xin gợi ý cho các bạn một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bị suy thận.

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI SUY THẬN

Thức ăn cần hạn chế

- Muối: ăn nhạt nếu có phù, mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 2 thìa nhỏ nước mắm.

- Thức ăn giàu đạm: ưu tiên đạm chất lượng cao: nên ăn thịt gà, nạc, cá, lòng trắng trứng. Hạn chế ăn đạm thực vật như đậu đỗ, lạc, vừng, tránh ăn nội tạng động vật.

-Hạn chế ăn đồ nướng, rán.

- Thức ăn giàu Kali: như cam, chuối, nho, đào, chanh, bưởi, dâu, các loại quả chua, nên ăn các loại quả ngọt. Không nên ăn: lạc, hạt điều, dẻ, socola.
- Nếu vô niệu không được ăn rau, hạn chế ăn các loại rau có tính chua như mồng tơi, rau đay, rau ngót...

-Hạn chế Phospho: phomat, cua, lòng đỏ trứng, thịt thú rừng, rau quả khô: đậu đỗ.

Thực phẩm được khuyến khích
Chế độ dinh dưỡng cho người suy thận

1. Uống nhiều nước : từ 2,5- 3 lít nước 1 ngày bao gồm cả nước uống và nước canh, nước trái cây.

- Ăn uống điều độ thực phẩm chứa calci (như: sữa, phomai…): Mỗi ngày có thể dùng khoảng 3 ly sữa tươi hoặc một lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như: bơ, phômai (khoảng 800-1.300mg calci).
                              
Trường hợp bị sỏi thận tái phát nhiều lần, sau khi xét nghiệm kiểm tra có bằng chứng đa calci niệu do tăng hấp thu calci từ ruột thì cần kiêng calci, nhưng không phải kiêng hoàn toàn, mà ăn khoảng 400mg/ngày, tương đương 1,5 ly sữa tươi.

-Uống nhiều nước cam, chanh, bưởi tươi: những loại thức uống này chứa nhiều citrat giúp chống tạo sỏi.

- Ăn nhiều rau tươi: giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất gây sỏi thận.



CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI CHẠY THẬN

Suy thận mạn là giai đoạn cuối của bệnh thận gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Khi thận không còn đủ chức năng hoạt động, người bệnh sẽ được chỉ định chạy thận nhân tạo. Đây là quá trình lọc máu bên ngoài thận là biện pháp duy nhất để kéo dài sự sống cho người bệnh. Để hỗ trợ và đảm bảo tốt nhất cho việc chạy thận có hiệu quả, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp. Dưới đây là các loại thực phẩm nên và không nên ăn đối với người lọc máu ngoài thận.

Nên ăn các loại thức ăn giàu đạm

CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI CHẠY THẬN

Các loại thức ăn chứa nhiều chất đạm nên là sự lựa chọn quan trọng hàng đầu đối với sức khỏe và quá trình điều trị cho bệnh nhân chạy thận. Vì khi bệnh tới giai đoạn này, việc lọc máu thường xuyên khiến bệnh nhân bị mất đi một lượng đạm lớn trong cơ thể. Đó là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng phù, teo cơ và suy giảm hệ miễn dịch như thường thấy ở bệnh nhân. Bên cạnh đó, trong quá trình lọc máu cũng khiến cho lựng photph trong máu cao và lượng canxi máu hạ thấp.

Do đó, trong thời gian này, người bệnh cần ăn nhiều loại thực phẩm như thịt thăn, cá, thịt gia cầm, trứng… để bổ sung chất đạm; nên ăn nhiều rau, quả cây như táo, lê, mận, sơ ri, đào, bầu bí, su su, bắp cải, súp lơ…; uống sữa để tưng caxi.

Một điều quan trọng nữa là người bệnh cần thực hiện chế độ ăn nhạt khi bị phù, tăng huyết áp và suy tim. Ăn nhạt để giúp kiểm soát huyết áp, giảm tăng cân giữa 2 kỳ lọc máu. 

Không ăn nhiều muối và các loại thực phẩm chứa kali

CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI CHẠY THẬN

Các loại thức ăn này sẽ có ảnh hưởng lớn tới chức năng của thận và quá trình lọc máu. Nếu lượng muối và kali tăng cao trong máu sẽ khiến cho thận vón đã không còn chức năng hoạt động càng trở nên tồi tệ hơn cũng như việc lọc máu gặp nhiều khó khăn, rút ngắn thời gian chịu đựng của bệnh nhân. 

Do đó, người bệnh cần tránh các loai thức ăn chứa nhiều kali như mít, chanh, lựu, các loại đậu khô, hạt dẻ, lạc, cà phê. 

Cần tránh ăn mặn, không nên thêm các loại gia vị như mắm, muối, mỳ chính,... vào món ăn để tránh huyết  áp tăng cao. Người bệnh vậy chỉ được phép đưa vào cơ thể người bệnh 4 -6g muối/ngày nếu chỉ số huyết áp bình thường. Khi chỉ số huyết áp quá cao, người bệnh chỉ được sử dụng 1- 2g muối/ngày. Ngoài ra, bệnh nhân nên tránh ăn các loại hải sản như cua, cá, mực, tôm… là các loại thức ăn có chứa nhiều muối. Tránh ăn các loại đồ ăn chế biến sẵn.

Với những người bình thường, việc ăn uống không cần quá kiêng khem. Tuy nhiên, với bệnh nhân suy thận cần hết sức chú ý tới chế độ ăn để bảo vệ sức khỏe, vì khi đó, chức năng của thận đã không còn đảm nhận được vai trò của nó và sức khỏe của người bệnh sẽ xấu đi nếu không chú ý tới việc ăn uống.

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

PHÒNG BỆNH VIÊM CẦU THẬN NHƯ THẾ NÀO

Viêm cầu thận mãn là một căn bệnh tương đối phổ biến trong cộng đồng. mục đích chủ yếu của việc điều trị bệnh là bảo tồn và phòng ngừa các yếu tố nguy cơ khiến bệnh phát triển nhanh nhằm kéo dài sự sống cho người bệnh.

PHÒNG BỆNH VIÊM CẦU THẬN NHƯ THẾ NÀO

Việc phòng ngừa bệnh viêm cầu thận luôn gắn liền với quá trình điều trị bệnh:

- Trước tiên để tránh mắc bệnh viêm cầu thận cấp chúng ta cần chữa dứt điểm bệnh viêm họng cũng như các nhiễm trùng trên da.

- Đối với viêm cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn liên cầu
  • Phát hiện sớm các ổ nhiễm khuẩn do liên cầu: viêm họng, viêm Amygdalès, viêm da...
  • Điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn do liên cầu: kháng sinh, cắt amydalès.
  • Nâng cao vệ sinh cá nhân: bỏ thuốc lá, giữ ấm cổ trong mùa lạnh đối với viêm họng, vệ sinh cá nhân đối với ghẻ bội nhiễm.
- Đối với viêm cầu thận cấp không do nhiễm khuẩn
  • Phát hiện sớm các biểu hiện thận trong các bệnh toàn thể: lupus ban đỏ hệ thống, ban xuất huyết dạng thấp.
- Điều trị tốt các bệnh toàn thể dự phòng tổn thương viêm cầu thận. Cần  phòng ngừa và điều trị các yếu tố khiến bệnh viêm cầu thận nặng thêm như :
  • Điều trị cao huyết áp nếu có.
  • Điều trị các ổ nhiễm khuẩn nếu có.
  • Hạn chế không nên có thai ở những bệnh nhân viêm cầu thận mạn.
  • Hạn chế đạm khi bệnh nhân có biểu hiện suy thận.
  • Không dùng thuốc độc với thận.

MỘT SỐ THỰC PHẨM NGƯỜI BỊ SỎI THẬN NÊN HẠN CHẾ

Dưới đây là một số thực phẩm người bị sỏi thận nên hạn chế: 

Rau: Những loại rau có hàm lượng oxalat cao bao gồm: cần tây, tỏi tây, đậu bắp, củ cải, đậu, rau cải, khoai lang, đậu xanh, bí, cải xoăn, rau bina, cải xoong, ớt, cà tím, đậu tương. Các loại rau làm tăng axit uric bao gồm đậu, súp lơ, rau bina, măng tây và nấm.
MỘT SỐ THỰC PHẨM NGƯỜI BỊ SỎI THẬN NÊN HẠN CHẾ
Rau bina
Trái cây: Quả việt quất, quýt, dâu tây, quả mâm xôi, nho đỏ, vỏ cam quýt... có hàm lượng oxalat cao cũng tăng nguy cơ gây sỏi thận.
Thực phẩm nhiều protein: Các thực phẩm làm tăng axit uric bao gồm: Cá trích, cá mòi, cá cơm, nội tạng động vật bao gồm cả gan và lá lách. Cần hạn chế sò điệp vì chúng giàu canxi. Những người đang điều trịbệnh sỏi thận cần hạn chế số lượng thịt tiêu thụ mỗi bữa ăn. 

Ngoài ra, người bị bệnh sỏi thận cần ăn kiêng một số sản phẩm từ sữa vì chúng có nhiều canxi như phomat và sữa chua. Đồ uống giàu oxalat bao gồm cà phê, bia, ca cao và nước chè. Socola, đậu phụ, mùi tây, hẹ, mầm lúa mì cũng cần ăn kiêng.

Người bị sỏi thận cũng nên kiêng nội tạng động vật, các loại thực phẩm làm tăng axit uric bao gồm nấm men, nước thịt, nước dùng xương và đồ uống có cồn. Người bệnh cũng cần kiêng các thực phẩm chứa nhiều muối như thực phẩm chế biến sẵn hoặc thức ăn có chứa nhiều chất béo.
Theo: Chữa bệnh sỏi thận

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH SỎI THẬN HIỆU QUẢ

Các cách phòng ngừa bệnh sỏi thận hiệu quả


Bệnh sỏi thận là một căn bệnh phổ biến, bệnh có thể mắc phải ở mọi lứa tuổi, và thường mắc ở người trưởng thành. Biểu hiện thường gặp của sỏi thận là tiểu ra máu, dễ bị nhiễm trùng đường tiểu và đau mạn sườn. Bệnh có thể gây đau đớn cho bệnh nhân nếu không kịp thời chữa trị nhiều khi còn gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nhân. Chính vì thế nên trong tâm lý của mỗi người không nên chủ quan với bệnh. Để có một quả thận khỏe mạnh thì tốt nhất mỗi người nên chọn cho mình phương pháp phòng bệnh hiệu quả. Cùng tìm hiểu phương pháp phòng bệnh sau đây để có thể phòng tránh bệnh một cách hiệu quả nhất.

CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH SỎI THẬN HIỆU QUẢ

Để có quả thận khỏe mạnh biện pháp tốt nhất là phòng tránh bệnh 


Chế độ ăn uống phòng bệnh thận


Sỏi thận tạo ra khi nồng độ của một trong những chất hoà tan trong nước tiểu cao hơn bình thường và đạt đến mức mà chất này có thể kết tinh lại được. Có nhiều cách để phòng ngừa sỏi thận, trong đó điều tiết lại thực đơn ăn uống hàng ngày được xem là biện pháp hiệu quả nhất. Khi đứng trước hai lựa chọn, bớt ăn những món ưa thích để bảo vệ thận không bị sỏi và ăn cho đã miệng để rồi phải nhập viện mổ sạn thận thì thiết nghĩ lựa chọn thứ nhất bao giờ cũng là khôn ngoan hơn cả.

Hạn chế thực phẩm có nhiều chất oxalat: như bia đen, trà đen, sôcôla, đậu nành, đậu phộng, củ cải, cà rốt, táo, mận, dừa, dứa, đào, hành tây...

Ăn lạt, ăn ít thịt động vật: không nên ăn mặn, ăn nhiều thịt. Thực phẩm chứa nhiều muối và nhiều chất đạm sẽ làm giảm độ pH nước tiểu, kích thích bài tiết chất calcium và cystine, gây ra sỏi. Ngoài ra chúng còn làm giảm bài tiết chất citrat, là chất giúp ngăn chặn sự tạo thành sỏi.

Uống nhiều nước cam, chanh tươi: hai loại thức uống này có chứa nhiều citrat, là chất giúp chống lại sự tạo thành sỏi trong cơ thể.

Ăn nhiều rau tươi: chất xơ của rau sẽ giúp tiêu hoá nhanh, tránh ứ đọng trong ruột, giảm thiểu sự tái hấp thụ chất oxalat từ ruột để tạo nên sỏi niệu. Ngoài ra, chất kiềm cung cấp bởi rau tươi sẽ gia tăng sự bài tiết chất citrat chống lại sỏi thận.

Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purine: vì dễ gây ra sỏi niệu như cá khô, thịt khô, mắm, lòng bò, lòng heo...

Ăn nhiều thực phẩm có chứa chất calcium

sữa tươi chứa nhiều calcium. Mỗi ngày có thể dùng khoảng ba ly sữa tươi hoặc một số lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như bơ, phômai... Không nên kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa calcium vì như thế sẽ gây ra mất cân bằng trong hấp thụ calcium, khiến cơ thể tái hấp thụ nhiều hơn chất oxalat từ ruột và tạo ra sỏi thận. Người ta tin rằng lượng calcium ăn vào khoảng 800 – 1.300mg mỗi ngày sẽ giúp làm giảm bài tiết chất oxalat trong nước tiểu. Tuy nhiên cần nhớ, chỉ có chất calcium chứa trong thực phẩm mới có giá trị, thuốc men có chứa calcium không giúp ích gì trong việc tránh sự tạo thành sỏi thận.

Nên cung cấp đủ lượng nước trong ngày:


Đây là cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả, an toàn và rẻ tiền nhất. Mùa hè khí hậu nóng, người dễ đổ mồ hôi, nước tiểu cô đặc lại, dễ tạo sỏi nên cần uống nhiều nước để nước tiểu loãng ra. Mỗi ngày nên uống khoảng từ 2,5 – 3 lít nước lọc hoặc ăn uống làm sao để có lượng nước tiểu đạt được trên 2,5 lít trong một ngày.

Làm gì khi bị sỏi thận


Trước tiên phải đi khám, thực hiện các xét nghiệm đo nồng độ calcium, phosphor và acid uric trong huyết thanh; nồng độ creatinine, calcium, phosphor, acid uric và oxalat trong nước tiểu 24 giờ. Nếu phát hiện có sỏi, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp. Nếu sỏi nhỏ hơn 4 - 5mm, có thể tự ra theo nước tiểu mà không cần điều trị (chỉ cần uống nhiều nước). Với sỏi thận gây nhiễm trùng hoặc bế tắc, tuỳ vị trí bác sĩ có những phương pháp điều trị khác nhau: mổ hở, tán sỏi ngoài cơ thể, lấy sỏi qua da, tán sỏi qua nội soi…

Bệnh sỏi thận thường hay tái phát. Khi tái phát việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Vì vậy, dù đã bị sỏi hay chưa, cũng cần chú ý đến thực phẩm, cách ăn uống để tránh sự tạo nên sỏi. Với bệnh nhân đã được điều trị sỏi, nên tái khám để làm thêm các xét nghiệm máu và nước tiểu xem có bất thường gì không để điều trị thêm.

Ngoài những cách trên bạn có thể phòng bệnh một cách chắc chắn đó là đi khám định kì