Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiến thức khoa học. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiến thức khoa học. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 7 tháng 1, 2016

Những biến chứng nguy hiểm bạn có thể mắc phải khi bị sỏi thận

Sỏi thận không chỉ khiến người bệnh phải chịu đựng những cơn đau buốt vùng bụng dưới, đau lưng mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng như suy thận, vỡ thận...nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Để xem đó là các biến chứng nào, chúng ta hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Những biến chứng nguy hiểm bạn có thể mắc phải khi bị sỏi thận

1. Sỏi thận dẫn đến bế tắc

Sỏi nằm trong đường tiểu có thể rơi vào trong niệu quản hay niệu đạo gây bế tắc vùng này. Khi đó, để tránh việc bị tắc nghẽn, hệ niệu sẽ tăng cường co bóp để tống khứ hòn sỏi ra và điều này cũng kèm theo những cơn đau, người bệnh bí khó tiểu tiện. Bên cạnh đó, thận hoặc niệu quản sẽ bị ứ nước do hòn sỏi làm tắc nghẽn. Nếu thời gian hòn sỏi này lưu lại và gây tắc quá lâu sẽ khiến thận khó hồi phục.

2. Nhiễm trùng thận

Sỏi thận khiến hòn sỏi nằm lâu trong hệ niệu dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn và vi trùng phát triển, từ đó gây nhiễm trùng. Nếu nhẹ thì người bệnh chỉ thấy đau lưng hay tiểu gắt còn nhiễm trùng nặng sẽ kèm theo các triệu chứng sốt cao, tiểu ra mủ. Nếu nhiểm trùng cộng với tình trạng đường tiểu bị tắc thì có thể khiến thận bị ứ mủ, hóa mủ, việc điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn hơn rất nhiều. Thậm chí, nhiều trường hợp phải cắt bỏ thận tránh tái phát.

3. Sỏi thận gây suy thận cấp và mạn tính

Nếu cả hai quả thận cùng gặp tình trạng bế tắc khiến người bệnh bí tiểu dài ngày, không điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Khi bị sỏi thận, các viên sỏi gây ra tình trạng nhiễm trùng, bế tắc gây ứ nước ở thận lâu ngày khiến thận bị hủy hoại và hoạt động yếu dần. Lúc này, việc phải áp dụng các phương pháp chạy thận, ghép thận mới mong duy trì được tính mạng. 

4. Thận bị vỡ

Thận bị ứ nước sẽ phình to ra, vách thận trở nên mỏng và dễ bị ảnh hưởng hoặc vỡ ra nếu gặp phải những chấn thương dù là nhẹ nhất.

Sỏi thận là căn bệnh không nên xem thường vì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh sỏi thận cần phải có phương pháp chữa trị sớm khi phát hiện mình mắc bệnh này. Ngoài ra, việc áp dụng một chế độ ăn uống khoa học sao cho bệnh không tái phát cũng là vấn đề cần được quan tâm.

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

Thực phẩm người bị suy thận nên tránh xa


Suy thận là bệnh lý nguy hiểm của thận tiết niệu. Bệnh chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn nên bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bị suy thận phải chú ý đến cả chế độ dinh dưỡng thì mới mong đạt hiệu quả. Dưới đây là những thực phẩm người bị suy thận nên tránh xa để không gây ảnh hưởng xấu đến thận. 

1. Đạm từ động vật


Thực phẩm người bị suy thận nên tránh xa


Đạm động vật là thực phẩm đầu tiên người bệnh suy thận cần lưu ý không được ăn. Các thực phẩm đạm động vật như thịt heo, thịt gà, tôm, cua, cá, hải sản… khi đưa vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành các thực phẩm độc hại, sau đó chúng lại được đào thải ra ngoài cùng với nước tiểu qua thận. Khi lượng đạm này quá nhiều, các chất độc hại cũng nhiều hơn, làm tăng gánh nặng cho quả thận. Về lâu dài làm suy giảm chức năng của thận. Thức ăn chứa nhiều đạm động vật cũng làm tăng nguy cơ hình thành sỏi acid uric ở thận. Nếu lượng đạm động vật này cao còn gây ra nguy cơ gây hôn mê ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Do đó, thay đạm động vật bằng các loại hoa quả trái cây chính là giảm gánh nặng cho thận.

2. Muối và thực phẩm chứa lượng muối cao


Thực phẩm người bị suy thận nên tránh xa

Suy thận đồng nghĩa với các chức năng của thận bị suy giảm, do đó, khả năng thải trừ muối của thận cũng bị suy giảm. Lượng muối quá nhiều khiến toàn thân người bệnh phù nề, huyết áp tăng cao, nguy cơ tăng natri máu…gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. Do đó, nên hạn chế muối và các thực phẩm chứa muối như đồ ướp muối, đồ khô, hải sản, nước mắm…

3. Cà phê và các chất kích thích


Thực phẩm người bị suy thận nên tránh xa

Người bị suy thận nếu sử dụng cà phê và các chất kích thích lâu ngày sẽ dẫn đến suy thận mạn tính. Bên cạnh đó, uống nhiều những chất này khiến sự bài tiết canxi trong nước tiểu cao, nguy cơ mắc sỏi thận là khó tránh khỏi.


Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

BỆNH THẬN HƯ CÓ GÂY VÔ SINH KHÔNG?

Xin hỏi:

Tôi năm nay 32 tuổi, là nhân viên văn phòng. Tôi được chẩn đoán mắc hội chứng thận hư đã gần một năm nay và thường xuyên bị đi tiểu nhiều về đêm, chân tay ớn lạnh. Tôi có thấy thông tin nam giới bị bệnh thân hư như tôi gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản và có thể gây vô sinh. Không biết điều đó có đúng không. Tôi vẫn chưa kết hôn và rất lo lắng. Mong được giải đáp. Xin cảm ơn! (Trần Khánh).

BỆNH THẬN HƯ CÓ GÂY VÔ SINH KHÔNG?


Chào bạn,

Hội chứng thận hư là một bệnh về thận khá phổ biến xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh rất dễ xảy ra ở đối tượng là những người làm việc văn phòng như bạn gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt và sức khỏe. Hiện tại cả đông y và tây y đều rất chú trọng trong việc tìm hiểu bệnh và phương pháp chữa bệnh thận hư hiệu quả.

Theo tây y, hội chứng thận hư là một tập hợp các triệu chứng của bệnh cầu thận mạn tính được đặc trưng bằng tình trạng tiểu protein, giảm protein máu, phù, tăng lipit máu, giảm albumin máu và những rối loạn chuyển hóa khác. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên và không gây vô sinh.

Còn theo đông y, bệnh thận hư cũng như các bệnh khác về thận được xếp vào trong số các bệnh nan y. Bệnh thận gọi là thủy thũng có nhiều biểu hiện phức tạp và khó chẩn đoán. Khi bị các bệnh về thận có thể biểu hiện qua rất nhiều triệu chứng ở các cơ quan sinh dục, hô hấp (nạp khí), tiêu hóa (mệnh môn hỏa gây tiết tả), rối loạn nội tiết, biến loạn xương khớp. Trong thực tế, các thầy thuốc thường chia làm ba loại chính:

- Loại bệnh về chức năng bế tàng: vô sinh, di tinh, liệt dương, hoạt tinh, tảo tiết, ù tai, đau lưng, rụng tóc...

- Loại bệnh về thủy: phù thũng, lâm chứng, di niệu...

- Những bệnh khác của các tạng phủ liên quan trực tiếp đến thận như: hen suyễn, ngũ canh tả...

Như vậy với trường hợp của bạn đã được chẩn đoán mắc hội chứng thận hư (không biết bạn được chẩn đoán bởi đông hay tây y) trước hết cần xác định lại cụ thể tình trạng bệnh và mức độ ảnh hưởng. Cùng với đó nên tuân thủ áp dụng theo các phương pháp chữa bệnh theo lời khuyên có bác sĩ để có hiệu quả tốt nhất.

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

NGUY CƠ MẮC BỆNH SUY THẬN DO GÚT MÃN TÍNH GÂY NÊN

Gút (thống phong) là một căn bệnh rất phổ biến hiện nay mà nhiều người đang mắc phải. Bệnh là một rối loạn chuyển hóa chất trong cơ thể có liên quan tới nhiều co quan, bộ phận, điển hình trong số đó là mối liên hệ mật thiết tới chức năng của thận. Một trong số các biến chứng thường gặp nguy hiểm nhất của bệnh gút chính là suy thận cần hết sức chú ý.

NGUY CƠ MẮC BỆNH SUY THẬN DO GÚT MÃN TÍNH GÂY NÊN

Bệnh gout có thể gây biến chứng thành suy thận

Vì sao bệnh gút có thể biến chứng thành bệnh suy thận?


Bệnh gút thường được biết đến do cơ thể hấp thụ quá nhiều chất dinh dưỡng mà gặp phải vấn để trong chuyển hóa chất có liên quan đến nhiều cơ quan trong cơ thể như gan, thận, khớp, tim,… Thông thường, hầu hết mọi người đều biết đến bệnh gút có liên quan và gây tổn thương tới các xương khớp với các biểu hiện như sưng đau khớp cổ chân, ngón tay, chân,... rất khó chịu và ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt. Bệnh càng nặng khi có tác động bởi chế độ ăn uống và thời tiết. Không những thế, bệnh gút còn gây ra biến chứng nguy hiểm là suy thận. Mỗi liệ hệ và nguyên nhân được giải thích như sau:

- Bệnh gút xảy ra là do kết quả của sự lắng đọng tinh thể urat ở khớp do tăng axit uric máu trong thời gian dài. Bệnh không được chữa trị sớm sẽ chuyển thành mãn tính. Ở những bệnh nhân bị gút mãn tính, nồng độ axit uric trong máu tăng cao thường xuyên khiến cho thận làm việc quá nhiều dẫn đến bị tổn thương, chủ yếu là gây viêm ở khe thận, cầu thận. Bệnh cạnh đó, do phải đào thải quá nhiều axit uric trong máu ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu là điều kiện thuận lợi để muối urat lắng đọng tại hệ thống dẫn niệu, gây sỏi thận. Tất cả các bệnh này đều có thể dẫn đến bệnh suy thận ở mức độ rất cao.

- Nhiều trường hợp bệnh nhân gút do không biết đến mỗi quan hệ nguy hiểm giữa bệnh đối với chức năng của thận có thể gây ra bệnh suy thận nên vẫn dùng các loại thuốc chữa gút nhưng gây hại cho thận. Các loại thuốc chữa gút gây nguy cơ sỏi thận sẽ có thể dẫn tới suy thận.

- Theo thống kê, có khoảng từ 10-15% bệnh nhân gút có những tổn thương tại thận với các bệnh nêu trên dẫn tới suy thận là biến chứng nguy hiểm nhất. Các triệu chứng tiêu biểu của bệnh gút ban đầu là các đợt viêm cấp tính xuất hiện đột ngột, dữ dội, hay xảy ra vào ban đêm với biểu hiện: viêm sưng các khớp xương (nhất là ngón chân cái), phù nề, căng bóng; kèm theo những dấu hiệu toàn thân như mệt mỏi, sốt cao, khát nước,… Bệnh kéo dài sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm và suy thận là biến chứng nguy hiểm nhất đe dọa tới tính mạng.

Vì vậy, đối với những người bị bệnh gút rất cần chú ý theo dõi tính trạng bệnh, áp dụng các phương pháp chữa trị hiệu quả kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Việc kiểm tra, theo dõi định kỳ nồng độ axit uric trong máu và chức năng gan, thận rất cần thiết. Từ đó các bác sĩ sẽ kiểm tra và điều chỉnh nông độ axit uric trong máu ở mức phù hợp cũng như có phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, tránh cho bệnh gút chuyển thành mãn tính và gây ra biến chứng nguy hiểm là suy thận.

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

SỎI THẬN CÓ DẪN ĐẾN VÔ SINH?

Bệnh sỏi thận có ảnh hưởng chức năng sinh sản hay dẫn đến suy thận không?

Hỏi: Tôi là Nguyễn Phúc Minh, 25 tuổi. Tôi bị sỏi thận 8mm ở đài trên của thận phải, tôi cũng thường bị đau lưng. Tôi muốn hỏi bị sỏi thận có ảnh hưởng gì đến sức khỏe sinh sản của tôi sau này không và sỏi thận có thể dẫn đến suy thận không? Chân thành cảm ơn!

SỎI THẬN CÓ DẪN ĐẾN VÔ SINH?


Trả lời: 

Chào bạn Minh, về lý thuyết thì bệnh về thận có thể làm ảnh hưởng đến sinh lý của nam giới. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng vậy, điều này còn phụ thuộc vào loại bệnh và mức độ bệnh. Với tình trạng bệnh của bạn là sỏi thận thì không làm ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, trừ trường hợp đã có biến chứng của sỏi thận ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng của thận hay các bệnh về tuyến thượng thận vì đó là tuyến nội tiết nên có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý và sức khỏe sinh sản của nam giới.

Khi bệnh nhân bị sỏi thận, nếu là những viên sỏi nhỏ thì có thể tự ra ngoài theo đường nước tiểu mà không gây triệu chứng gì. Những viên sỏi lớn hơn vẫn có thể di chuyển được theo dòng nước tiểu nhưng gây đau và chảy máu đường tiết niệu và thường hay bị mắc lại ở những chỗ hẹp ở niệu quản, gây viêm tắc niệu quản, bí tiểu. Có những viên sỏi bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn sẽ gây nên những tổn thương thận, lúc này vi khuẩn dễ xâm nhập và gây viêm nhiễm đường tiểu dẫn đến tình trạng đau lưng, đái buốt, đái rắt, đục ở người bệnh. Nếu xuất hiện sỏi ở hai bên thận kết hợp với đường tiểu bị viêm nhiễm nặng sẽ khiến chức năng thận bị suy giảm và dẫn đến suy thận. Do vậy, nếu bệnh nhân bị sỏi thận không được chữa trị kịp thời, đúng cách thời sẽ có nhiều nguy cơ bị suy thận.

Chúc bạn mau lành bệnh và có sức khỏe tốt!

Lê Hiển – Bs.CK Thận tiết niệu

Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

VÌ SAO DÙNG NHIỀU THUỐC KHÁNG SINH GÂY HẠI THẬN?

Xin hỏi:

Tôi năm nay 38 tuổi, bị bệnh viêm xoang và thường xuyên phải dùng thuốc kháng sinh để điều trị. Tôi có tình cờ đọc được thông tin dùng thuốc kháng sinh nhiều có thể gây hại thận, cụ thể là gây nhiễm độc cho thận. Do vậy tôi đang cảm thấy khá lo lắng. Xin hỏi có đúng là dùng nhiều thuốc kháng sinh thì sẽ gây hại thận không, tại sao lại như vậy? Liệu tôi có cần phải ngưng hoàn toàn dùng thuốc kháng sinh chữa bệnh viêm xoang để tránh gây ảnh hưởng tới thận hay không? Xin cảm ơn. 

Hoàng Thanh Mai, 38 tuổi, Đống Đa - Hà Nội.

VÌ SAO DÙNG NHIỀU THUỐC KHÁNG SINH GÂY HẠI THẬN?


Trả lời:

Đặc tính của thuốc kháng sinh là tác động mạnh mẽ giúp làm giảm các triệu chứng bệnh có liên quan tới nhiễm khuẩn, vi rút như bệnh viêm xoang mà bạn đang được chỉ định sử dụng. Tuy nhiên nếu dùng thuốc kháng sinh không đúng cách dễ gây tác dụng phụ và ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể. Trong đó nếu dùng nhiều thuốc kháng sinh và không đúng cách có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới thận, khiến cho thận bị nhiễm độc bị tổn thương ống thận. Cụ thể như sau:

- Dùng thuốc kháng sinh nhóm Aminosid có thể gây ra biến chứng suy thận xuất hiện chỉ sau khoảng 7 - 10 ngày dùng thuốc. Trong đó có 3 loại thuốc chính là Streptomycin, neomycin gây nhiễm độc thận nặng, tobramycin gây nhiễm độc thận trung bình. Hiện neomycin không dùng dạng tiêm rất hiếm khi dùng dạng uống, streptomycin chỉ dùng với liều xác định trong điều trị lao, tobramycin chỉ dùng dưới dạng thuốc tra mắt. 

- Dùng thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin cũng thường gây nhiễm độc ở ống thận. Một số loại thuốc thuộc nhóm này như cephalexin, cefadroxil, cefalotin, cefazolin,...

- Dùng thuốc kháng sinh nhóm Amphotericin B có thể gây độc cho thận. Nguyên nhân là khi dùng nhiều, các loại thuốc này tác dụng lên lipid của màng biểu mô ống thận, gây suy thận cấp, nếu dùng với liều tiêm 5g/ngày có thể bị tổn thương thận vĩnh viễn.

- Dùng các loại thuốc kháng vi rút gây hại cho ống thận. Cụ thể là các loại thuốc adefovir, cidofovir, tenofovir, foscarnet,... có thể gây hại thận, nếu nhẹ thì là tổn thương khu trú ở ống lượn gần, nếu nặng thì gây hoại tử ống thận cấp, đòi hỏi phải lọc máu.

Như vậy với trường hợp của bạn thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh nhóm chống viêm, kháng khuẩn, vi rút để chữa bệnh viêm xoang cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Bạn không nên tự ý sử dụng thuốc, nhất là thuốc kháng sinh trong thòi gian dài vì dễ gây tác dụng phụ hại cho thận. 

Chúc bạn vui khỏe!