Hiển thị các bài đăng có nhãn suy-than. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn suy-than. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 7 tháng 1, 2016

Những biến chứng nguy hiểm bạn có thể mắc phải khi bị sỏi thận

Sỏi thận không chỉ khiến người bệnh phải chịu đựng những cơn đau buốt vùng bụng dưới, đau lưng mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng như suy thận, vỡ thận...nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Để xem đó là các biến chứng nào, chúng ta hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Những biến chứng nguy hiểm bạn có thể mắc phải khi bị sỏi thận

1. Sỏi thận dẫn đến bế tắc

Sỏi nằm trong đường tiểu có thể rơi vào trong niệu quản hay niệu đạo gây bế tắc vùng này. Khi đó, để tránh việc bị tắc nghẽn, hệ niệu sẽ tăng cường co bóp để tống khứ hòn sỏi ra và điều này cũng kèm theo những cơn đau, người bệnh bí khó tiểu tiện. Bên cạnh đó, thận hoặc niệu quản sẽ bị ứ nước do hòn sỏi làm tắc nghẽn. Nếu thời gian hòn sỏi này lưu lại và gây tắc quá lâu sẽ khiến thận khó hồi phục.

2. Nhiễm trùng thận

Sỏi thận khiến hòn sỏi nằm lâu trong hệ niệu dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn và vi trùng phát triển, từ đó gây nhiễm trùng. Nếu nhẹ thì người bệnh chỉ thấy đau lưng hay tiểu gắt còn nhiễm trùng nặng sẽ kèm theo các triệu chứng sốt cao, tiểu ra mủ. Nếu nhiểm trùng cộng với tình trạng đường tiểu bị tắc thì có thể khiến thận bị ứ mủ, hóa mủ, việc điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn hơn rất nhiều. Thậm chí, nhiều trường hợp phải cắt bỏ thận tránh tái phát.

3. Sỏi thận gây suy thận cấp và mạn tính

Nếu cả hai quả thận cùng gặp tình trạng bế tắc khiến người bệnh bí tiểu dài ngày, không điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Khi bị sỏi thận, các viên sỏi gây ra tình trạng nhiễm trùng, bế tắc gây ứ nước ở thận lâu ngày khiến thận bị hủy hoại và hoạt động yếu dần. Lúc này, việc phải áp dụng các phương pháp chạy thận, ghép thận mới mong duy trì được tính mạng. 

4. Thận bị vỡ

Thận bị ứ nước sẽ phình to ra, vách thận trở nên mỏng và dễ bị ảnh hưởng hoặc vỡ ra nếu gặp phải những chấn thương dù là nhẹ nhất.

Sỏi thận là căn bệnh không nên xem thường vì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh sỏi thận cần phải có phương pháp chữa trị sớm khi phát hiện mình mắc bệnh này. Ngoài ra, việc áp dụng một chế độ ăn uống khoa học sao cho bệnh không tái phát cũng là vấn đề cần được quan tâm.

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

Thực phẩm người bị suy thận nên tránh xa


Suy thận là bệnh lý nguy hiểm của thận tiết niệu. Bệnh chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn nên bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bị suy thận phải chú ý đến cả chế độ dinh dưỡng thì mới mong đạt hiệu quả. Dưới đây là những thực phẩm người bị suy thận nên tránh xa để không gây ảnh hưởng xấu đến thận. 

1. Đạm từ động vật


Thực phẩm người bị suy thận nên tránh xa


Đạm động vật là thực phẩm đầu tiên người bệnh suy thận cần lưu ý không được ăn. Các thực phẩm đạm động vật như thịt heo, thịt gà, tôm, cua, cá, hải sản… khi đưa vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành các thực phẩm độc hại, sau đó chúng lại được đào thải ra ngoài cùng với nước tiểu qua thận. Khi lượng đạm này quá nhiều, các chất độc hại cũng nhiều hơn, làm tăng gánh nặng cho quả thận. Về lâu dài làm suy giảm chức năng của thận. Thức ăn chứa nhiều đạm động vật cũng làm tăng nguy cơ hình thành sỏi acid uric ở thận. Nếu lượng đạm động vật này cao còn gây ra nguy cơ gây hôn mê ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Do đó, thay đạm động vật bằng các loại hoa quả trái cây chính là giảm gánh nặng cho thận.

2. Muối và thực phẩm chứa lượng muối cao


Thực phẩm người bị suy thận nên tránh xa

Suy thận đồng nghĩa với các chức năng của thận bị suy giảm, do đó, khả năng thải trừ muối của thận cũng bị suy giảm. Lượng muối quá nhiều khiến toàn thân người bệnh phù nề, huyết áp tăng cao, nguy cơ tăng natri máu…gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. Do đó, nên hạn chế muối và các thực phẩm chứa muối như đồ ướp muối, đồ khô, hải sản, nước mắm…

3. Cà phê và các chất kích thích


Thực phẩm người bị suy thận nên tránh xa

Người bị suy thận nếu sử dụng cà phê và các chất kích thích lâu ngày sẽ dẫn đến suy thận mạn tính. Bên cạnh đó, uống nhiều những chất này khiến sự bài tiết canxi trong nước tiểu cao, nguy cơ mắc sỏi thận là khó tránh khỏi.


Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

BÀI THUỐC CHỮA VIÊM CẦU THẬN, SUY THẬN BẰNG LÁ NHÃN

Viêm cầu thận, suy thận là các căn bệnh nguy hiểm de dọa tới tính mạng người bệnh. Để chữa trị các căn bệnh này hiệu quả khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn cuối thường phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận là phương pháp tối ưu. Vậy nếu chỉ dùng lá nhãn thì có thể chữa trị bệnh được không?

Dùng lá nhãn có chữa được bệnh thận?


BÀI THUỐC CHỮA VIÊM CẦU THẬN, SUY THẬN BẰNG LÁ NHÃN


Nhãn là một loại trái cây quen thuộc có vị ngọt mát được rất nhiều người ưa thích. Không những thế, quả nhãn còn là một vị thuốc chữa bệnh rất quen thuộc, phổ biến từ xa xưa. Long nhãn được coi là một vị thuốc bổ, an thần hiệu quả dùng để chữa trị nhiều căn bệnh. Bên cạnh cùi nhãn, lá nhãn, hạt nhãn cũng có tính dược liệu và được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

Theo đông y, lá nhãn có vị ngọt, tính bình, thường được dùng để trị cảm mạo, sốt rét, đinh nhọt, trĩ lở loét,... rất hiệu quả. Trong dân gian dùng lá nhãn để chữa bệnh thận. Sử dụng bài thuốc từ lá nhãn tuy không có khả năng chữa khỏi bệnh nhưng được đánh giá có tác dụng làm chậm tiến trình suy thận và cải thiện chức năng thận cho bệnh nhân suy thận mạn nhất là bệnh nhân bị suy thận ở giai đoạn sớm và giúp bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn III tránh phải chạy thận thường xuyên.

Bài thuốc chữa viêm cầu thận, suy thận mạn từ lá nhãn


BÀI THUỐC CHỮA VIÊM CẦU THẬN, SUY THẬN BẰNG LÁ NHÃN

Chuẩn bị nguyên liệu: lá nhãn dùng để chữa bệnh thận là loại lá rụng tự nhiên. Bạn thu gom lại, đem rửa sạch, phơi khô (có thể thái nhỏ hoặc không) rồi đem sao vàng, hạ thổ để sử dụng. Khi đã có sẵn nguyên liệu này thì sử dụng cho các trường hợp bệnh thận như sau:

- Dùng chữa bệnh viêm cầu thận cấp: mỗi ngày dùng khoảng 40g lá nhãn (đã sao vàng, hạ thổ) để sắc uống. Liệu trình 10-15 ngày. Sau mỗi liệu trình phải đi kiểm tra, xét nghiệm nước tiểu 1 lần.

- Dùng chữa viêm cầu thận mạn: cũng với liều lượng uống hàng ngày là 40g, liệu trình 1 tháng. Sau mỗi đợt áp dụng thì đi xét nghiệm nước tiểu định kỳ theo liệu trình dùng thuốc.

- Dùng chữa bệnh suy thận mạn: người bệnh cần áp dụng với liệu trình dài hơn. Dùng thuốc sắc từ lá nhãn uống liên tục, có thể nghỉ giữa các đợt 5-10 ngày. Đi xét nghiệm nước tiểu định kỳ.

Trên đây là bài thuốc từ lá nhãn dùng để chữa bệnh thận rất đơn giản, hiệu quả. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý đây chỉ là bài thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị mà không được dùng làm phương pháp chữa trị thay thế. Người bệnh vẫn phải tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ cũng như kiểm tra sát sao tình trạng bệnh khi dùng bài thuốc từ lá nhãn để có sự điều chỉnh phù hợp.

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

NGUY CƠ MẮC BỆNH SUY THẬN DO GÚT MÃN TÍNH GÂY NÊN

Gút (thống phong) là một căn bệnh rất phổ biến hiện nay mà nhiều người đang mắc phải. Bệnh là một rối loạn chuyển hóa chất trong cơ thể có liên quan tới nhiều co quan, bộ phận, điển hình trong số đó là mối liên hệ mật thiết tới chức năng của thận. Một trong số các biến chứng thường gặp nguy hiểm nhất của bệnh gút chính là suy thận cần hết sức chú ý.

NGUY CƠ MẮC BỆNH SUY THẬN DO GÚT MÃN TÍNH GÂY NÊN

Bệnh gout có thể gây biến chứng thành suy thận

Vì sao bệnh gút có thể biến chứng thành bệnh suy thận?


Bệnh gút thường được biết đến do cơ thể hấp thụ quá nhiều chất dinh dưỡng mà gặp phải vấn để trong chuyển hóa chất có liên quan đến nhiều cơ quan trong cơ thể như gan, thận, khớp, tim,… Thông thường, hầu hết mọi người đều biết đến bệnh gút có liên quan và gây tổn thương tới các xương khớp với các biểu hiện như sưng đau khớp cổ chân, ngón tay, chân,... rất khó chịu và ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt. Bệnh càng nặng khi có tác động bởi chế độ ăn uống và thời tiết. Không những thế, bệnh gút còn gây ra biến chứng nguy hiểm là suy thận. Mỗi liệ hệ và nguyên nhân được giải thích như sau:

- Bệnh gút xảy ra là do kết quả của sự lắng đọng tinh thể urat ở khớp do tăng axit uric máu trong thời gian dài. Bệnh không được chữa trị sớm sẽ chuyển thành mãn tính. Ở những bệnh nhân bị gút mãn tính, nồng độ axit uric trong máu tăng cao thường xuyên khiến cho thận làm việc quá nhiều dẫn đến bị tổn thương, chủ yếu là gây viêm ở khe thận, cầu thận. Bệnh cạnh đó, do phải đào thải quá nhiều axit uric trong máu ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu là điều kiện thuận lợi để muối urat lắng đọng tại hệ thống dẫn niệu, gây sỏi thận. Tất cả các bệnh này đều có thể dẫn đến bệnh suy thận ở mức độ rất cao.

- Nhiều trường hợp bệnh nhân gút do không biết đến mỗi quan hệ nguy hiểm giữa bệnh đối với chức năng của thận có thể gây ra bệnh suy thận nên vẫn dùng các loại thuốc chữa gút nhưng gây hại cho thận. Các loại thuốc chữa gút gây nguy cơ sỏi thận sẽ có thể dẫn tới suy thận.

- Theo thống kê, có khoảng từ 10-15% bệnh nhân gút có những tổn thương tại thận với các bệnh nêu trên dẫn tới suy thận là biến chứng nguy hiểm nhất. Các triệu chứng tiêu biểu của bệnh gút ban đầu là các đợt viêm cấp tính xuất hiện đột ngột, dữ dội, hay xảy ra vào ban đêm với biểu hiện: viêm sưng các khớp xương (nhất là ngón chân cái), phù nề, căng bóng; kèm theo những dấu hiệu toàn thân như mệt mỏi, sốt cao, khát nước,… Bệnh kéo dài sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm và suy thận là biến chứng nguy hiểm nhất đe dọa tới tính mạng.

Vì vậy, đối với những người bị bệnh gút rất cần chú ý theo dõi tính trạng bệnh, áp dụng các phương pháp chữa trị hiệu quả kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Việc kiểm tra, theo dõi định kỳ nồng độ axit uric trong máu và chức năng gan, thận rất cần thiết. Từ đó các bác sĩ sẽ kiểm tra và điều chỉnh nông độ axit uric trong máu ở mức phù hợp cũng như có phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, tránh cho bệnh gút chuyển thành mãn tính và gây ra biến chứng nguy hiểm là suy thận.

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

BÀI THUỐC ĐƠN GIẢN CHỮA BỆNH SUY THẬN CẤP HIỆU QUẢ

Bài thuốc chữa bệnh suy thận cấp chỉ từ 2 nguyên liệu đơn giản, quen thuộc là cỏ nhọ nồi và đỗ đen mang lại hiệu quả cao, được áp dụng phổ biến trong dân gian.

Bệnh suy thận cấp là sự mất đi đột ngột khả năng thực hiện các chức năng của thận. Đây là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người và có thể dẫn đến tử vong. Bệnh xuất hiện với các triệu chứng như tiểu đêm, giảm lượng nước tiểu, đau ngực, đau lưng, mỏi gối, cơ thể mệt mỏi,... Bệnh cần được phát hiện và chữa trị sớm để tránh phát triển nặng. Bài thuốc từ cỏ mực và đỗ đen rất đơn giản nhưng có tác dụng chữa bệnh hiệu quả.

BÀI THUỐC ĐƠN GIẢN CHỮA BỆNH SUY THẬN CẤP HIỆU QUẢ


Công dụng chữa bệnh của cỏ mực và đỗ đen


- Cỏ mực (cỏ nhọ nồi) là mọt loại cây cỏ dại mọc hoang những được dân gian biết đến và dùng như một vị thuốc để chữa trị nhiều căn bệnh. Nhân dân dùng cây cỏ mực giã vắt nước uống để cầm máu trong rong kinh, trĩ ra máu, bị thương chảy máu. Còn dùng chữa ho, hen, viêm họng... Theo đông y, cỏ mực có vị ngọt, chua, tính lương vào 2 kinh can và thận, tác dụng bổ thận âm, chỉ huyết lỵ; dùng chữa can thận âm kém, lỵ, đại tiện ra máu, làm đen râu tóc.

- Đỗ đen là một loại thực phẩm cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng, các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Thông thường, đỗ đen được dùng để nấu chè ăn rất mát và bổ dưỡng. Bên cạnh đó, nó cũng được dùng như một vị thuốc có tác dụng thông tiểu tiện và thông mật. Những vị thuốc chế từ đậu đen có tác dung bổ thận thủy. Nhờ đó có thể khắc phục được các triệu chứng của bệnh suy thận cấp và ngăn chặn tình trạng bệnh.

Bài thuốc chữa bệnh suy thận cấp


BÀI THUỐC ĐƠN GIẢN CHỮA BỆNH SUY THẬN CẤP HIỆU QUẢ

Nguyên liệu chính của bài thuốc này như đã nói ở trên gồm cỏ mực (hạ liên thảo) và hạt đỗ đen. Bài thuốc được thực hiện như sau:

Lấy cỏ mực rửa sạch thái nhỏ, phơi khô sau đó sao vàng trên lửa than. Hằng ngày dùng khoảng 30g cây cỏ mực nấu chung với 40g đỗ đen rang cháy vừa. Đun hỗn hợp cỏ mực và đỗ đen sôi rồi chắt lấy nước uống như uống nước bình thường. Mỗi thang thuốc có thể nấu nhiều lần. Chỉ cần uống vài thang thuốc, người bệnh sẽ nhận thấy những chuyển biến rõ rệt, nhất là các triệu chứng bệnh giản hẳn; đồng thời bệnh nhân sẽ cảm thấy ăn ngon, ngủ ngon hơn. Kiên trì dùng bài thuốc sẽ cho hiệu quả khắc phục các triệu chứng của bệnh suy thận cấp hiệu quả.

Bài thuốc chữa bệnh suy thận cấp có thể áp dụng lâu dài mà không lo gặp phải tác dụng phụ. Hơn nữa, thuốc phù hợp với mọi cơ địa nên ai cũng có thể sử dụng.

Cùng với việc dùng bài thuốc đều đặn, kiên trì, người bệnh cần chú ý kết hợp với chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học theo hướng dẫn của bác sĩ; thực hiện điều trị kết hợp theo phương pháp chính vẫn là cần thiết nhất.

Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

CHỮA BỆNH SUY THẬN BẰNG PHƯƠNG PHÁP TẾ BÀO GỐC

Suy thận hiện đang là một căn bệnh nguy hiểm, khó khăn trong việc điều trị và đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Hiện nay, phương pháp được dùng phổ biến để chữa trị cho bệnh nhân suy thận là chạy thận (lọc máu) được cho là hiệu quả nhất. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp dùng thay thế giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh mà không thể chữa trị triệt để. Một phương pháp mới đã được tìm ra giúp điều trị bệnh đạt hiệu quả cao nhất, có thể cứu sống người bệnh, đó là phương pháp tế bào gốc.

CHỮA BỆNH SUY THẬN BẰNG PHƯƠNG PHÁP TẾ BÀO GỐC

Tiêm tế bào gốc vào thận người bệnh để trị bệnh suy thận

Phương pháp tế bào gốc - giải pháp mới chữa khỏi bệnh suy thận


Phương pháp tế bào gốc là một loại tế bào đa năng khi đưa vào cơ thể con người có khả năng tự làm mới và sao chép để thay thế cho các tế bào bị nhiễm bệnh và biến mất. Đây là một thành quả mới đánh dấu sự phát triển của nền y học, khoa học thế giới trong việc điều trị các căn bệnh, nhất là với các bệnh nan y. Bệnh nhân bị suy thận mãn tính nếu được áp dụng phương pháp này cũng sẽ cho cơ hội điều trị đạt kết quả cao, có thể chữa lành bệnh.

Nguyên lý sử dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh suy thận

Khi thực hiện áp dụng phương pháp này, người bệnh sẽ được tiêm qua động mạch hoặc dùng các phương pháp can thiệp để đưa tế bào gốc vào thận. Tế bào gốc sau khi được đưa vào thận sẽ tự sản sinh tế bào mới thay thế cho các tế bào thận bị hư hại, không chế sự hình thành hoại tử thận, đạt hiệu quả trong việc duy trì chức năng thận.

Hiệu quả của phương pháp tế bào gốc trong điều trị suy thận

Theo đánh giá hiệu quả, nếu người bệnh sau khi áp dụng phương pháp này khoảng 1 tuần và sau 2 liệu trình điều trị chức năng thận của người bệnh sẽ dần trở lại bình thường, các triệu chứng như tiểu dắt, sưng tấy, cao huyết áp, thiếu máu sẽ giảm dần và được cải thiện. So với các phương pháp điều trị bệnh suy thận khác, sử dụng tế bào gốc ít xảy ra tác dụng phụ, giảm thiểu gắng nặng điều trị cho bệnh nhân. Phương pháp điều trị này có ưu điểm là rủi ro thấp, hiệu quả nhanh, chỉ hơi đau và hiệu quả điều trị tốt.

Các loại suy thận có thể dùng phương pháp tế bào gốc để điều trị

Phương pháp tế bào gốc được áp dụng hiệu quả trong điều trị suy thận cấp tính và suy thận mãn tính và suy thận giai đoạn I, II, III, IV (nhiễm độc niệu). Bên cạnh đó, phương pháp này còn có thể được áp dụng để ngăn chặn các bệnh gây biến chứng thành bệnh suy thận như viêm cầu thận mạn tính, nhiễm độc thận, suy thận di truyền, truyền nhiễm,...

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

LƯU Ý TRONG ĂN UỐNG CẦN THIẾT VỚI BỆNH NHÂN SUY THẬN ĐANG LỌC MÁU

Lọc máu là biện pháp được áp dụng bắt buộc đối với bệnh nhân bị bệnh suy thận giai đoạn cuối trong trường hợp không có thận thay thế để ghép. Trong quá trình lọc máu, chế độ ăn uống có mối quan hệ mật thiết ảnh hưởng tới tình trạng bệnh và kết quả điều trị. Lúc này, người bệnh cần chú ý đặc biệt đến dinh dưỡng và cần phải kiêng khem trong ăn uống đối với các thực phẩm. Dưới đây là một số lưu ý cũng là nguyên tắc trong chế độ dinh dưỡng mà người bệnh suy thận đang lọc máu cần biết.

Người bệnh cần hạn chế thực phẩm nhiều protein


LƯU Ý TRONG ĂN UỐNG CẦN THIẾT VỚI BỆNH NHÂN SUY THẬN ĐANG LỌC MÁU


Các loại thực phẩm chứa nhiều protein như thịt, cá, trứng,... khi được tiêu thụ vào cơ thể sẽ rất tốt nhưng đồng thời chất đào thảo lớn sẽ trực tiếp đi qua thận. Do đó, đối với những người bệnh suy thận lúc này thận đã bị tổn thương nặng và giảm khả năng đào thảo chất căn bã. Do đó, nếu người bệnh tiêu thụ nhiều loại thực phẩm này sẽ gây áp lực và có thể gây độc cho thận gia tăng.

Do đó, với người bệnh suy thận đang lọc máu và cả khi chưa lọc máu đều chú ý nên hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu protein.

Người bệnh cần giảm ăn các loại thực phẩm chứa phospho


LƯU Ý TRONG ĂN UỐNG CẦN THIẾT VỚI BỆNH NHÂN SUY THẬN ĐANG LỌC MÁU


Nếu ăn nhiều các loại thực phẩm chứa lượng phospho cao sẽ truyền vào máu và gây quá tải cho thận. Chức năng thận ở những người bị suy thận quá yếu sẽ không đào thải được ra khỏi cơ thể dẫn đến mất canxi không chỉ gây hại cho thận mà còn gây các bệnh về xương khớp, hàng đầu là loãng xương. Do đó, người bệnh cũng nên giảm tiêu thụ các loại thực phẩm chứa phospho. Các loại ngũ cốc, rau xanh chưa chế biến, bia, coca cola... là những loại thực phẩm chứa nhiều phospho.

Người bệnh không ăn thực phẩm nhiều Kali


LƯU Ý TRONG ĂN UỐNG CẦN THIẾT VỚI BỆNH NHÂN SUY THẬN ĐANG LỌC MÁU


Lượng kali lớn trong máu sẽ gây ảnh hưởng nặng nề tới chức năng của tim, nguy cơ loạn nhịp tim rất dễ xảy ra khi suy thận. Lượng Kali tăng gây loạn nhịp tim không khống chế được có thể gây tử vong. Nguyên nhân là do lúc này chức năng của thận suy giảm nhiều và không còn đủ khả năng đào thải kali tiêu thụ vào cơ thể.

Do đó, người bệnh cần thiết nên tránh ăn các loại thực phẩm của nhiều kali, trong đó có chuối.

Người bệnh cần hạn chế muối trong chế độ ăn


LƯU Ý TRONG ĂN UỐNG CẦN THIẾT VỚI BỆNH NHÂN SUY THẬN ĐANG LỌC MÁU


Thận suy không đảm bảo chức năng đào thải muối khiến muối cơ thể tăng gây tình trạng giữ nước, gây phù cơ thể và nguy hiểm đến tính mạng. Các món ăn nhiều muối như cà, dưa muối hay chế biến sẵn không phù hợp với sức khỏe người suy thận.

Kiểm soát lượng nước uống


Đối với người đang điều trị bệnh sỏi thận cần uống nhiều nước để giúp thanh lọc thận và đẩy sỏi thận ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, với người bị suy thận thì lại khác. Người bệnh cần kiểm soát lượng nước tiêu thụ phù hợp để tránh ảnh hưởng tới tình trạng bệnh. Theo đó, lượng nước nên bổ sùng bằng nước tiểu cộng thêm 20-30ml nước nữa. Lượng nước thừa có thể gây giữ nước khiến huyết áp tăng cao nguy hiểm đến sức khỏe. Chạy thận là biện pháp loại bỏ lượng nước thừa đảm bảo cân bằng nước cũng như các chất điện giải và đào thải độc tố.

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

MỐI LIÊN HỆ GIỮA SỎI THẬN VÀ BỆNH SUY THẬN

Sỏi thận là một căn bệnh xảy ra phổ biến hiện nay và là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh suy thận - căn bệnh nguy hiểm đe dọa tới tính mạng con người. Chính vì vậy, mỗi người cần có biện pháp để phòng tránh và ngăn ngừa 2 căn bệnh này. Bên cạnh đó, việc nhận biết bệnh sỏi thận và suy thận ở giai đoạn sớm và có biện pháp chữa trị kịp thời sẽ có giúp đẩy lùi có hiệu quả căn bệnh suy thận.

Biểu hiện của bệnh sỏi thận

MỐI LIÊN HỆ GIỮA SỎI THẬN VÀ BỆNH SUY THẬN


Các biểu hiện của bệnh sỏi thận thường không khó để nhận biết. Người bệnh có thể chỉ cần chú ý một chút sẽ nhận ra các dấu hiệu để xác định đang mắc phải căn bệnh này thông quan các biểu hiện đặc trưng, cụ thể như sau:

- Thường xuyên bị đau ở vùng thắt lưng: khi bị sỏi thận, người bệnh sẽ thường xuyên gặp phải các cơn đau, cụ thể là đau ở vùng thắt lưng. Các cơn đau này có thể kéo dài, đau ê ẩm, đau dữ dội và mức độ tăng lên khi vận động nặng. Bên cạnh đó, có trường hợp người bệnh gặp phải các cơn đau ở vùng hạ sườn và có thể kèm theo đó là hiện tượng buồn nôn và nôn. Nguyên nhân của hiện tượng này là do đường tiết niệu bị kích thích gây ra tình trạng co thắt, tắc đường tiết niệu làm cho nước tiểu không thể được bài tiết ra ngoài và gây áp lực cho vùng bể thận.

- Đi tiểu ra máu: đây là một triệu chứng đặc trưng của bệnh sỏi thận. Hiện tượng này còn có thể kèm theo chứng tiểu buốt, tiểu dắt, là kết quả của các cơn đau dữ dội do sỏi thận gây ra.

- Sốt cao: đây có thể là biểu hiện của nhiều chứng bệnh khác nhau. Tuy nhiên, nếu người bệnh thường xuyên bị sốt cao từ 38-39 độ C, cảm thấy ớn lạnh, rét run, thận to đau, cảm giác bỏng rát kèm theo 2 triệu chứng nên trên thì phần trăm rất lớn đã mắc bệnh sỏi thận và cần được nhanh chóng đi kiểm tra để được chẩn đoán chính xác.

Bệnh sỏi thận dễ gây ra suy thận

MỐI LIÊN HỆ GIỮA SỎI THẬN VÀ BỆNH SUY THẬN


Người bệnh sỏi thận rất dễ dẫn đến bị suy thận. Mối liên hệ này được thể hiện rất rõ ở các biểu hiện của bệnh sỏi thận. Các viên sỏi thận sau khi hình thành do sự tăng quá mức nồng độ các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho sẽ gây ra các triệu chứng thường gặp như đã nêu ở trên (đau lưng, tiểu buốt, tiểu ra máu,...). Khi đó, đường tiểu sẽ dễ dàng và nhanh chóng vị viêm nhiễm nếu không được khắc phục nhanh chóng sẽ khiến chức năng thận bị suy giảm và dẫn đến suy thận. Suy thận là trạng thái suy giảm chức năng của thận, bao gồm chức năng bài tiết lượng nước dư thừa trong cơ thể và bài tiết chất độc trong cơ thể do quá trình trao đổi chất gây ra, và kéo theo sự suy giảm chức năng sản xuất một vài hooc - môn do thận sinh ra.

Khi bệnh nhân bị suy thận đồng nghĩa với việc chức năng hoạt động của thận đã suy yếu, thậm chí mất chức năng hoạt động sẽ gây hại rất lớn cho sức khỏe người bệnh. Bệnh suy thận ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và làm ảnh hưởng xấu tới hoạt động của các cơ quan khác gây ra nhiều bệnh có liên quan và làm giảm tuổi thọ của người bệnh. Những bệnh nhân bị sỏi thận nếu không được chữa trị sớm và kịp thời sẽ có nguy cơ bị suy thận rất cao.

Xác định được mức độ nguy hiểm của bệnh sỏi thận dẫn đến suy thận gây nguy hại tới tính mạng, mỗi người, nhất là những người bị bệnh thận cần sớm nhận biết các triệu chứng của bệnh để có cách xử lý kịp thời. Cần nhanh chóng đi kiểm tra để đưuọc xác đinh chính xác tình trạng bệnh nếu nhận thấy các triệu chứng để có phương pháp điều trị phù hợp là cách tốt nhất.