Hiển thị các bài đăng có nhãn soi-than. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn soi-than. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

CHỮA BỆNH SỎI THẬN HIỆU QUẢ BẰNG BÀI THUỐC TỪ RAU SAM

Trong dân gian có rất nhiều cách, bài thuốc chữa bệnh sỏi thận hiệu quả. Trong đó, bài thuốc từ cây rau sam rất đơn giảm mà có thể loại bỏ sỏi thận ra ngoài cơ thể mà không cần tới biện pháp phẫu thuật được nhiều người áp dụng. Các bạn có thể tìm hiểu công dụng và cách chữa bệnh sỏi thận từ cây rau sam ngay dưới đây.

CHỮA BỆNH SỎI THẬN HIỆU QUẢ BẰNG BÀI THUỐC TỪ RAU SAM


Rau sam được coi là một loại cỏ dại, có thân bò sát mặt đất màu hơi hồng/đỏ, trơn nhẵn với các lá mọc đối thành cụm tại các đốt hay đầu ngọn. Các hoa màu vàng có 5 phần như thông thường và đường kính tới 0,6 cm. Các hoa bắt đầu xuất hiện vào cuối mùa xuân và kéo dài cho tới giữa mùa thu. Tất cả các bộ phận của loại cây cỏ này được dùng để làm món ăn phổ biến trong dân gian. Rau sam có vị chua, tính mát thường được dùng để nấu canh ăn rất mát.

Công dụng chữa bệnh sỏi thận của rau sam


Tuy được coi là một loại cỏ dại nhưng rau sam có rất nhiều lợi ích về mặt dinh dưỡng và công dụng chữa bệnh. Theo nghiên cứu, trong rau sam có chứa thành phần chất dinh dưỡng dồi dào, bao gồm: protit, gluxit, tro, canxi, photpho, sắt, caroten, các loại vitamin B1, B2, C, vitamin PP. Đặc biệt, trong rau sam có chứa thành phần chất axit béo đa dạng không no Omega 3. Chất này giúp ải thiện trạng thái lỏng các màng tế bào, có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch và tăng cường sức miễn dịch của cơ thể. Đây là một nguyên liệu quý từ tự nhiên có tác dụng chữa trị hiệu quả đối với các trường hợp bệnh viêm nhiễm đường ruột và đường sinh dục, tiết niệu, viêm cầu thận, viêm bàng quang.

Theo đông y, rau sam có vị chua tính lạnh, không có độc tính, vào ba kinh Tâm, Can và Đại trường, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu viêm, nhuận trường lợi tiểu, thường được dùng trong các chứng viêm nhiễm, lở ngứa, kiết lỵ.

Bài thuốc từ rau sam chữa bệnh sỏi thận hiệu quả


Dùng rau sam làm bài thuốc trị bệnh sỏi thận có tác dụng tổng hết sỏi thận ra khỏi cơ thể đã được nhiều người áp dụng. Đây có thể xem là một trong các phương pháp điều trị bệnh sỏi thận hiệu quả, nhất là đối với những trường hợp nhẹ. Người bệnh có thể áp dụng bài thuốc theo cách sau:

Lấy rau sam tươi, rửa thật sạch rồi nấu nước để uống trong ngày. Mỗi ngày bạn có thể dùng với liều lượng là 500g. Khi uống nước rau sam, người bệnh lưu ý nên cố gắng nhìn tiểu cho tới khi không nhịn được nữa thì hãy đi. Khi đó sẽ tống khứ được sỏi ra ngoài.

Hãy áp dụng bài thuốc này thường xuyên và đi kiểm tra tình trạng sỏi thận cho tới khi loại bỏ hết sỏi ra ngoài. Trong quá trình điều trị, người bệnh cũng đừng quên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về chế độ sinh hoạt, nhất là ăn uống tốt cho bệnh sỏi thận để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh được hiệu quả hơn.

Ngoài công dụng trị bệnh sỏi thận đặc biệt hiệu quả, các bạn có thể tận dụng cây rau sam để trị các chứng bệnh khác như tiểu buốt, đại tiện rau máu bằng cách lấy rau sam rửa sạch, giã lấy nước cốt để uống. Hoặc bạn có thể dùng rau sam để nấu canh ăn hàng ngày cũng rất tốt để trị bệnh.

CHẾ ĐỘ ĂN PHÒNG NGỪA BỆNH SỎI THẬN TÁI PHÁT

Sỏi thận là một trong số rất nhiều các căn bệnh xảy ra phổ biến hiện nay. Bệnh có thể chữa trị khỏi bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, dù đã chữa khỏi bệnh nhưng vẫn có nhiều nguy cơ bị tái phát do chế độ sinh hoạt hàng ngày. Trong đó, thói quen ăn uống đóng một vài trò quan trọng và là yếu tố góp phần quyết định sự tái phát hay không của bệnh. Để phòng bệnh sỏi thận tái phát, các bạn có thể áp dụng theo chế độ ăn uống dưới đây.

1. Ăn uống điều độ thực phẩm chứa canxi 

CHẾ ĐỘ ĂN PHÒNG NGỪA BỆNH SỎI THẬN TÁI PHÁT



Có nhiều người nghĩ rằng bệnh sỏi thận hình thành là do lượng dư thừa caxi trong cơ thể lắng đọng lại mà thành. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không có căn cứ. Bệnh sỏi thận cũng như quá trình hình thành sỏi thận xảy ra do nhiều nguyên nhân chứ không phải do bị dư canxi. Do vậy, nhiều người cố tình ăn uống kiêng các loại thực phẩm chứa caxi là không cần thiết, thậm chí gây thiếu chất này. Trên thực tế, có rất nhiều người mặc dù uống sữa, ăn nhiều tôm cua vẫn không bị sỏi thận.

Bạn nên ăn uống điều độ các thực phẩm chứa nhiều caxi như sữa, pho mai. Mỗi ngày có thể dùng khoảng 3 ly sữa tươi hoặc một lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như: bơ, phô mai (khoảng 800 - 1.300mg canxi). Bạn chỉ nên kiêng cung cấp caxi cho cơ thể khi được chẩn đoán bệnh sỏi thận tái phát nhiều lần do chứng đa canxi niệu do tăng hấp thu canxi từ ruột thì cần kiêng canxi nhưng không phải kiêng hoàn toàn, mà ăn khoảng 400mg/ngày, tương đương 1,5 ly sữa tươi.

2. Uống nhiều nước 

CHẾ ĐỘ ĂN PHÒNG NGỪA BỆNH SỎI THẬN TÁI PHÁT


Nước rất quan trọng đối với cơ thể và có tác dụng phòng ngừa bệnh sỏi thận hiệu quả. Thói quen lười uống nước, uống ít nước là một trong số các nguyên nhân gây bệnh sỏi thận. Lượng nước khi được cung cấp đầy đủ sẽ giúp cho hoạt động đào thải các chất cặn bã ra bên ngoài dễ dàng hơn, nhờ đó có thể phòng ngừa sỏi thận. Nước cũng giúp thanh lọc, giải độc rất tốt cho cơ thể. Do vậy, mỗi người, nhất là các bệnh nhân đã và đang bị bệnh sỏi thận cần uống đủ nước mỗi ngày là 2 lít nước.

3. Ăn ít thịt động vật


Để phòng ngừa bệnh sỏi thận tái phát, các bạn cũng nên hạn chế ăn thịt động vật. Bên cạnh đó cần ăn các loại thực phẩm chứa ít muối. Bạn không nên ăn mặn vì sẽ làm cho thận bị quá tải gây hại thận. Lượng chất cặn bã đọng lại do ăn mặn và quá nhiều thịt sẽ có thể gây sỏi thận.

4. Giảm các thực phẩm chứa nhiều oxalat

CHẾ ĐỘ ĂN PHÒNG NGỪA BỆNH SỎI THẬN TÁI PHÁT


Các loại thực phẩm như trà đặc, cà phê (hay các chất kích thích khác), sôcôla, bột cám, ngũ cốc, rau muống nên được hạn chế tiêu thụ vì chúng có thể làm tái phát bệnh sỏi thận cũng như khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

5. Nên uống nhiều nước cam, chanh, bưởi tươi


Người bệnh sỏi thận được khuyên nên uống nhiều nước cam, chanh vì chúng có thể ngăn chặn bệnh phát triển và làm tan sỏi thận. Tương tự một người bình thường cũng cần uống nhiều các loại nước hoa quả này để phòng ngừa bệnh sỏi thận vì chúng có chứa nhiều citrat giúp chống tạo sỏi.

6. Nên ăn nhiều rau tươi 

CHẾ ĐỘ ĂN PHÒNG NGỪA BỆNH SỎI THẬN TÁI PHÁT

Các loại rau tươi có chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tiêu hóa nhanh và giảm các chất gây sỏi thận.

7. Tránh các loại thực phẩm chứa purin


Để bệnh sỏi thận không có cơ hội tái phát, các bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa purin như cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng heo, lòng bò vì chúng rất dễ hình thành sỏi nếu dùng quá nhiều.

Bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, những người có tiển sử bị bệnh sỏi thận cũng cần thường xuyên đi khám định kỳ. Điều này càng quan trọng hơn đối với những người bị bệnh sỏi thận tái phát nhiều lần nhằm có biện pháp khắc phục nhanh chóng, kịp thời nếu mắc phải.

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

NGƯỜI BỆNH SỎI THẬN KHÔNG NÊN ĂN GÌ?

Sỏi thận hình thành là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó việc ăn uống có mối liên hệ mật thiết có thể gây nên bệnh sỏi thận (loại sỏi canxi). Do đó, để phòng tránh cũng như điều trị bệnh sỏi thận hiệu quả, bên cạnh việc áp dụng các phương pháp chính người bệnh cần chú ý tới chế độ ăn uống sao cho có lợi nhất và không làm ảnh hưởng tới tình trạng bệnh. Dưới đây là các loại thực phẩm được khuyến cáo không nên tiêu thụ nếu không muốn làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Các loại thịt và thịt gia cầm


NGƯỜI BỆNH SỎI THẬN KHÔNG NÊN ĂN GÌ?


Đây là các loại thực phẩm có chứa nhiều protein tuy rất tốt cho cơ thể giúp cung cấp nguồn năng lượng và tăng sức đề kháng nhưng lại không tốt cho người bị bệnh sỏi thận nếu tiêu thụ quá nhiều. Nguyên nhân là do chất protein trong cơ thể cao sẽ khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên, hình thành các loại sỏi cũng như khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Chính vì thế, người bệnh được khuyên nên hạn chế ăn các loại thịt như thịt bò, thịt gia cầm trong thời gian điều trị bệnh.

Sữa


NGƯỜI BỆNH SỎI THẬN KHÔNG NÊN ĂN GÌ?


Các sản phẩm này thường có nhiều phốt pho mà hàm lượng phốt pho trong cơ thể quá nhiều có thể gây suy thận, đau tim và những bệnh liên quan tới xương. Chính vì vậy, người bệnh sỏi thận cũng nên hạn chế tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa bao gồm cả sữa chua, pho mát và bơ,... để tránh làm cho bệnh phát triển nặng hơn và gây ra biến chứng.

Khoai tây


NGƯỜI BỆNH SỎI THẬN KHÔNG NÊN ĂN GÌ?


Những người khi bị bệnh sỏi thận được khuyến cáo là nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm có chứa nhiều kali vì sẽ gây ảnh hưởng làm quá tải hoạt động của thận. Trong khi đó, khoai tây lại chứa lượng kali khá cao. Chính vì thế, đây cũng là loại thực phẩm được liệt vào danh sách các loại thực phẩm nên hạn chế ăn khi bị bệnh sỏi thận. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu muốn ăn khoai tây thì nên ngâm khoai tây chưa gọt vỏ trong nước trong ít nhất hai giờ trước khi chế biến.

Vitamin C


Cơ thể chuyển đổi vitamin C thành oxalate tăng hình thành sỏi thận. Vì vậy, nếu các bác sĩ đã đề nghị giảm oxalat trong chế độ ăn, uống vitamin C bổ sung không phải là một ý tưởng tốt. Các bác sĩ khuyên những bệnh nhân bị sỏi thận không nên uống quá 500 mg vitamin C mỗi ngày. Một người có nguy cơ bị sỏi thận nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên dinh dưỡng trước khi dùng liều lớn vitamin hoặc khoáng chất.

Thực phẩm chứa nhiều oxalate


NGƯỜI BỆNH SỎI THẬN KHÔNG NÊN ĂN GÌ?


Người bị bệnh sỏi thận nên giảm ăn các thực phẩm chứa nhiều oxalate. Bên cạnh việc hạn chế ăn các loại thịt, người bệnh còn nên tránh ăn các loại đậu, đậu phộng, bột cám, sô cô la, cà phê và trà đặc. Một số loại rau như rau bina, rau muống được cho là tạo nhiều oxalat nhất.

Muối và mỡ


NGƯỜI BỆNH SỎI THẬN KHÔNG NÊN ĂN GÌ?


Hạn chế ăn muối và mỡ là nguyên tắc cần tuân thủ trong ăn uống mà bệnh nhân bị sỏi thận cũng như các bệnh về thận khác đều cần phải biết và ghi nhớ. Ăn mặn sẽ làm tăng lượng kali trong máu gây quá tải cho hoạt động của thận và làm tăng lượng oxalate trong nước tiểu.

Uống rượu


Uống nhiều rượu bia gây ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất và các cơ quan trong cơ thể và là một nguyên nhân gây bệnh sỏi thận. Do đó, các bạn nên từ bỏ thói quen uống rượu trong quá trình điều trị bệnh sỏi thận để tránh làm ảnh hưởng xấu tới tình trạng bệnh.

Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

CÁCH THANH LỌC THẬN BẰNG 3 LOẠI RỄ CÂY QUEN THUỘC

Thận là một bộ phận quan trọng của cơ thể đóng vai trò là một bộ lọc máu tự nhiên loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Chính vì thế, nếu vì một lý do nào đó khiến cho thận bị nhiễm độc làm suy giảm chức năng hoạt động của thận sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống cơ thể. Để khắc phục tình trạng thận bị nhiễm độc, 3 loại rễ cây quen thuộc dưới đây được coi là "thần dược" giúp thanh lọc thận hiệu quả.

CÁCH THANH LỌC THẬN BẰNG 3 LOẠI RỄ CÂY QUEN THUỘC

Khi thận bị nhiễm độc sẽ làm cho chức năng bị suy giảm, hạn chế khả năng lọc máu, loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể và được biểu hiện bằng một số triệu chứng thường gặp như sưng phù (chân, quanh mắt), mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, tiểu nhiều lần… Để khắc phục tình trạng này, bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn uống hợp lý tốt cho thận, người bệnh có thể áp dụng các loại rễ cây quen thuộc làm bài thuốc thanh lọc thận hiệu quả.

Rễ cây Cẩm Tú Cầu

CÁCH THANH LỌC THẬN BẰNG 3 LOẠI RỄ CÂY QUEN THUỘC


Đây là loại thảo dược đặc biệt tốt cho bệnh thận đã được nghiên cứu, áp dụng phổ biến tại nước Mỹ. Theo đó, các bài thuốc từ rễ cây cẩm tú cầu được sử dụng có tác dụng kích thích khả năng hoạt động của thận và làm sạch hệ bàng quang. Theo nghiên cứu, rễ cây tú cầu có tác dụng như một dung môi đi vào thận có tác dụng làm sạch, thanh lọc thận. Tác động của nó đối với cơ thể giúp điều tiết canxi, ngăn canxi quá mức gây bệnh sỏi thận.

Rễ cây Cần Tây

CÁCH THANH LỌC THẬN BẰNG 3 LOẠI RỄ CÂY QUEN THUỘC


Dân gian đã sử dụng bài thuốc từ cây cần tây như một cách giúp lợi tiểu tự nhiên. Bài thuốc được sử dụng bằng cả rễ và hạt cây cần tây. Sở dĩ, rễ cây cần tây có tác dụng tốt để thanh lọc thận vì nó có chứa các dưỡng chất như kali và natri có khả năng kích thích thận hoạt động, tăng lượng nước tiểu, từ đó loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.

Rễ cây Bồ Công Anh

CÁCH THANH LỌC THẬN BẰNG 3 LOẠI RỄ CÂY QUEN THUỘC


Đây là một loại thảo dược từ lâu đã được sử dụng trong các bài thuốc trị các chứng bệnh liên quan tới sỏi thận có tác dụng giúp loại bỏ lượng độc tố ra ngoài cơ thể, rất tốt cho gan, thận. Bên cạnh đó, chúng cũng hỗ trợ việc làm sạch các chất bẩn tích tụ trong máu và hỗ trợ cho gan, thận hoạt động hiệu quả hơn.

Cachs sử dụng các loại thảo dược trên rất đơn giản. Các bạn có thể chỉ cần dùng chúng để pha nước uống hàng ngày sẽ có tác dụng thanh lọc thận, tốt cho cả gan và thanh lọc máu. Ngoài ra, việc bổ sung thêm đầy đủ lượng nước rất quan trọng giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể và thanh lọc máu. Uống nước cũng là hoạt động đảm bảo cho cơ thể hoạt động và phát triển bình thường.

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

MỐI QUAN HỆ CỦA BỆNH GÚT VÀ BỆNH SUY THẬN

Bệnh gút là một trong những bệnh rối loạn về chuyển hóa có thể làm ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong cơ thể như gan, thận, khớp và tim. Bệnh gút ảnh hưởng rất lớn tới các chức năng của thận, thận là cơ quan có thể là yếu tố nguyên nhân gây ra bệnh gút, nhưng lại cũng có thể là hậu quả của bệnh gút. Hai bệnh này có sự tác động qua lại với nhau.


MỐI QUAN HỆ CỦA BỆNH GÚT VÀ BỆNH SUY THẬN

>> chua benh soi than
>> thuốc chữa bệnh sỏi thận

Mối quan hệ của bệnh thận và bệnh gút


Nguyên nhân gây nên bệnh gút

Acid uric được cơ thể sinh ra hàng ngày và hàng ngày 75% lượng acid uric đó được đào thải ra ngoài cơ thể qua thận. Do đó thận có vai trò rất quan trọng trong chuyển hóa acid uric của cơ thể. Tăng nồng độ acid uric máu là một trong những nguyên nhân làm giảm chức năng của thận trong việc đào thải acid uric. Đây là một trong những yếu tố trực tiếp gây nên hiện tượng kết tủa acid uric thành vi tinh thể muối urate natri hình kim lắng động trong cơ thể gây ra bệnh gút.

Ngoài chức năng đào thải acid uric cho cơ thể thận còn là cơ quan chính điều hòa nội môi. Nếu chức năng thận bị suy yếu sẽ gây rối loạn các yếu tố của nôi môi như: pH, nồng độ các ion kim loại, nồng độ các muối… tạo ra những điều kiện khác tham gia vào quá trình kết tủa của muối urate natri gây bệnh gút.


Bệnh gút và biến chứng của suy thận

Thận là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể, có quan hệ phối hợp hoạt động với các cơ quan khác trong cơ thể, ảnh hưởng qua lại với tất cả các cơ quan. Vì thế, một cơ quan có thể có tác động tốt hoặc xấu đến các cơ quan khác và ngược lại. Khi một cơ quan bị tổn thương hay bị giảm các chức năng cũng sẽ ảnh hưởng tới các cơ quan khác. Đây cũng là một cơ chế sinh bệnh của hầu hết các bệnh của cơ thể đặc biệt đối với các bệnh mãn tính và bệnh gút.

Đối với những bệnh nhân gút, các tinh thể urate natri lắng đọng ở nhiều cơ quan trong cơ thể. Trong đó thận là cơ quan xuất hiện lắng đọng sớm nhất. Việc vi tinh thể urate natri lắng đọng trong các xoang của thận sẽ gây ra benh soi than , làm tắc đường tiểu, viêm đường tiểu, ứ nước, dãn thận...Ngoài ra, tình trạng lắng đọng trong các xoang thận sẽ gây ra bệnh viêm thận kẽ làm tắc các ống thận, làm tổn thương tổ chức nhu mô thận làm giảm các chức năng của thận.

Những tổn thương trên thường tác động qua lại với nhau làm cho các chức năng trong thận của những bệnh nhân gút ngày càng suy giảm. Thận ngày càng suy giảm chức năng đã trực tiếp tham gia vào các cơ chế sinh ra bệnh gút, tạo ra vòng xoắn bệnh lý thúc đẩy bệnh gút tiến triển nhanh đến giai đoạn cuối, làm bệnh ngày càng khó chữa hơn. 

Chính vì lẽ đó, khi có các dấu hiệu của bệnh thận hoặc các bệnh liên quan có thể làm giảm các chức năng của bệnh thận bạn cần chú ý đến các cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời, tránh tình trạng bệnh nặng để không ảnh hưởng đến các chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH SỎI THẬN

Sỏi thận là một căn bệnh thường gặp hiện nay ở nhiều người ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời, đúng cách vẫn có thể chữa khỏi bệnh, ngăn chặn nguy cơ gây biến chứng dẫn đến bệnh suy thận. Dưới đây là tổng hợp các phương pháp trị bệnh sỏi thận cần biết để chữa bệnh sỏi thận.

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH SỎI THẬN


Điều trị nội khoa


Điều trị nội khoa được hiểu là phương pháp trị bệnh bằng cách uống thuốc giúp làm tan sỏi thận. Các này rất đơn giản, tiện lợi, dựa trên các loại thuốc có tác dụng điều trị bệnh sỏi thận. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc uống làm tan sỏi chỉ thích hợp và hiệu quả với các trường hợp bệnh nhẹ và chưa có biến chứng.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây, người bệnh có thể dùng thuốc đông y như kim tiền thảo, bông mã đề, chuốt hột (sắc nước uống), kết hợp uống nhiều nước, vận động. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần được theo dõi bằng siêu âm, nếu sau 1- 2 tháng kích thước sỏi không giảm cần chuyển phương pháp điều trị. Việc uống thuốc cũng cần tham khảo và tuân thủ theo tư vấn của bác sĩ.

Điều trị ngoại khoa


Phương pháp này được dùng thay thế điều trị cho các trường hợp bệnh nhân bị sỏi thận cấp độ nặng với những sỏi có kích thước lớn hoặc đã có biến chứng. Các phương pháp chính được thực hiện như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, phẫu thuật lấy sỏi...

- Tán sỏi ngoài cơ thể: phương pháp sử dụng máy tán sỏi phát ra tia laser hoặc sóng xung kích, phá bề mặt sỏi, đập vụn sỏi ra và đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Nó được dùng cho các trường hợp bệnh nhân có sỏi khoảng dưới 3cm và sỏi thận nằm ở vị trí nhóm đài trên. Nếu nhóm đài dưới cổ đài phải rộng.

- Tán sỏi nội soi ngược dòng: đây là phương pháp sử dụng ống soi niệu quản đi từ niệu đạo, lên bàng quang và lên niệu quản tiếp cận trực tiếp viên sỏi, dùng nguồn năng lượng bằng laser hoặc khí nén để phá vụn sỏi, bơm rửa lấy hết sỏi.

Vị trí thực hiện: đối với nam giới sử dụng ống soi tán sỏi ở vị trí 1/3 giữa và 1/3 dưới niệu quản đối với nam giới, ở nữ giới có thể tán sỏi cao hơn lên ngang đốt sống L3, L4.

- Lấy sỏi thận qua da: đây cũng là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay trong điều trị bệnh sỏi thận. Phương pháp được chỉ định dùng cho các trường hợp người bệnh bị sỏi bể thận, sỏi có kích thước lớn, sỏi san hô, sỏi cứng, sỏi nhóm đài dưới. Thực hiện nội soi, dùng tia laser hoặc khí nén hoặc siêu âm phá vỡ sỏi và lấy sỏi ra ngoài.

- Phẫu thuật nội soi lấy sỏi: Chỉ định cho những sỏi bể thận, sỏi 1/3 trên niệu quản, những sỏi lớn, mật độ chắc.

- Phẫu thuật mổ mở: Hiện nay có chỉ định ít hơn do nhiều tai biến, thời gian hồi phục lâu. Áp dụng cho những sỏi thận, niệu quản kích thước lớn, chức năng thận kém.

- Phẫu thuật bằng robot: Thực hiện ở những nước phát triển, chỉ định cho những sỏi thận lớn, rút ngắn thời gian nằm viện, chi phí rất cao.

Với các phương pháp điều trị nêu trên, việc chữa trị bệnh sỏi thận hiện nay không còn là điều khó khăn. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể tái phát lại. Chính vì thế, sau khi áp dụng các phương pháp điều trị, người bệnh cần thiết nên chú ý và có biện pháp phòng ngừa hợp lý. Có như thế mới chữa trị tận gốc được bệnh sỏi thận và ngăn chặn khả năng tái phát.

Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

CÁC LOẠI BỆNH SỎI THẬN THƯỜNG GẶP PHẢI

Sỏi thận là một bệnh thường gặp hiện nay ở nhiều người. Thông thường, hầu hết mọi người thường nghĩ bệnh sỏi thận chỉ duy nhất là do cơ thể hấp thụ quá nhiều lượng canxi. Tuy nhiên, thực tế bệnh sỏi thận là do rất nhiều nguyên nhân gây ra và có nhiều loại sỏi. Chính vì thế, người bệnh cần trang bị cho mình kiến thức cơ bản về các loại sỏi trong bệnh sỏi thận để có biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh sỏi thận hiệu quả.

CÁC LOẠI BỆNH SỎI THẬN THƯỜNG GẶP PHẢI


Sỏi canxi


Đây là loại sỏi phổ biến nhất trong bệnh sỏi thận, chiến phần lớn ở những người mắc bệnh. Sỏi canxi được xác định với đặc trưng là các viên sỏi cứng với hình dạng, kích thước khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người. Các nguyên nhân gây ra sỏi canxi bao gồm:

- Nguyên nhân do tăng hấp thụ canxi trong ruột hoặc trong ống thận. Người bệnh hấp thụ quá nhiều lượng canxi trong chế độ ăn uống sẽ khiến cho lượng caxi đào thải qua nước tiểu lớn vượt mức bình thường sẽ gây nên bệnh sỏi thận.

- Nguyên nhân do giảm citrat niệu. Bình thường, citrat niệu có tác dụng ức chế kết tinh các muối canxi. Trong các trường hợp citrat niệu bị giảm xuống do một nguyên nhân nào đó như nhiễm khuẩn tiết niệu sẽ gây bão hòa muối canxi trong nước tiểu gây nên bệnh sỏi thận.

- Nguyên nhân do nước tiểu quá bão hòa về oxalat. Dư thừa hàm lượng oxalat do tiêu thụ quá nhiều các loại thực phẩm như ần tây, tỏi tây, củ cải, rau cải, khoai lang, đậu xanh, đậu tương, bí, ớt, cà tím, măng tây,... cũng là nguyên nhân gây nên bệnh sỏi thận - sỏi canxi. Do đó, các bạn cần bổ sung sao cho hợp lý các loại thực phẩm này trong chế độ ăn hàng ngày. Nhất là đối với những người bị bệnh sỏi canxi cần hạn chế tiêu thụ.

Sỏi struvite hay sỏi nhiễm trùng


Dạng sỏi thận này chiếm một phần nhỏ trong số các bệnh nhân bị sỏi thận. Nguyên nhân gây nên sỏi struvite là do nhiễm khuẩn đường tiết niệu trong thời gian dài. Chính vì vậy, để phòng tránh và ngăn ngừa bệnh sỏi thận struvite thì mỗi người/bệnh nhân cần chú ý tới việc vệ sinh sạch sẽ hàng ngày để tránh bị nhiễm khuẩn. Việc điều trị cần thiết phải dùng kháng sinh.

Sỏi axit uric


Sỏi axit uric thường gặp ở những người có nồng độ axit uric cao, chiếm khoảng 10% các trường hợp sỏi thận. Sỏi axit uric không cứng và cũng không dễ phát hiện bằng tia X như sỏi canxi.

Nguyên nhân chính được xác định gây nên sỏi axit uric là do nước tiểu quá bão hòa acid uric. Bệnh thường gặp ở những người bị bệnh gout, béo phì, bệnh nhân tiểu đường. Để phòng tránh căn bệnh này trước hết có thể cần hạn chế tiêu thụ quá nhiều các loại thức ăn chứa lượng đạm cao, phòng tránh và điều trị có hiệu quả các căn bệnh có liên quan nêu trên.

Sỏi cystin


Sỏi cystin rất hiếm, hình thành do cystin bị đào thải nhiều qua thận nhưng ít hòa tan nên dễ đọng thành sỏi. Trong các loại sỏi thì sỏi cystin có tính di truyền rõ rệt nhất. Những người với tiền sử gia đình có người mắc bệnh có nguy cơ cao bị mắc loại sỏi này.

Trên đây là các loại sỏi trong bệnh sỏi thận thường gặp phải. Tùy thuộc vào từng loại sỏi và tình trạng bệnh mà có biện pháp và hướng điều trị được áp dụng phù hợp. Người bệnh vì thế cần được xác định đúng loại sỏi thận để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

RAU NGỔ TRỊ SỎI THẬN

Sỏi thận là hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết tủa lại gây nên sỏi thận. Đây là một căn bệnh diễn ra phổ biến hiện nay. Bệnh không chỉ gây ra những phiền toái mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe. Hiện có nhiều cách điều trị sỏi thận, trong đó có cách cách điều trị dơn giản từ một số loại cây, lá. Rau ngổ cũng là một cách nằm trong số đó.

RAU NGỔ TRỊ SỎI THẬN

Rau ngổ (rau om) có tên khoa học là Limmophila chinensis. Cây có dạng thân thảo cao khoảng 20cm, thân xốp có nhiều lông. Lá nhẵn, mọc đối, không cuống, hơi ôm thân. Đây là một loại cây quen thuộc trong đời sống hàng ngày và được biết đến nhiều với vai trò là một loại rau thơm dùng trong chế biến món ăn. Bên cạnh đó, dân gian cũng thường dùng loại rau này để trị một số bệnh như trị ho, sổ mũi, sưng viêm, bệnh ngoài da gây mủ,...

Tác dụng của rau ngổ có được chính là nhờ các dưỡng chất và thành phần có trong nó bao gồm nước, protid, glucid, vitamin B, C, caroten, các loại tinh dầu và đặc biệt là  các nhóm hợp chất coumarine và flavonoid có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn.

Trong Đông y, rau ngổ được tận dụng để trị được rất nhiều bệnh nhờ có vị cay, thơm, hơi chát, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, chỉ khái, giải độc, tiêu thũng, trừ viêm, chống sưng, giảm đau, sát trùng đường ruột, làm thuốc lợi tiểu, trị sỏi thận, sốt nóng, chống lão hóa, ngừa ung thư... trị thủy thũng, viêm kết mạc, phong chẩn, thủy đậu, trị những cơn đau thắt bụng.

Tất cả các bộ phận của cây rau ngổ đều có tác dụng chữa bệnh. Và thực tế, nó có mặt trong nhiều bài thuốc trị bệnh ở nhiều quốc gia khác nhau như Trung Quốc, Ấn Độ và cả nước ta.

Cách trị sỏi thận bằng rau ngổ

Để trị bệnh sởi thận bằng rau ngổ, các bạn có thể thực hiện theo các cách dưới đây:

Cách 1: hái rau ngổ tươi, rửa sạch, giã nát lấy nước cốt, sau đó cho thêm một chút muối trắng vào khuấy đều và uống ngày 2 lần. Bạn cần kiên trì sử dụng trong khoảng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.

Cách 2: bạn có thể uống nước sinh tố rau ngổ mỗi ngày hoặc dùng đun sôi với nước để uống.

Cách 3: các bạn lấy rau ngổ tươi kết hợp với râu ngô, bông mã đề để nấu nước uống chữa sỏi thận.

Các cách này có tác dụng lợi tiểu, giảm co thắt cơ trơn, giãn mạch máu, tăng lọc ở cầu thận; do đó làm tăng lượng nước tiểu, tạo điều kiện cho sỏi thận bị tống ra ngoài.

Lưu ý

Dùng rau ngổ có tác dụng trị sởi thận. Tuy nhiên, với loại thảo dược trị bệnh nào khi sử dụng bạn cũng cần chú ý, nhất là về vấn đề vệ sinh.

- Thân rau ngổ có nhiều lông và hay mọc ở nơi ẩm ướt đầm lầy dễ bị nhiễm khuẩn nên trước khi sử dụng, các bạn cần rửa thật kỹ càng.

- Bệnh nhân là phụ nữ mang thai thì nên hạn chế dùng cách này vì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi

- Trong khi điều trị bằng cách uống nước rau ngổ, các bạn vẫn phải tuân thủ phương pháp điều trị chính và nên đi kiểm tra bệnh thường xuyên. Cần thiết nên hỏi bác sĩ về việc dùng rau ngổ có phù hợp hay chú ý gì khi đang dùng các loại thuốc khác không.

NƯỚC RAU THÌ LÀ CHỮA BỆNH SỎI THẬN

Sỏi thận là một bệnh phổ biến hiện nay và có rất nhiều phương pháp chữa trị. Trong đó, một số loại cây cối quanh mà là những bài thuốc đơn giản giúp trị bệnh hiệu quả. Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc và các loại nước uống từ đó để chữa bệnh cho mình, đặc biệt là nước rau thì là.

Nước rau thì là chữa sỏi thận

NƯỚC RAU THÌ LÀ CHỮA BỆNH SỎI THẬN

Thì là được biết đến đầu tiên với vai trò là một loại rau thơm dùng làm gia vị chế biến món ăn hàng ngày. Các món canh chua rất cần có sự góp mặt của loại gia vị này mới "dậy" mùi và hấp dẫn hơn được. Không nhưng thế, cây thì là còn có tác dụng chữa được rất nhiều bệnh, tốt cho những bệnh nhân bị sỏi thận để điều trị.

Các bộ phận của cây thì là như lá, hạt đều có tác dụng trị bệnh rất hiệu quả. Lá thì là có thể chữa rối loạn tiêu hóa, chữa bệnh thận, đái dắt, chứng mất ngủ, sốt rét,.... Trong khi đó, hạt cây thì là dùng để chữa bệnh tim, dạ dày, giảm cân, loại bỏ gốc tự do, tốt cho người cai nghiện,...

Để chữa bệnh sỏi thận, các bạn lấy rau thì là và bông mã đề đem rửa sạch, giã hoặc xay lọc bằng nước sôi để lấy nước cốt, uống ngày 3 lần.

Ngoài ra, bạn có thể dùng cây thì là chữa bệnh đái dắt bằng cách lấy một nắm thì là tẩm với muối, đem sao vàng lên rồi tán bột mịn, dùng bột ăn cùng với bánh dầy sẽ có tác dụng chữa chứng tiểu buốt, tiểu dắt hiệu quả.

Nước lá cối xay chữa bệnh sỏi thận

NƯỚC RAU THÌ LÀ CHỮA BỆNH SỎI THẬN

Lá cối xay 100g, rau ngổ 100g, giã nhỏ, lọc bằng nước sôi để nguội lấy 150ml nước, cho đường khuấy đều, chia 3 lần uống trong ngày, uống liền 3 ngày.

Nước lá đồng tiền

Lá đồng tiền 10g, lá bông mã đề 100g, rễ cỏ tranh 100g. Các thứ trên rửa sạch, sắc 600ml nước còn 300ml, uống ngày 3 lần, liên tục trong 3 ngày.

Trên đây là một số bài thuốc đơn giản trị bệnh sỏi thận mà bạn có thể áp dụng hàng ngày. Với rau thì là, cách đơn giản nhất là thường xuyên sử dụng chúng làm gia vị hoặc luộc chín trộn với dầu để ăn sẽ giúp bổ thận rất tốt. Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần thường xuyên đi kiểm tra tình trạng bệnh và tham khảo ý kiến bác sĩ để có sự điều chỉnh hợp lý nhất.

SỎI THẬN DỄ DẪN ĐẾN SUY THẬN

Sỏi thận là căn bệnh khá phổ biến và không khó chữa. Tuy nhiên trong thực tế người bệnh thường phát hiện căn bệnh này khá muộn khi sỏi phát triển lớn gây đau đớn , vì vậy mà nó để lại nhiều biến chứng. Có thể nói biến chứng nguy hiểm nhất của benh soi than là căn bệnh suy thận . Căn bệnh này có thể ảnh hưởng nhiều tới chức năng thận cũng như tính mạng của bệnh nhân.
 NGUY HIỂM SỎI THẬN DỄ DẪN ĐẾN SUY THẬN
Sỏi thận không điều trị kịp thời sẽ rất dễ dẫn dến suy thận 

SỎI THẬN DỄ DẪN ĐẾN SUY THẬN


Các biến chứng của bệnh sỏi thận

Tắc đường tiểu

Những hòn sỏi hình thành trong lòng đường tiểu như: đài thận, bồn thận, bọng đái đều có khả năng rơi vào niệu quản hoặc niệu đạo và gây bế tắc.

Nhiễm trùng

Hòn sỏi nằm lâu ngày trong hệ niệu là nơi vi trùng tụ tập và phát triển, do đó, sẽ gây nhiễm trùng. Ở các trường hợp nhiễm trùng nhẹ, các triệu chứng có thể là tiểu gắt, đau lưng, thử nước tiểu thấy có bạch cầu một hoặc hai. Trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể bị tiểu ra mủ, sốt cao. Nếu phối hợp với bế tắc đường tiểu thì có thể gây ra thận ứ mủ hoặc thận hoá mủ.

Suy thận cấp và mãn tính

Nếu hai quả thận đều bị bế tắc cùng một lúc, bệnh nhân rất dễ rơi vào tình trạng không có một giọt nước tiểu nào cả, nếu kéo dài trong vài ngày có thể dẫn đến tử vong. Quá trình nhiễm trùng, ứ nước lâu ngày có thể hủy hoại dần dần chủ mô thận.

Vỡ thận

Vỡ thận xảy ra khi thận bị ứ nước to, vách thận mỏng. Tuy nhiên, đây là trường hợp rất hiếm gặp.

Tại sao sỏi thận lại gây ra suy thận

Sỏi thận hình thành là do sự tăng quá mức nồng độ các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho. Những chất này lắng đọng trong đài, bể thận và kết thành sỏi. Những viên nhỏ có thể tự ra ngoài theo nước tiểu mà không gây triệu chứng gì. Những viên lớn hơn có thể vẫn di chuyển được theo dòng nước tiểu nhưng gây đau đớn và chảy máu đường tiết niệu, hay mắc lại ở những chỗ hẹp của niệu quản, gây viêm tắc niệu quản, bí tiểu. Những viên có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn rất dễ làm tổn thương thận là điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm đường tiểu. Người bệnh sẽ thấy đau lưng, đái buốt, đái dắt, đái đục. Khi sỏi xuất hiện ở hai bên thận kết hợp với đường tiểu bị viêm nhiễm nặng sẽ khiến chức năng thận bị suy giảm và dẫn đến suy thận.

Suy thận là trạng thái suy giảm chức năng của thận, bao gồm chức năng bài tiết lượng nước dư thừa trong cơ thể và bài tiết chất độc trong cơ thể do quá trình trao đổi chất gây ra, và kéo theo sự suy giảm chức năng sản xuất một vài hooc - môn do thận sinh ra. Suy thận ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe bệnh nhân như: gây ra các bệnh cao huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim, viêm loét dạ dày, giảm sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục, gây vô sinh, giảm tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Đặc biệt, khi khả năng lọc của thận chỉ còn từ 5 - 10% thì thận đi vào giai đoạn cuối và cần phải lọc thận nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì cuộc sống.

Những bệnh nhân bị sỏi thận nếu không được chữa trị sớm và kịp thời sẽ có nguy cơ bị suy thận rất cao.

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

CÂY RÂU MÈO TRỊ SỎI THẬN

Sỏi thận là một bệnh diễn ra phổ biến hiện nay ở nhiều người. Sỏi có thể hình thành và di chuyển bất cứ vị trí nào trên đường đi của nước tiểu gây nên những phiền toái và đau nhức cho người bệnh. Hiện nay có nhiều phương pháp và loại thuốc giúp làm tan sỏi. Trong đó, người bệnh có thể tham khảo bài thuốc trị bệnh sỏi thận và các chứng bệnh về đường tiểu từ cây râu mèo dưới đây.

CÂY RÂU MÈO TRỊ SỎI THẬN

Cây râu mèo còn gọi là Cây bông bạc. Tên khoa học là Orthosiphon stamineus Benth. Đây là một loại cây nhiệt đới. Ở Việt Nam, cây râu mèo phân bố rải rác ở vùng đồng bằng và miền núi như: Cao Bằng, Thanh Hóa (Vĩnh Lộc), Hà Nội (Ba Vì), Lâm Đồng, Phú Yên (Tuy Hòa), Ninh Thuận (Phan Rang), Kiên Giang (Phú Quốc)… Cây râu mèo là một vị thuốc quý trong Đông y dùng để chữa được nhiều căn bệnh và hiếm nguyên liệu trong nước. 

Cây râu mèo có tác dụng trị bệnh sỏi thận và các triệu chứng về đường tiểu

Theo Đông y, cây râu mèo có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, trừ thấp, dùng làm thuốc lợi tiểu mạnh, thông mật, dùng trong bệnh sỏi thận, sỏi túi mật, viêm túi mật, dùng trị viêm thận cấp tính và mạn tính; viêm bàng quang; sỏi tiết niệu…

Theo các nhà nghiên cứu, cây râu mèo có tác dụng điều trị bệnh thận, giúp làm kềm hóa máu, hoạt chất orthosiphonin và muối kali trong dược liệu có tác dụng giữ cho acid uric và muối urat ở dạng hòa tan, khiến chúng không thể lắng đọng để tạo thành sỏi thận. Tác dụng này của cây râu mèo đã được thử nghiệm và áp dụng chữa trị cho bệnh nhân gặp các vấn đề về thận và đường tiểu ở nhiều nước.

Cách dùng cây râu mèo chữa bệnh sỏi thận

Trị bệnh sỏi thận

người bệnh nên chọn dùng cành lá cây lúc hoa đang nở rồi phơi khô. Khi dùng, bạn cho cả nguyên liệu tươi và khô dưới dàng thuốc sắc, hãm như trà hoặc nấu cao lỏng để uống. Bài thuốc được sử dụng liên tục trong 8 ngày thì nghỉ 2 - 4 ngày.

Trị sỏi tiết niệu loại sỏi nhỏ

Có 2 cách áp dụng bài thuốc từ cây râu mèo trị bệnh sỏi tiết niệu. Hoặc là bạn lấy lá cây râu mèo khô, rửa sạch hãm với nửa lít nước sôi như hãm trà rồi chia 2 lần uống trong ngày, trước khi ăn cơm 15 - 30 phút. Uống nóng, uống liên tục 10 ngày, nghỉ 4 ngày, lại uống tiếp đợt khác. Hoặc cũng là cỏ râu mèo kết hợp với các vị thuốc khác như chó đẻ răng cưa, thài lài, mỗi vị 30g. Tất cả rửa sạch cho 800ml nước, sắc còn 250ml, uống trong ngày, trước khi ăn, lúc còn nóng. Dùng 5 -10 ngày một liệu trình.

Trị tiểu tiện không thông (tiểu buốt, rắt)

Lá cây râu mèo kết hợp với thài lài trắng đem rửa sạch cho vào đun với nước. Sau đó, bạn cho hoạt thạch, uống trong ngày. Uống liền 5 ngày. Nếu tiểu tiện bình thường thì ngừng thuốc.

Trị tiểu ra sỏi, tiểu ra máu và tiểu buốt: râu mèo 40g, thài là trắng 30g, Sắc lấy nước, mỗi lần hòa thêm 6g bột hoạt thạch uống trong ngày, chia làm 3 lần. Uống liền 5 - 7 ngày.

Trị viêm đường tiểu: râu mèo, thài lài, chó đẻ răng cưa, mỗi thứ 30g sắc uống. Dùng trong một tuần lễ.

Ngoài ra, cây râu mèo còn có tác dụng hạ đường huyết, bảo vệ gan, tăng sức đề kháng và trị mụn hiệu quả. Cũng là một vị thuốc Đông y, tuy nhiên, việc sử dụng dược liệu này để chữa bệnh không "thoải mái" như các dược liệu khác. Người bệnh không nên dùng thuốc với liều lượng cao và trong thời gian dài vì có thể nhiễm độc tố. Đặc biệt, với những phụ nữ mang thai 3 tháng đầy thì cần hết sức lưu ý và cẩn trọng khi sử dụng bài thuốc từ cây râu mèo trị bệnh. Râu mèo là một dược liệu có tác dụng trị được nhiều bệnh. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý sử dụng mà trước đó cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

MỐI LIÊN HỆ GIỮA SỎI THẬN VÀ BỆNH SUY THẬN

Sỏi thận là một căn bệnh xảy ra phổ biến hiện nay và là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh suy thận - căn bệnh nguy hiểm đe dọa tới tính mạng con người. Chính vì vậy, mỗi người cần có biện pháp để phòng tránh và ngăn ngừa 2 căn bệnh này. Bên cạnh đó, việc nhận biết bệnh sỏi thận và suy thận ở giai đoạn sớm và có biện pháp chữa trị kịp thời sẽ có giúp đẩy lùi có hiệu quả căn bệnh suy thận.

Biểu hiện của bệnh sỏi thận

MỐI LIÊN HỆ GIỮA SỎI THẬN VÀ BỆNH SUY THẬN


Các biểu hiện của bệnh sỏi thận thường không khó để nhận biết. Người bệnh có thể chỉ cần chú ý một chút sẽ nhận ra các dấu hiệu để xác định đang mắc phải căn bệnh này thông quan các biểu hiện đặc trưng, cụ thể như sau:

- Thường xuyên bị đau ở vùng thắt lưng: khi bị sỏi thận, người bệnh sẽ thường xuyên gặp phải các cơn đau, cụ thể là đau ở vùng thắt lưng. Các cơn đau này có thể kéo dài, đau ê ẩm, đau dữ dội và mức độ tăng lên khi vận động nặng. Bên cạnh đó, có trường hợp người bệnh gặp phải các cơn đau ở vùng hạ sườn và có thể kèm theo đó là hiện tượng buồn nôn và nôn. Nguyên nhân của hiện tượng này là do đường tiết niệu bị kích thích gây ra tình trạng co thắt, tắc đường tiết niệu làm cho nước tiểu không thể được bài tiết ra ngoài và gây áp lực cho vùng bể thận.

- Đi tiểu ra máu: đây là một triệu chứng đặc trưng của bệnh sỏi thận. Hiện tượng này còn có thể kèm theo chứng tiểu buốt, tiểu dắt, là kết quả của các cơn đau dữ dội do sỏi thận gây ra.

- Sốt cao: đây có thể là biểu hiện của nhiều chứng bệnh khác nhau. Tuy nhiên, nếu người bệnh thường xuyên bị sốt cao từ 38-39 độ C, cảm thấy ớn lạnh, rét run, thận to đau, cảm giác bỏng rát kèm theo 2 triệu chứng nên trên thì phần trăm rất lớn đã mắc bệnh sỏi thận và cần được nhanh chóng đi kiểm tra để được chẩn đoán chính xác.

Bệnh sỏi thận dễ gây ra suy thận

MỐI LIÊN HỆ GIỮA SỎI THẬN VÀ BỆNH SUY THẬN


Người bệnh sỏi thận rất dễ dẫn đến bị suy thận. Mối liên hệ này được thể hiện rất rõ ở các biểu hiện của bệnh sỏi thận. Các viên sỏi thận sau khi hình thành do sự tăng quá mức nồng độ các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho sẽ gây ra các triệu chứng thường gặp như đã nêu ở trên (đau lưng, tiểu buốt, tiểu ra máu,...). Khi đó, đường tiểu sẽ dễ dàng và nhanh chóng vị viêm nhiễm nếu không được khắc phục nhanh chóng sẽ khiến chức năng thận bị suy giảm và dẫn đến suy thận. Suy thận là trạng thái suy giảm chức năng của thận, bao gồm chức năng bài tiết lượng nước dư thừa trong cơ thể và bài tiết chất độc trong cơ thể do quá trình trao đổi chất gây ra, và kéo theo sự suy giảm chức năng sản xuất một vài hooc - môn do thận sinh ra.

Khi bệnh nhân bị suy thận đồng nghĩa với việc chức năng hoạt động của thận đã suy yếu, thậm chí mất chức năng hoạt động sẽ gây hại rất lớn cho sức khỏe người bệnh. Bệnh suy thận ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và làm ảnh hưởng xấu tới hoạt động của các cơ quan khác gây ra nhiều bệnh có liên quan và làm giảm tuổi thọ của người bệnh. Những bệnh nhân bị sỏi thận nếu không được chữa trị sớm và kịp thời sẽ có nguy cơ bị suy thận rất cao.

Xác định được mức độ nguy hiểm của bệnh sỏi thận dẫn đến suy thận gây nguy hại tới tính mạng, mỗi người, nhất là những người bị bệnh thận cần sớm nhận biết các triệu chứng của bệnh để có cách xử lý kịp thời. Cần nhanh chóng đi kiểm tra để đưuọc xác đinh chính xác tình trạng bệnh nếu nhận thấy các triệu chứng để có phương pháp điều trị phù hợp là cách tốt nhất.

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

TRỊ BỆNH SỎI THẬN BẰNG ĐU ĐỦ XANH

Có thể bạn đã quên mất tác dụng của trái đu đủ xanh. Đu đủ xanh có nhiều tác dụng để trị một số bệnh mà bạn chưa biết. Dưới đây là cách trị sỏi thận bằng đu đủ xanh.
Tác dụng:
* Làm tan sạn thận, sạn mật
* Trị sốt rét rừng, sốt kinh niên(chỉ 1 lần là khỏi)
* Trị rắn độc cắn
* Trị bệnh trường phong hạ huyết
* Giúp nhuận tràng, tiêu tích trệ, lợi trung tiện, lợi tiểu
* Trục giun
* Trị di,mộng,hượt, tinh
*Trị ho gà.

Trị bệnh sỏi thận bằng đu đủ xanh

1. Làm tan sạn thận, sạn mật

Khá nhiều người bị mắc chứng sạn thận hoặc sạn túi mật, có thứ sạn hạt tròn trơn, không làm cho đau đớn nhiều, loại sạn này có khi lớn gần bằng quả trứng. Nhưng sạn gai, giống như quả ké, gai nhọn đâm vào thịt, làm cho nước tiểu thấm vào vết thương sẽ đau khốn khổ. Nhiều người bị sạn thận, phải mổ đến 9-10 lần mà vận chưa hết sạn, vì chất canxi ở ngay trong máu, nếu không trừ được tận gốc chất canxi trong máu thì gốc vẫn còn, mà gốc còn tất nhiên sẽ mọc ngọn trở lại. Nếu có mổ hay bắn tia phóng xạ thì chỉ là cắt được cái ngọn thôi. Phương pháp trị bệnh sán theo ngoại khoa, có nhiều cách khác nhau, nhưng cách trị bằng trái đu đủ xanh, rất dễ dàng và có kết quả tốt.

CÁCH LÀM:

Trái đu đủ còn xanh, vừa đủ ăn cho 1 người, cắt đầu đuôi, khoét bỏ hột đi, giữ nguyên vỏ, bỏ chút muối vô trong, nấu cách thủy cho mềm, để nguội ăn hết cả vỏ, nếu là trái lớn có thể ăn ngày hôm sau (Nên tìm trái nhỏ ăn 1 ngày thì tốt hơn); ăn trong 1 tuần. Chỉ không đầy 10 ngày bệnh sẽ hết.

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN HIỆU QUẢ BẰNG THUỐC DƯỠNG THẬN TUỆ LINH

Thuốc Dưỡng thận tuệ linh là một loại thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ điều trị rất tốt cho bệnh nhân bị sỏi thận, sỏi tiết niệu và bàng quang. Đặc biệt, nghiên cứu cho thấy trong dịch tiết của cây tầm gửi (thành phần của thuốc) có catechin, một hợp chất hỗ trợ ngăn hình thành sỏi canxi, giúp điều trị sỏi tiết niệu, thận, bàng quang. 

ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN HIỆU QUẢ BẰNG THUỐC DƯỠNG THẬN TUỆ LINH

Thuốc Dưỡng thận Tuệ Linh hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận hiệu quả

Thành phần thuốc: 

Cao cỏ mần trầu, bột Thổ phục linh, cao mã đề, cao lá cây cối xay, cao rễ cỏ tranh, cao tầm gửi gạo, kiem tiền thảo. Đây đều là các vị thuốc từ tự nhiên có tác dụng tốt cho thận.

Công dụng của thuốc:

- Lợi niệu, giải độc, giúp tăng khả năng đào thải độc tố, các chất thải tích tụ lâu ngày trong máu và cơ thể qua thận. Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu và bàng quang.

- Hỗ trợ điều trị viêm thận cấp và mãn tính dẫn đến đái đục, đái buốt, đau thắt lưng.

- Hỗ trợ điều trị chứng suy thận.

Cách dùng và liều dùng:

Thuốc Dưỡng thận Tuệ Linh có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận, khắc phục và làm giảm các triệu chứng bệnh thận. Tùy theo từng mức độ và các biểu hiện bệnh khác nhau, người bệnh sẽ sử dụng thuốc với liều lượng như sau:

- Viêm thận, đái đục, đái buốt: Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 3 gói với nhiều nước. Mỗi đợt dùng 10 ngày. Nếu thấy nước tiểu vẫn đục hoặc vàng thì dùng đợt khác.

- Sỏi thận, suy thận: Dùng ngày 3 gói chia 3 lần. Dùng lâu dài đến khi bệnh ổn định.

- Phòng ngừa suy thận cấp do rượu bia: Uống 4 gói ngay sau uống rượu, mỗi ngày dung 01 gói để bảo vệ thận.

Đối tượng sử dụng thuốc:

Là những người có triệu trứng đái đỏ, đái buốt, đái đục, viêm bể thận, bàng quang, suy thận.

Lưu ý khi sử dụng thuốc:

- Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

- Không dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú

- Ngừng sử dụng nếu không dung nạp hoặc mẫn cảm với một trong các thành phần của công thức.

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

MỘT SỐ THỰC PHẨM NGƯỜI BỊ SỎI THẬN NÊN HẠN CHẾ

Dưới đây là một số thực phẩm người bị sỏi thận nên hạn chế: 

Rau: Những loại rau có hàm lượng oxalat cao bao gồm: cần tây, tỏi tây, đậu bắp, củ cải, đậu, rau cải, khoai lang, đậu xanh, bí, cải xoăn, rau bina, cải xoong, ớt, cà tím, đậu tương. Các loại rau làm tăng axit uric bao gồm đậu, súp lơ, rau bina, măng tây và nấm.
MỘT SỐ THỰC PHẨM NGƯỜI BỊ SỎI THẬN NÊN HẠN CHẾ
Rau bina
Trái cây: Quả việt quất, quýt, dâu tây, quả mâm xôi, nho đỏ, vỏ cam quýt... có hàm lượng oxalat cao cũng tăng nguy cơ gây sỏi thận.
Thực phẩm nhiều protein: Các thực phẩm làm tăng axit uric bao gồm: Cá trích, cá mòi, cá cơm, nội tạng động vật bao gồm cả gan và lá lách. Cần hạn chế sò điệp vì chúng giàu canxi. Những người đang điều trịbệnh sỏi thận cần hạn chế số lượng thịt tiêu thụ mỗi bữa ăn. 

Ngoài ra, người bị bệnh sỏi thận cần ăn kiêng một số sản phẩm từ sữa vì chúng có nhiều canxi như phomat và sữa chua. Đồ uống giàu oxalat bao gồm cà phê, bia, ca cao và nước chè. Socola, đậu phụ, mùi tây, hẹ, mầm lúa mì cũng cần ăn kiêng.

Người bị sỏi thận cũng nên kiêng nội tạng động vật, các loại thực phẩm làm tăng axit uric bao gồm nấm men, nước thịt, nước dùng xương và đồ uống có cồn. Người bệnh cũng cần kiêng các thực phẩm chứa nhiều muối như thực phẩm chế biến sẵn hoặc thức ăn có chứa nhiều chất béo.
Theo: Chữa bệnh sỏi thận

HOA DÂM BỤT CHỮA SỎI THẬN

10 năm 2 lần nhập viện mổ vì sỏi thận 

Chị Nguyễn Tùng Hương (47 tuổi, 70/3 Nguyễn Trung Trực, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM) cho biết, hồi con gái chị đã liên tục bị những cơn đau buốt từ lưng xuyên xuống chân. Mãi đến lập gia đình và theo chồng lên TPHCM, đi khám ở Bệnh viện Bình Dân mới được biết mình bị sỏi thận. Qua các chẩn đoán cận lâm sàng như siêu âm, chụp X-quang, bác sĩ cho biết, sỏi trong thận đã tích tụ khá lâu và hiện đã to khoảng 10mm x 10mm, các bác sĩ khuyên chị nên mổ lấy viên sỏi ra để thận khỏi bị ứ nước dẫn đến suy thận. Thế là chị mổ năm 1992. Sau khi phẫu thuật bác sĩ cho biết, viên sỏi thận của chị thuộc loại sỏi san hô, rất cứng và có chân bám chắc. Hồi đó còn mổ hở nên vết sẹo dài và xấu ở sau lưng, hông chứ không phải như bây giờ mổ nội soi.
HOA DÂM BỤT CHỮA SỎI THẬN
Hoa dâm bụt
10 năm sau (2002), sau khi sinh đứa con thứ hai, chị Hương lại bắt đầu có những cơn đau buốt lưng y như trước. Chị đi khám và siêu âm ở khoa Niệu C, Bệnh viện Bình Dân. Sau khi làm các xét nghiệm cận lâm sàng thì cả chị và bác sĩ đều lo lắng vì trong thận phải (quả thận đã mổ) có tới 17 viên sỏi. Mặc dù việc mổ sẽ rất phức tạp nhưng với số lượng sỏi và tình trạng ứ nước của bệnh nhân, các bác sĩ quyết định mổ và đưa chị vào danh sách lên lịch phẫu thuật. 

Nhờ bài thuốc dân gian 

Chị Tùng Hương vẫn còn ấn tượng từ lần trước về cái vết sẹo dài ấy nên thật sự cảm thấy sợ hãi khi nghĩ chuyện phải phẫu thuật lần thứ hai. Chị đang lo âu và sợ hãi về mấy cái viên sỏi thận tái lại của mình thì tình cờ mẹ nuôi của chị đi tu ở trên núi xa về và khuyên chị dùng thử bài thuốc của sư trụ trì nơi mẹ nuôi chị đang tu học. Bài thuốc đơn giản là dùng 9 bông hoa dâm bụt chưng cách thủy, ăn hết cả nước lẫn cái liên tục. Chuẩn bị đến ngày mổ thì chị có kinh nguyệt nên bác sĩ cho chị dời ngày mổ qua tháng sau.

Ở nhà, chị tiếp tục món ăn hoa dâm bụt chưng đường phèn và đến gần ngày mổ, bỗng dưng chị bị bí tiểu phải vào bệnh viện cấp cứu. Qua siêu âm, bác sĩ ngạc nhiên vì sỏi thận của chị nhiều đếm không hết, không phải 17 viên như tháng trước mà bây giờ cả vốc, chỉ có điều là kích thước các viên sỏi này nhỏ hơn lần trước và có viên đang bị mắc kẹt ở niệu đạo khiến chị bị bí tiểu.

Sau khi khám lâm sàng và kết quả cận lâm sàng và nghe chị Tùng Hương nói về bài thuốc chị đang dùng thì bác sĩ đoán đây là hiệu quả của bài thuốc hoa dâm bụt đã khiến các viên sỏi vỡ nhỏ. Bác sĩ cho chị Hương toa thuốc lợi tiểu và chống viêm. Sau 1 ngày dùng thuốc, khi đi tiểu chị nghe đau buốt và bỗng hàng loạt viên sỏi rơi ra nghe lạo xạo, màu trắng đục. Hiện tượng này kéo dài thêm một ngày. Ba ngày sau tái khám, bác sĩ khoa Niệu C, Bệnh viện Bình Dân đã chúc mừng chị vì quả thận đã không còn viên sỏi nào nữa.
Chị Tùng Hương cho biết thêm, hoa dâm bụt đem về rửa sạch lặt bỏ cuống hoa, bỏ 9 cái hoa vào bát ăn cơm đổ nước gần đầy bát và bỏ vào 1 cục đường phèn nhỏ bằng đốt tay và đem chưng cách thủy, nước sôi được 1 phút, bắc ra để nguội ăn và uống hết, mỗi ngày một lần. Trước khi dùng bài thuốc này thì người bệnh nên đi siêu âm xem sỏi thận như thế nào, sau 1 tháng uống bài thuốc này thì đi siêu âm lại để xem kết quả và nhớ là mỗi ngày phải uống đủ 2,5 lít nước thì mới mong ra sỏi.

Lương y Đinh Hương Trà, Hội Đông Y TPHCM cho biết, hoa dâm bụt có vị ngọt, tính bình, không độc, tính thông hoạt, giải khát... chữa khó ngủ, hồi hộp, nước tiểu đỏ, chữa di mộng tinh... Nhưng để chữa sỏi thận thì chưa nghe thấy. Nhưng nếu có nhiều người dùng thấy tốt, chữa được bệnh thì nên tham khảo.

UỐNG NHIỀU TRÀ ĐÁ GÂY SỎI THẬN

Trà đá là một loại thức uống giải khát rất quen thuộc của nhiều người lao động. Tuy nhiên việc uống quá nhiều loại nước này sẽ có thể khiến bạn bị sỏi thận . Nguyên nhân là do trong trà đá chứa nhiều chất oxalate gây hình thành muối và chất khoáng trong nước tiểu khiến bạn bị sỏi thận. Cùng tìm hiểu về vấn đề này.

UỐNG NHIỀU TRÀ ĐÁ GÂY SỎI THẬN

Bình thường, nếu sỏi thận có kích thước nhỏ nó sẽ không gây ra tác hại gì nhiều cho chúng ta. Nhưng khi chúng phát triển và có kích thước lớn, mắc kẹt trong niệu quản sẽ gây cảm giác đau đớn và khó chịu, thậm chí có nhiều trường hợp phải can thiệp bằng phẫu thuật

Theo các chuyên gia, ở nam giới, tỷ lệ mắc và khả năng phát triển bệnh sỏi thận cao, nhanh hơn gấp 4 lần so với phụ nữ. Còn ở phụ nữ, nhóm các đối tượng có nguy cơ cao mắc sỏi thận bao gồm những phụ nữ trên 40 tuổi, phụ nữ có nồng độ estrogen thấp, cũng như những người phụ nữ sau mãn kinh và người phải cắt bỏ buồng trứng.

Vì vậy, các chuyên gia khuyên chúng ta nên uống ít trà đá, nên sử dụng nước lọc là tốt nhất. Ngoài ra, chúng ta cũng nên dùng nước chanh vì nó có chứa hàm lượng citrate rất cao có thể ngăn chặn được sự hình thành, tích tụ của muối và khoáng chất gây nên sỏi thận.

Để tránh nguy cơ bị sỏi thận bạn nên hạn chế dùng một số thực phẩm có chứa hàm lượng oxalate cao như: Rau cải bó xôi, chocolate, các loại hạt, thịt và muối cũng không được dùng quá nhiều, đồng thời nên uống nhiều nước.

Các nhà nghiên cứu cũng khuyên người bệnh nên có cách ăn uống thích hợp với loại sỏi thận mà mình đang mắc phải: Tuỳ theo từng loại sỏi thận, chế độ ăn kiêng cũng khác nhau:

- Sỏi canxi: Giới hạn lượng canxi đưa vào không quá 600 mg/ngày và gia tăng lượng chất xơ (từ rau và trái cây là chính). Không nên dùng các loại nước “cứng” (nước có hàm lượng canxi cao, khi giặt bằng xà phòng thì khó nổi bọt). Dùng các loại thuốc lợi tiểu để làm trôi những sỏi đã hình thành.

- Sỏi oxalat: Không ăn các loại măng tây, đậu cô ve, củ cải đường, đào lộn hột, rau diếp, đậu bắp, nho, mận, khoai lang và trà. Nghĩa là nên cảnh giác với thức ăn chua hay các viên vitamin C liều cao. Nếu có chứng phân mỡ đi kèm thì không nên dùng quá 50 g chất béo mỗi ngày.

- Sỏi axit uric: Các sỏi này liên quan đến chuyển hoá purin và đôi khi là một biến chứng của bệnh gút. Nên giảm ăn những chất có purin (những thức ăn quá nhiều đạm).

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH SỎI THẬN

- Do uống nước không đủ, nhất là với những người lao động nặng nhọc, hoặc mải làm việc cả ngày không uống nước, lúc uống lại uống quá nhiều mà không uống đều trong ngày. Nguồn nước uống chứa nhiều canxi… cũng gây tạo sỏi.
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH SỎI THẬN
Thịt bò
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý: Nhiều người thích ăn một số món khoái khẩu như ăn quá nhiều thịt hoặc ngược lại, ăn quá nhiều rau cũng là những nguyên nhân gây nên sỏi thận. Ăn nhiều muối, người thừa cân béo phì, nghiện rượu... nguy cơ mắc bệnh cao

- Do viêm nhiễm trùng bộ phận sinh dục, nguyên nhân này thường gặp ở nữ giới nhiều hơn. Khi không vệ sinh thường xuyên, vi trùng có cơ hội xâm nhập gây viêm đường tiết niệu, tạo mủ và lắng đọng các chất bài tiết của cơ thể, từ đó hình thành nên sỏi thận

CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH SỎI THẬN

Gần đây mẹ em thường bị đi tiểu có lẫn máu và có lúc nước tiểu lại bị đục. Em nghe nói đây là triệu chứng của bệnh sỏi thận. Bác sĩ cho em hỏi có phải mẹ em đang mắc căn bệnh này không? Mẹ em năm nay đã cao tuổi nên không thích hợp với phương pháp mổ. Xin bác sĩ cho em biết có cách nào điều trị bệnh sỏi thận mà không phải mổ không ạ? ( Thành Trung- Đồng Nai)

Theo như những gì bạn mô tả thì rất có thể mẹ bạn đang bị bệnh sỏi thận. Sỏi thận nằm trong các bệnh đường niệu, là bệnh hay gặp. Quá trình hình thành sỏi do nhiều nguyên nhân gây nên như: di truyền, do ứ đọng nước tiểu hay do các rối loạn chức năng chuyển hóa, v.v... Ngoài các triệu chứng nước tiểu đục và có lẫn máu như bạn mô tả thì bệnh còn có một vài triệu chứng khác như đau thắt lưng, người bệnh cảm thấy bồn chồn, buồn nôn, đi tiểu thường xuyên, cảm giác nóng rát khi đi tiểu...

Cho đến nay chưa có thuốc làm tan được sỏi đường tiết niệu. Hiện nay điều trị sỏi thận có nhiều biện pháp, tùy theo kích thước và dạng sỏi trong thận. Phương pháp tán sỏi qua da và tán sỏi ngoài cơ thể hiện được ứng dụng ở nhiều bệnh viện lớn, một số bệnh viện tuyến tỉnh cũng đã có.

Những trường hợp sỏi quá to, gây tắc nghẽn đường tiểu, làm căng giãn đài - bể thận, gây ra nhiều biến chứng như nhiễm khuẩn, chảy máu, suy giảm chức năng thận thì phải can thiệp ngoại khoa càng sớm càng tốt.

Để đánh giá đúng tình trạng sỏi thận của mẹ bạn và biện pháp điều trị phù hợp, bạn nên đưa bác đi khám tại các chuyên khoa thận-tiết niệu, tùy mức độ cụ thể các bác sĩ sẽ đưa ra hướng giải quyết tốt nhất. Phẫu thuật lấy sỏi thận hiện nay là một phẫu thuật khá an toàn, nếu mẹ bạn phải mổ cũng không nên quá lo ngại.

TRIỆU CHỨNG BỆNH SỎI THẬN

Bệnh sỏi thận diễn tiến rất âm thầm , đôi khi giai đoạn nhẹ bạn không thể cảm nhận được triệu chứng gì cho đến khi sỏi lớn và gây đau. Bệnh nếu để diễn tiến lâu ngày mà không chữa trị sẽ khiến bạn bị suy thận rất nguy hiểm. Vì vậy việc nhân biết sớm để điều trị căn bệnh này là thực sự cần thiết .

TRIỆU CHỨNG BỆNH SỎI THẬN

Bệnh sỏi thận nguy hiểm như thế nào?

Ngoài việc gây đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân trong cuộc sống, sỏi thận còn có thể dẫn tới những biến chứng xấu, nguy hiểm cho cơ thể.

Sỏi thận là hiện tượng các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Những viên sỏi nhỏ có thể theo nước tiểu ra ngoài, còn những viên sỏi lớn sẽ tích tụ lại trong thận. Ngày theo ngày, những viên sỏi càng lớn hơn và gây tắc nghẽn đường tiết niệu, làm cho chức năng thận suy giảm, nhất là khi có sự kết hợp của viêm nhiễm thì dễ gây ra suy thận. Những biến chứng do sỏi đem lại gồm: bế tắc đường tiểu, nhiễm trùng, suy thận cấp, suy thận mãn tính, vỡ thận.

Các triệu chứng của bệnh sỏi thận:

1. Đái rắt, đái buốt, đái đục, đái mủ tái phát nhiều lần, có thể đái ra sỏi.

2. Đau: Đau dữ dội, đau thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu. Cũng có khi đau xuyên cả ra hông, lưng, có khi buồn nôn và nôn. Đau âm ỉ, gặp ở những trường hợp sỏi vừa và thậm chí lớn nhưng nằm ở vị trí bể thận.

3. Đái máu: Là biến chứng thường gặp của sỏi thận - tiết niệu, nhất là khi sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản gây đau kèm đái máu.

4. Đái buốt, đái rắt, đái mủ: Khi có nhiễm khuẩn tiết niệu.

5. Sốt: Người bệnh sốt cao, rét run kèm theo với triệu chứng đau hông, lưng, đái buốt, đái rắt, đái mủ là dấu hiệu của viêm thận - bể thận cấp.