Hiển thị các bài đăng có nhãn Viêm thận. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Viêm thận. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

BỆNH VIÊM CẦU THẬN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Thắc mắc:

Em là Hằng, năm nay 27 tuổi. Thời gian gần đây em thường xuyên bị đi tiểu nhiều lần, mỗi lần đi tiểu thì nước tiểu ít và có kèm theo máu. Thấy vậy em đã đi khám và được bác sĩ xét nghiệm chẩn đoán là bị viêm cầu thận cấp. Em đang rất lo lắng không biết bệnh có nguy hiểm không. Em phải làm gì lúc này ạ? (Nguyễn Thị Hằng - Quảng Nam).

BỆNH VIÊM CẦU THẬN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?


Giải đáp:

Viêm cầu thận là một trong số các bệnh về thận làm suy giảm chức năng loại bỏ chất thải và dư thừa của thận gây ảnh hưởng trực tiếp tới cơ quan này và sức khỏe. Bệnh viêm cầu thận cấp có liên quan tới cơ chế miễn dịch xảy sau bệnh viêm họng hoặc nhuyễn khuẩn da do vi khuẩn. Khi bị mắc các bệnh này mà không được điều trị dứt điểm thì khoảng 2 - 3 tuần thì người bệnh sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh viêm cầu thận cấp.

Bệnh viêm cầu thận thường gây ra các biểu hiện như phù ở mặt, mí mắt, chân tay rất dễ phát hiện. Bên cạnh đó là các dấu hiệu về tiểu như đi tiểu ra máu, tiểu ít, nước tiểu có màu vàng,... Các triệu chứng này gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị hiệu quả kịp thời còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như gây suy tim cấp, bệnh suy thận cấp và mãn tính, cao huyết áp, hội chứng thận hư đe dọa tính mạng.

Với trường hợp cảu bệnh đã được chẩn đoán bị viêm cầu thận cấp nên thực hiện chữa trị kịp thời. Theo đó, bạn cần tuân thủ thực hiện chữa trị theo các phương pháp mà bác sĩ đưa ra. Đồng thời để phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng bệnh, bạn cần lưu ý thực hiện tốt một số yêu cầu như sau:

- Luôn giữ cho môi trường sống trong lành. Bảo vệ cơ thể trước các tác động từ bên ngoài môi trường gây nhiễm khuẩn.

- Kiểm soát tăng huyết áp và các triệu chứng của bệnh để phòng tránh biến chứng có thể xảy ra.

- Thường xuyên theo dõi, kiểm soát tình trạng bệnh để có cách đối phó, xử lý kịp thời

- Điều trị sớm và đúng theo chỉ định của bác sĩ.

- Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để ngăn ngừa bệnh. Bạn nên hạn chế ăn mặn, giảm ăn các loại thực phẩm, thức ăn chứa nhiều đạm và chất béo, hạn chế uống nước,...

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

BÀI THUỐC CHỮA CÁC BỆNH VỀ THẬN TỪ CÂY CỎ XƯỚC

Cây cỏ xước là một loại cây thân thảo mọc hoang rất phổ biến tại các vùng quê Việt Nam. Theo kinh nghiệm dân gian từ xa xưa đã sử dụng loại cây này làm vị thuốc chuyên trị các bệnh xương khớp và bệnh thận rất hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến các bạn công dụng và các bài thuốc chữa viêm cầu thận, viêm thận và bệnh suy thận từ cây cỏ xước hiệu quả để các bạn tham khảo và áp dụng.

Cây cỏ xước với công dụng chữa bệnh hiệu quả


BÀI THUỐC CHỮA CÁC BỆNH VỀ THẬN TỪ CÂY CỎ XƯỚC


Cây cỏ xước mọc rất phổ biến ở nhiều nơi thuộc vùng quê, thường thấy ở các bãi cỏ, ven đường, bờ bụi. Loại cây này có đặc điểm là cây cao khoảng 1m, có lông mềm bao phủ toàn thân, lá có hình trứng, mọc đối xứng, mép lá lượn sóng; quả ẩn trong một cái "túi"  có lá bắc nhọn giống gai, dễ bám vào vật khác như quần áo. Hạt hình trứng nhỏ và dài.

Trong dân gian từ xa xưa đã biết sử dụng loại cây này làm dược liệu chữa bệnh mang lại hiệu quả cao và an toàn. Trong đông y dùng cây cỏ xước để chuyên trị các bệnh xương khớp, bệnh thận nhờ vào công dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu, thông khí huyết của loại cây này.

Ngoài ra, dùng cây cỏ xước còn có tác dụng chữa trị các bệnh mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, chữa kinh nguyệt không đều ở phụ nữ,...

Trong đông y thường dùng cây cỏ xước để chữa các bệnh về thận rất phổ biến và tiêu biểu cho công dụng của vị thảo dược này. Bộ phận của cây dùng để làm thuốc chữa bệnh là phần rễ cỏ xước dưới dạng bài thuốc sắc uống. Ngoài ra có thể dùng lá giã đắp ngoài hay nấu canh ăn để chữa các bệnh khác.

Bài thuốc chữa các bệnh về thận từ cây cỏ xước


- Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm cầu thận

Triệu chứng bệnh: phù thũng, đái són, đái vàng thẫm, vàng da. Người bệnh có thể dùng bài thuốc như sau: 

Dùng rễ cây cỏ xước 25g kết hợp với các vị thảo dược khác gồm rễ cây cỏ tranh, mã đề, mộc thông, huyết dụ, lá móng tay, huyền sâm mỗi vị 15g. Tất cả đem sắc với khoảng 600ml nước, còn 200ml, chia uống 2 lần vào buổi sáng và buổi trưa sau ăn. Người bệnh cần uống thuốc 10 ngày một liệu trình rồi nghỉ khoảng 2 tuần thì tiếp tục quay lại dùng thuốc nếu được chỉ định của thầy thuốc.

- Bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh viêm thận

Nguyên liệu: rễ cây cỏ xước, cỏ tháp bút, mộc thông, mã đề, sinh địa, rễ có tranh mỗi vị 15g. Tất cả đem sắc lấy nước chia làm 3 lần để uống. Mỗi lần uống cho thêm khoảng 5g bột hoạt thạch vào uống cùng.

Dùng bài thuốc này sẽ có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh như nước tiểu vàng thẫm, tiểu ra sỏi cũng như bệnh viêm bàng quang. Bên cạnh đó, những người bị bệnh viêm gan cũng có thể áp dụng theo bài thuốc này để hỗ trợ điều trị rất tốt.

- Bài thuốc chữa suy thận

Nguyên liệu: rễ cây cỏ xước, cây mã đề, cúc bách nhật, cỏ mực tất cả lượng bằng nhau, khoảng 30g.

Cách dùng: các cây thuốc dùng cả cây, riêng rễ cỏ xước đem sao nóng lên rồi sắc uống 1 thang, chia làm 2 - 3 lần. Uống liên tục trong 7 - 10 ngày.

Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

CÁCH CHỮA BỆNH THẬN, ĐƯỜNG TIẾT NIỆU BẰNG CÂY BÒNG BONG

Dân gian có rất nhiều các loại thảo dược quý có tác dụng trị bệnh hiệu quả và được nhiều người sử dụng. Bòng bong là một loại cây mọc hoang cũng được biết đến và sử dụng như một vị thuốc dùng để chữa nhiều căn bệnh, nhất là các bệnh về thận và đường tiết niệu. Dưới đây là một số bài thuốc từ cây bòng bong dùng để trị các chứng bệnh do thận và đường tiết niệu hiệu quả.

CÁCH CHỮA BỆNH THẬN, ĐƯỜNG TIẾT NIỆU BẰNG CÂY BÒNG BONG


Bòng bong là một loại cây dây leo, thân rễ bò, mọc ở khắp mọi nơi. Cây còn có tên gọi là hải kim sa, sau khi chế biến ở dạng khô được dùng như một vị thuốc để chữa bệnh rất tốt. Theo đông y, cây bòng bong có vị ngọt, tính lạnh. Quy vào hai kinh tiểu trường và bàng quang, có tác dụng hông lâm, thanh nhiệt giải độc và lợi thấp. Bài thuốc từ loại cây này được dùng để chủ trị các chứng bệnh về thận và đường tiết niệu như chứng viêm thận, thủy thũng, sỏi niệu đạo, sỏi mật. Ngoài ra, nó còn được dùng để trị mụn nhọt, vết thương do bỏng và cầm máu. Cách dùng và liều dùng phổ biến là 10-20g (thuốc ở dạng khô) dùng để sắc nước uống.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây bòng bong


- Chữa chứng tiểu tiện khó khăn, đau, bụng dưới bí bách, tiểu tiện vàng, đục hoặc ra sỏi

Trong trường hợp này, người bệnh sử dụng kết hợp các bị thuốc bao gồm bòng bong, mang tiêu (mỗi thứ 100g), hổ phách 40g, bằng sa 20g. Tất cả tán thành bột, uống ngày 5- 8g, ngày 3 lần hòa với nước sôi để uống.

- Chữa sỏi niệu đạo

Đơn giản nhất là người bệnh có thể chỉ cần sử dụng thuốc từ cây bòng bong để sắc uống trong ngày hoặc dùng kết hợp với các vị thuốc gồm biển súc 15g, mã đề 30g tạo thành 1 thang thuốc dùng sắc uống mỗi ngày 1 thang. Người bệnh nên áp dụng thuốc trong 1 - 2 tuần liền sẽ có hiệu quả.

- Chữa bệnh sỏi mật

Bài thuốc: dùng bòng bong15g, kim tiền thảo 30g, kê nội kim 10g, uất kim 10g, ngọc mễ tu 10g, xuyên luyện tử 10g, chỉ xác 6g, phác căn 6g, huyền minh phấn 1g. Sắc uống

- Chữa tiểu tiện khó đau rát

Bài thuốc: bòng bong, hoạt thạch (30g), ngọn cành cam thảo. Cam thảo dùng ở dạng phơi khô, tán thành bột. Tất cả tạo thành bài thuốc dùng để sắc cùng với mạch môn để uống ngày 2 - 3 lần.

- Chữa bệnh phù thũng, khát nước, tiểu tiện vàng hoặc đỏ

Bài thuốc : ma hoàng 30g, bòng bong 45g, trạch tả 45g, xích tiểu đậu 30g, thiến thảo 30g, sinh bạch truật 45g, sinh cam thảo 15g, phục linh 60g, phụ phiến 45g, bào khương 30g. Tất cả tán bột đem hòa với mật và nặn thành từng viên 10g để sử dụng. Người bệnh dung mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên.

Các bài thuốc này khá đơn giản và có tác dụng điều trị các chứng bệnh hiệu quả. Người bệnh có thể tham khảo và ghi nhớ để áp dụng mỗi khi cần thiết. Bên cạnh đó, các bạn cần thiết không nên quên việc phòng ngừa và thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe đối với các trường hợp bệnh nêu trên để có biện pháp khắc phục và điều chỉnh chữa trị sao cho có hiệu quả nhanh nhất.

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

MÓN ĂN BÀI THUỐC CHỮA BỆNH THẬN YẾU

Thường xuyên bị rùng mình, ớn lạnh, tiểu nhiều về đêm, chóng mặt ù tai, đau lưng,... là các biểu hiện của bệnh thận yếu gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt đối với nam giới nếu bị thận yếu sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe sinh lý, sinh sản, có thể gây xuất tinh sớm, liệt dương,... Để chữa trị bệnh thận yếu hiệu quả, chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày đóng vai trò quan trọng. Dưới đây xin chia sẻ một số các món ăn bài thuốc chữa bệnh thận yếu hiệu quả mà người bệnh nên dùng.

1. Món ăn bài thuốc từ đậu tằm


MÓN ĂN BÀI THUỐC CHỮA BỆNH THẬN YẾU


Nguyên liệu: đậu tằm, đường đỏ

Cách chế biến: trước tiên các bạn cho đậu tằm (lượng vừa ăn) vào đun kỹ với nước, sau đó cho đường vào và tiếp tục  đun cho thật nhừ. Dùng nước đậu này ăn vào buổi sáng sớm sẽ có tác dụng khắc phục tình trạng bệnh viêm thận mãn tính và các chứng phù thũng.

2. Món ăn bài thuốc từ vỏ đậu phộng


MÓN ĂN BÀI THUỐC CHỮA BỆNH THẬN YẾU


Nguyên liệu: vỏ đậu phộng và rau cần

Cách làm: vỏ đậu phộng rửa sạch, rau cần cũng đem rửa thật sạch rồi cắt thành từng đoạn ngắn. Tiếp đến bạn cho cả 2 nguyên liệu này vào nồi, đổ nước rồi đun cho thật kỹ.

Dùng nước này uống 3 lần/ngày sẽ có tác dụng chữa thận yếu hiệu quả và bệnh viêm thận mãn tính.

3. Món ăn từ vỏ bí đao


MÓN ĂN BÀI THUỐC CHỮA BỆNH THẬN YẾU


Bạn dùng vỏ bí đao nấy canh ăn hàng ngày cũng rất tốt giúp khắc phục tình trạng thận yếu. Nhớ là nên nấu bí đao thật kỹ, càng nhừ càng tốt.

Hoặc bạn có thể kết hợp bí đao với đậu đỏ để nấu canh ăn ngày 2 lần. Món này cũng cần hầm như cho tới thành dạng canh đặc ăn có tác dụng chữa viêm thận mãn tính hiệu quả.

4. Món ăn bài thuốc từ rau cần


MÓN ĂN BÀI THUỐC CHỮA BỆNH THẬN YẾU


Bạn chỉ cần lấy rau cần làm và rửa thật sạch, cắt thành từng khúc ngắn rồi xay lấy nước cốt để uống ngày 3 lần. Nước ép rau cần cũng có tác dụng chữa thận yếu hiệu quả.

5. Món ăn bài thuốc từ lá hẹ


MÓN ĂN BÀI THUỐC CHỮA BỆNH THẬN YẾU


Dùng lá hẹ chữa thận yếu, người bệnh có thể áp dụng theo 2 cách sau:

- Cách 1: dùng lá hẹ nấu cháo với gạo để ăn

- Cách 2: dùng lá hẹ kết hợp với sữa bò và gừng

Cách làm: lá hẹ, gừng rửa sạch, xắt nhỏ. Cho rau hẹ và gừng vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Đổ sữa bò vào nồi đun sôi. Ngày uống 3 lần có tác dụng bồi bổ thận.

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

BỆNH NHIỄM TRÙNG THẬN

Bệnh nhiễm trùng thận hay còn gọi là viêm bể thận. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh nhiễm trừng thận là do nhiễm trừng niệu đạo và bàng quang. Khi bị nhiễm trừng niệu đạo và bàng quang không được điều trị kịp thời có thể làm cho vi khuẩn di chuyển lên một hoặc cả 2 thận, gây nhiễm trừng thận toàn diện. Bệnh viêm nhiễm trùng thận làm ảnh hưởng tới các chức năng của thận, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống cũng như sức khỏe của người bệnh.

BỆNH NHIỄM TRÙNG THẬN


Bệnh nhiễm trùng thận


Nhiễm trùng thận là một loại nhiễm trùng đường tiết niệu do các vi khuẩn gây ra. Các vi khuẩn này khi lây nhiễm tới thận dẫn tới viêm và đau thận, có 2 dạng nhiễm trùng thận là nhiễm trùng cấp tính và nhiễm trùng mãn tính. Những bệnh nhân mắc benh soi than có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng thận cao hơn so với những người bình thường. Khi bị nhiễm trùng, thận có thể bị sưng lên và xuất hiện những cơn đau hoặc rất đau, các cơn đau này xuất hiện rất rõ ràng, chủ yếu ở lưng, sườn và bụng...

Triệu chứng của bệnh nhiễm trùng thận

Khi bị nhiễm trùng thận bạn sẽ có những dấu hiệu rối loạn tiết niệu, tiểu đau khi đi tiểu, đi tiểu thường xuyên, tiểu nhiều vào ban đêm.

Ngoài ra, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng khác như đau lưng và các khu vực xung quanh bộ phận sinh dục, sốt cao, người run rẩy cảm giác ớn lạnh, cảm thấy mệt mỏi và yếu, buồn nôn và nôn, có cảm giác như bị ốm., chán ăn, giảm cân đột ngột.

BỆNH NHIỄM TRÙNG THẬN


Nếu như xuất hiện các triệu chứng đau lưng, sốt, đi tiểu thường xuyên, nước tiểu có máu hoặc đục như mây, nặng mùi có cảm giác nóng rát khi đi tiểu thì bạn nên tới các cơ sở để khám. Ở đây các bác sĩ sẽ tùy thuộc vào lợi vi khuẩn tìm thấy trong các xét nghiệm nước tiểu và tình trạng của bệnh nhân họ sẽ có những phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Phương pháp điều trị

Việc xét nghiệm máu và nước tiểu giúp bác sĩ phát hiện loại vi khuẩn trong thận, sau đó dựa vào tình trạng nhiễm thận để bác sĩ có phương pháp điều trị kịp thời. Với các trường hợp nhẹ, thì có thể dùng thuốc để điều trị, đối với các trường hợp bị nặng nếu cần thiết thì có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật.

Trong quá trình điều trị bệnh nhân cũng cần chú ý trong chế độ ăn uống của mình để hỗ trợ trong việc điều trị. Ngoài ra, các bệnh liên quan đến thận có thể phòng tránh được bằng cách có chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt lành mạnh, uống nhiều nước mỗi ngày để ngăn ngừa các rối loạn ở thận. Khi có các dấu hiệu hay triệu chứng các bệnh liên quan đến thận bạn cần đi khám và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm mà các bệnh liên quan tới thận có thể gây ra.