Hiển thị các bài đăng có nhãn trieu-chung. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trieu-chung. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

DẤU HIỆU BỆNH THẬN HƯ Ở NỮ GIỚI

Hội chứng thận hư là một vấn đề về sức khỏe xảy ra ở mọi lứa tuổi, đối tượng, trong đó tỉ lệ nữ giới bị căn bệnh này cao hơn nam giới. Thận hư gây ảnh hưởng tới sức khỏe và có thể gây ra biến chứng nếu không được chữa trị kịp thời, hiệu quả. Đặc biệt, đây là một trong số các nguyên nhân dẫn đến bệnh suy thận ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng người bệnh. Đối với phụ nữ là đối tượng thường xuyên mắc phải căn bệnh này nên cần có biện pháp phòng tránh, nhất là nhận biết bệnh ngay từ khi mới xuất hiện để có cách xử lý kịp thời.

Dưới đây là 6 dấu hiệu bệnh thận hư ở nữ giới cần biết

1. Rụng tóc nhiều 


DẤU HIỆU BỆNH THẬN HƯ Ở NỮ GIỚI


Rụng tóc là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nếu khi bị rụng tóc mà bạn đã tìm đủ mọi cách để khác phục cả bên trong và chăm sóc tóc bên ngoài mà vẫn không có kết quả thì có thể nghĩ tới việc mình bị chứng thận hư. Để nhận biết chính xác, các bạn có thể đến gặp bác sĩ để được xét nghiệm chẩn đoán.

2. Xuất hiện bọng mắt 


Sáng ngủ dậy bạn phát hiện ra mắt cảm giác rất khô bạn nghĩ có lẽ do làm việc quá căng thẳng thế nhưng khi soi gương bạn phát hiện ra bọng mắt rất to. Hãy cẩn thận đây là tín hiệu cảnh báo thận hư, chứng tỏ chức năng của thận suy kém không thể bài tiết hết nước tiểu và độc tố ra ngoài cơ thể. 

3. Các triệu chứng của tiền mãn kinh đến sớm 


DẤU HIỆU BỆNH THẬN HƯ Ở NỮ GIỚI


Thông thường, phụ nữ ở độ tuổi từ 40 - 55 là độ tuổi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy giai đoạn này của mình đến sớm hơn (dưới 40 tuổi) so với độ tuổi tiền mãn kinh thì nên chú ý. Đây cũng là một trong các biểu hiện của bệnh thận hư ở nữ giới. Các biểu hiện của  hội chứng tiền mãn kinh như có các cơn bốc hỏa lên mặt, hay hồi hộp đánh trống ngực, ra nhiều mồ hôi, tâm trạng không ổn định… 

4. Tăng cân 


Chế độ ăn của bạn không tăng lên, cuộc sống vẫn giữ như trước đây thế nhưng trọng lượng cơ thể không ngừng tăng lên. Hàng ngày bạn tập thể dục hàng tiếng đồng hồ nhưng hiệu quả không rõ rệt. Có rất ít người cho rằng béo phì có liên quan đến thận thế nhưng thực tế việc bạn tăng cân nhanh như vậy nguyên nhân chủ yếu lại do thận hư gây ra. 

5. Lãnh cảm trong tình dục 


DẤU HIỆU BỆNH THẬN HƯ Ở NỮ GIỚI


Chứng lãnh cảm tình dục ở nữ giới có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân do chứng thận hư. Điều này thể hiện không chỉ ở phụ nữ khi bước vào tuổi tiền mãn kinh mà ngay cả khi bạn còn rất trẻ. Vì thế, hãy chú ý tới dấu hiệu này của bệnh thận hư nhé.

6. Sợ lạnh 


Đó là khi ở mọi thời điểm, thời tiết bạn luôn cảm thấy lạnh, thậm chí chân tay luôn ở trong trạng thái lạnh buốt. Khi gặp phải không khí lạnh hay ngồi trong phòng máy lạnh sẽ có xuất hiện các biểu hiện như thường xuyên hắt hơi, sổ mũi, bạn luôn mặc nhiều quần áo hơn mọi người xung quanh hay bạn dính lạnh thường bị đau bụng đi ngoài.

Trên đây là 6 dấu hiệu thường gặp để xác nhận hội chứng thận hư ở nữ giới mà mỗi người nên biết. Do đó, khi thấy cơ thể xuất hiện các biểu hiện trên thì cần nhanh chóng đi khám để được kiểm tra, xác nhận chính xác. Nếu đúng là bạn đang mắc chứng thận hư thì việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng.

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

3 TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH SỎI THẬN

Bệnh thận là một bệnh rất phổ biến ở ước ta hiện nay, với tỷ lệ người mắc phải lên tới 70% dân số Việt Nam, trong đó phổ biến nhất là bệnh sỏi thận. Bệnh sỏi thận lúc đầu chỉ có kích thước hiển vi sau đó lớn dần lên tạo thành những viêm sỏi lớn, những viên sỏi nhỏ có thể theo nước tiểu đi ra ngoài nhưng với những viên sỏi lớn thì không thể ra ngoài bằng đường tiểu mà thường mắc lại trong bàng quang hoặc ống dẫn nước tiểu. Nếu hiện tượng này mà không có sự can thiệp sớm thì có thể gây ra những cơn đau dữ dội sẽ diễn ra ngay sau đó, Không chỉ dừng ở đó nếu bệnh nhân không có những biện pháp điều trị hợp lý thì nhiều khi sỏi có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn như:  vỡ bàng quang, vỡ thận... và nếu sự hiện diện của sỏi lâu ngày của sỏi hai bên niệu quản còn dẫn tới hiện tượng vô niệu. Chức năng của thận sẽ giảm nhất là khi kết hợp với của sự viêm nhiễm thì sẽ gây ra suy thận. Có những triệu chứng của sỏi thận mà các bạn nên chú ý tới để có thể phát hiện bệnh sớm để có phương pháp điều trị sớm trước khi bệnh có biến chứng gây hại cho cơ thể. 

Triệu chứng thường gặp của bệnh sỏi thận 

3 TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH SỎI THẬN 

Triệu chứng của bệnh sỏi thận 

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do lượng nước tiểu quá ít, nồng độ các chất khoáng: canxi, oxalat, muối urat, natri.. trong nước tiểu quá cao. Các chất này lắng đọng lại lâu dần sẽ kết thành sỏi thận. Nếu tinh ý, bạn có thể dễ dàng nhận biết được các triệu chứng bệnh sỏi thận một cách dễ dàng.
1. Cơn đau 
Khi bị sỏi thận thì những cơn đau quặn chính là những triệu chứng thường thấy nhất của bệnh sỏi thận, Khi xuất hiện sỏi trong thận, đường tiết niệu sẽ bị kích thích dẫn đến tình trang co thắt, bóp chặt nên tắc đường tiết niệu. Nước tiểu không thể bài tiết ra ngoài dẫn đến áp lực ở vùng bể thận tăng cao, dẫn đến những cơn đau quặn vùng thận. Thêm các triệu chứng bệnh sỏi thận khác như: đau ê ẩm vùng thắt lưng rồi mức độ đau tăng lên khi vận động nặng…


Triệu chứng thường gặp của bệnh sỏi thận 
Triệu chứng bệnh sỏi thận đặc trưng nhất chính là những cơn đau dữ dội, đau quặn. Người bệnh có cảm giác bị co thắt bên trong, nằm ở tư thế nào cũng bị đau, kèm theo đó là hiện tượng buồn nôn, nôi ói. Cơn đau thường xảy ra ở vùng sườn lưng một hoặc cả hai ben, vùng hạ sườn. Lan dần từ vùng hố thắt lưng xuống phía dưới hay ra phía trước đến hổ chậu, đùi,phần bộ phận sinh dục.

2. Tiểu ra máu

Những cơn đau là triệu chứng thường thấy khi sỏi thận kèm theo hiện tượng này đó là hiện tượng đi tiểu ra máu, sau khi đau dữ dội thì đi tiểu ra máu, hiện tượng này tăng lên khi bệnh nhân vận động càng mạnh lượng máu ra càng nhiều. Khi nghỉ ngơi nhẹ nhành thì tình trạng đỡ hơn. Thậm chí, đi tiểu còn ra mủ, đi tiểu còn cảm thây đau buốt hay gắt. Đó chính là dấu hiệu cảnh bảo bạn đã bị sỏi thận.

3. Sốt cao 

Đi kèm với các triệu chứng trên, bệnh nhân bị sỏi thận còn có hiện tượng sốt cao từ 38-39 độ C, cảm thấy ớn lạnh, rét run, thận to đau, cảm giác bỏng rát.

Để có thể chuẩn đoán bệnh chính xác không thể chỉ dựa vào những triệu chứng bệnh sỏi thận kể trên mà cần tiến hành xét nghiệm nước tiểu: tìm tinh thể : calci oxalat hay phosphat, acid uric, citrat, magnesium… đo pH, cấy nước tiểu, siêu âm, chụp thận UIV, UPR hay xét nghiệm máu

Chế độ ăn uống cho người bị sỏi thận 

1. Canxi: Ban đầu nhiều người nghĩ rằng sự gia tăng đáng kể mức tiêu thụ can-xi trong chế độ ăn uống sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Tuy nhiên, điều này giờ đây đã chứng minh là không chính xác.

Thực tế, việc ăn các thực phẩm chứa can-xi chủ yếu là từ các sản phẩm chế biến từ sữa như phô mai, sữa và sữa chua… giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.

2. Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp thanh lọc cơ thể. Với những người bị sỏi thận, các chuyên gia y tế khuyên nên uống ít nhất 3 lít nước mỗi ngày. Điều này sẽ giúp thải lọc những viên sỏi nhỏ hoặc các chất dư thừa trong thận mà có thể hình thành sỏi.

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

XEM MÀU NƯỚC TIỂU ĐOÁN BỆNH THẬN

Thận là một trong những căn bệnh gây ra nhiều biến chứng phụ rất cao, do đó phải tìm ra dấu hiệu của bệnh càng sớm càng tốt trước khi quá muộn. Có nhiều dấu hiệu cho thấy bệnh thận trong đó cách dễ nhận biết nhất đó là sự thay đổi bất thường của màu nước tiểu do nước tiểu được bài tiết ra từ thận và bàng quang nên ta có thể theo dõi nước tiểu để sớm nhận biết các dấu hiệu của bệnh thận nhằm điều trị kịp thời không cho bệnh phát triển thành suy thận.

>> Chữa bệnh thận
>> Thuốc chữa bệnh sỏi thận


XEM MÀU NƯỚC TIỂU ĐOÁN BỆNH THẬN

Bình thường nước tiểu của chúng ta có màu từ váng nhạt tới hơi sẫm tuỳ thuộc vào nồng độ chất mochorome trong nước tiểu. Tuy nhiên nếu bạn uống quá ít nước hoặc uống một loại thuốc gì đó cũng có thể khiến màu sắc của nước tiểu bị thay đổi.Điều này là hết sức bình thường. Bên cạnh đó bạn cần thận trọng với các bệnh về thận nếu nước tiểu có các màu sau đây:

- Nước tiểu màu hồng hoặc đỏ: Rất có thể trong nước tiểu của bạn có lẫn máu. Có thể thận bạn đang có vấn đề, các khối u, nhiễm trùng đường tiết liệu, bệnh về tuyến tiền liệt, nhiễm độc chì hoặc thủy ngân. Cần đi khám ngay lập tức để tìm ra nguyên nhân.

- Nước tiểu màu vàng đục: Khi mắc bệnh suy thận làm cho nước tiểu có màu vàng, vì vậy cần nhanh chóng đi kiểm tra lại chức năng thận để có hướng điều trị.

- Nước tiểu đục, có cặn: có thể bạn đang bị soi than, bệnh càng được khẳng định nếu bạn thường xuyên có các cơn đau. Hãy đi khám bác sĩ ngay .

- Nước tiểu sủi bọt thường xuyên: Bạn cần đi khám vỉ đây có thể là dấu hiệu của bệnh thận hoặc chế độ ăn dư thừa protein.

Màu nước tiểu cung cấp nhiều thông tin về thể trạng của cơ thể, có nhiều thứ tiềm ẩn trong nước tiểu mà mắt thường chúng ta không thể nhìn thất được. Chính vì vậy việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên cũng như xét nghiệm nước tiểu kỉ càng sẽ giúp chúng ta có những thông tin chính xác về tình trạng sức khỏe của mình.


Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

NHỮNG DẤU HIỆU BỆNH SUY THẬN NỮ GIỚI CẦN QUAN TÂM

Bệnh suy thận là căn bệnh nguy hiểm và gặp nhiều ở chị em phụ nữ. Những người này chủ yếu là dân văn phòng, do ngồi lâu một chỗ, luôn ngồi điều hòa không thông gió, lượng oxi không đủ cũng là các nguyên nhân làm giảm sức đề kháng, dẫn đến mắc bệnh, trong đó có bệnh suy thận. Bên cạnh đó, người phải tiếp xúc với luồng không khí những có nhiều chất có hại cho cơ thể cacbonic, bụi bặm quá nhiều cũng khiến cho sức đề kháng của thận và một số nội tạng bị giảm xuống. Giữ vóc dánh bằng việc ăn ít cũng dễ bị thiếu chất. Hơn nữ phụ nữ thường hay buồn phiền, tinh thần không được ổn định, thường ở trong trạng thái trầm cảm, sức đề kháng của cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Dưới đây là một số triệu chứng chính của bệnh suy thận ở nữ giới để chị em nhận biết và đề phòng.

>> Thuốc chữa bệnh sỏi thận
>> Bệnh viêm cầu thận

NHỮNG DẤU HIỆU BỆNH SUY THẬN NỮ GIỚI CẦN QUAN TÂM

Rất sợ lạnh
Ảnh minh họa

Ở văn phòng, đồng nghiệp bật điều hoà, bạn lại run lập cập. Mới chớm thu mà bạn đã như ở giữa mùa đông lạnh giá, lúc nào cũng quần trùng áo dài, hơi lạnh là đau bụng. Bạn đã bị suy thận rồi đó.

Cân nặng không ngừng tăng
thuốc giảm cân cho thanh thiếu niên trị bệnh béo phì

Bạn không hề tăng lượng thực phẩm nạp vào cơ thể, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng không thay đổi, nhưng cân nặng vẫn không ngừng tăng nhanh cho dù bạn có tích cực vận động thế nào. Trên thực tế, chứng béo phì và suy thận có liên quan rất mật thiết với nhau.

Tóc rụng nhiều

Bạn từng có mái tóc dầy, đen óng. Nay bỗng dưng xơ cứng và rụng như trút. Bạn đã dùng đủ mọi biện pháp, đủ loại kem dưỡng tóc mà tình trạng ngày càng tồi tệ, bạn luôn phải thay kẹp tóc. Bạn buồn khổ, bế tắc không biết tại sao. Hãy đi gặp bác sĩ chuyên khoa thận. Đó là vị cứu tinh của bạn

Lạnh nhạt với chuyện ấy
yeu-sinh-ly-1.jpg

Chứng suy thận cũng khiến chị em trở nên mất hứng và ngày càng lạnh nhạt hơn với chuyện ấy.
Hội chứng tiền mãn kinh đến sớm.

Nếu những triệu chứng tiền mãn kinh như ra mồ hôi trộm, kỳ kinh nguyệt bị chậm lại, tâm lý thay đổi thất thường…xuất hiện ở bạn khi đang ở độ tuổi 30, bạn nên ngay lập tức đi kiểm tra thận. Theo Đông y, biểu hiện của suy thận chính là sự lão hoá. Người bị suy thận lão hoá càng nhanh.

Mắt quầng thâm, phù mọng: 

Buổi sáng khi tỉnh dậy, bạn thấy mắt khô và hơi tưng tức. Bạn nghĩ chắc do đêm qua bạn thức hơi khuya để xem hết bộ phim hay... Ngắm kỹ mình trong gương, bạn thấy mí dưới mọng và thâm. Cẩn thận, đó không phải do bạn thức khuya, mà chính là dấu hiệu của bệnh suy thận. Chứng tỏ, thận của bạn đã không đủ khoẻ để lọc và đẩy hết độc tố qua nước tiểu ra khỏi cơ thể bạn.

DẤU HIỆU THẬN YẾU Ở NAM GIỚI

Nếu bạn thường xuyên bị đau lưng, tiểu nhiều về đêm kèo theo chứng sợ lạnh hay hoa mắt, buồn nôn... thì hãy coi chừng vì thận của bạn có thể đang gặp vấn đề. Có những dấu hiệu rất rõ ràng cảnh báo thận của bạn đang bị yếu dần. 5 dấu hiệu cảnh báo bệnh thận yếu ở nam giới dưới đây rất nhiều người bỏ qua dẫn đến việc không kịp thời chữa trị hoặc là chữa không đúng bệnh.

Đau lưng bình thường do mệt mỏi xuất hiện sau một ngày làm việc mệt nhọc, công việc ngồi một chỗ, ít hoạt động, cảm giác ê ẩm lưng và toàn thân. Để hiểu rõ nguyên nhân của đau lưng, bác sĩ sẽ có những kiểm tra, khám nghiệm thận và cột sống của bệnh nhân. Nếu cần thiết có thể sẽ tiến hành thêm các khám nghiệm khác như siêu âm, chụp X-Quang, thử nước tiểu...

2. Rùng mình, chi lạnh

Ngồi trong phòng, mọi người đều thấy nhiệt độ phù hợp, bạn lại cảm thấy lạnh, thậm chí bị hắt xì. Thông thường, bạn hay mặc nhiều quần áo hơn mọi người, và dễ bị tiêu chảy khi nhiễm lạnh. Theo Đông y, các triệu chứng trên đều do thận dương suy gây ra.

3. Tiều nhiều về đêm

Thông thường số lần đi tiểu vào ban đêm trên 2 lần hoặc số lượng nước tiểu quá ¼ so với cả ngày; tiểu đêm 1 lần/tiếng, lượng nước tiểu gần hoặc vượt quá lượng nước tiểu ban ngày… thì đó là “tiểu nhiều về đêm”. Ban ngày tiểu tiện bình thường, chỉ có ban đêm đi tiểu nhiều chính là đặc điểm của triệu chứng thận khí hư yếu gây ra.

4. Loét khoang miệng, mẫn cảm với ánh sáng

Đây  đều là các bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch do các tổn thương ở thận biến đổi nhanh chóng gây ra. Đây là hiện tượng lâm sàng thường gặp của các bệnh về thận. Chính vì vậy khi có triệu chứng này người bệnh không nên bỏ qua mà hãy đến ngay bác sĩ để xem xét lại sức khỏe của mình.

5. Chóng mặt, buồn nôn

Bạn thường xuyên bị chóng mặt và mặc dù đã cố gằng dành nhiều thời gian nghỉ ngơi bệnh vẫn không hề thuyên giảm. Có lúc còn thấy đau đầu và tăng huyết áp. Ngoài ra khi chức năng thận có vấn đề, các chất thải không được bài tiết kịp thời khiến bạn cảm thấy buồn nôn.

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

NHẬN DẠNG BỆNH VIÊM CẦU THẬN MÃN TÍNH

Bệnh viêm cầu thận mãn tính khiến cho thận mất khả năng loại bỏ chất độc hại và dư thừa ra ngoài cơ thể. Dây còn được gọi là căn bệnh cầu thận, bệnh có thể là cấp tính hoặc mãn tính.Nguyên nhân gây bệnh là do viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận có hội chứng thận hư, có thể do bệnh toàn thể hoặc do bệnh chuyển hóa như bệnh đái tháo đường. Đối với người bị viêm cầu thận mạn tính thì ăn nhạt là vấn đề rất quan trọng để ngăn chặn hoặc giảm thiểu giữ nước, phù và tăng huyết áp, cắt giảm đạm và kali tiêu thụ để làm chậm sự tích tụ các chất thải trong máu nhằm giảm nhẹ gánh nặng cho thận.Bệnh viêm cầu thận mãn  tính rất dễ dẫn đến căn  bệnh suy thận rất nguy hiểm. Vì thế cần sớm nhận dạng bệnh để có hướng điều trị tích cực.

>> soi than cap

NHẬN DẠNG BỆNH VIÊM CẦU THẬN MÃN TÍNH

Nguyên nhân 
  • Do viêm cầu thận cấp (10-20%).
  • Do viêm cầu thận có hội chứng thận hư
  • Do các bệnh toàn thể như Lupus, bệnh hệ thống như ban dạng thấp...
  • Bệnh chuyển hóa: đái tháo đường...
  • Bệnh cầu thận di truyền.
  • Không rõ nguyên nhân.
  • Ngoại trừ bệnh cầu thận nguyên phát với tổn thương tối thiểu hầu hết các bệnh ở cầu thận đều dẫn đến viêm cầu thận mạn. Do đó việc phát hiện sớm và phòng ngừa các nguyên nhân gây viêm cầu thận cấp, cải thiện môi trường và sức khỏe ở cộng đồng và giải quyết tốt các bệnh nhiễm trùng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng bệnh và làm chậm sự tiến triển của viêm cầu thận mạn, kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.
Triệu chứng của bệnh

  • Một bệnh nhân bị viêm cầu thận mạn tính có thể xuất hiện các dấu hiệu như:
  •  nước tiểu màu sẫm, màu váng sắt hay nước tiểu màu nâu do có máu trong nước tiểu, nước tiểu có bọt.
  •  Phù nhẹ, trung bình hoặc nặng, tái phát nhiều lần.
viêm cầu thận khiến cho bệnh nhi bị phù chân
  •  Đái ít, lượng nước tiểu thay đổi tùy từng bệnh nhân và giai đoạn bệnh. 
  •  Tăng huyết áp: ở giai đoạn chưa có suy thận hoặc suy thận nhẹ, tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp thấp. Nhưng khi suy thận giai đoạn III, IV, tỷ lệ bệnh nhân có tăng huyết áp trên 80%. 
  • Thiếu máu: khi chưa có suy thận, không có thiếu máu hoặc chỉ thiếu máu nhẹ, nhưng khi có suy thận, thiếu máu xuất hiện và ngày càng nặng dần, đôi khi liên quan chặt chẽ với các giai đoạn suy thận.
  •  Các triệu chứng biểu hiện hội chứng urê máu cao: khi đã có suy thận như nôn, rối loạn tiêu hóa, xuất huyết, các biểu hiện tim mạch, thần kinh, toan máu gây thở sâu, rối loạn nhịp thở và nặng nhất là hôn mê do urê máu cao.
  •  Khi bệnh tiến triển từ từ có thể bao gồm các biểu hiện: sút cân, nôn và buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu, ngứa, đi tiểu nhiều vào ban đêm, hay bị co giật cơ bắp, chuột rút, chảy máu cam…

Phòng và điều trị các yếu tố gây viêm cầu thận mạn nặng thêm
  • Điều trị cao huyết áp nếu có.
  • Điều trị các ổ nhiễm khuẩn nếu có.
  • Hạn chế không nên có thai ở những bệnh nhân viêm cầu thận mạn.
  • Hạn chế đạm khi bệnh nhân có biểu hiện suy thận.
  • Không dùng thuốc độc với thận.
Viêm cầu thận mạn là bệnh hay gặp, việc điều trị viêm cầu thận mạn mục đích chính là điều trị bảo tồn, phòng các yếu tố nguy cơ dẫn đến sự tiến triển nhanh của bệnh là vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình kéo dài cuộc sống của người bệnh.


Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

CÁC XÉT NGHIỆM CẦN THIẾT TRONG CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG THẬN HƯ

Hội chứng thận hư đã được nghiên cứu từ lâu nhưng cho đến nay cơ chế sinh bệnh vẫn chưa được làm sáng tỏ. Để chuẩn đoán hội chứng thận hư chúng ta có thể dựa vào 2 tiêu chuẩn chính là protein niệu cao, giảm protid máu. Chúng ta có thể xác định được điều này bằng các xét nghiệm chuẩn đoán cơ bản.
CÁC XÉT NGHIỆM CẦN THIẾT TRONG CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG THẬN HƯ
Các xét nghiệm trong chẩn đoán hội chứng thận hư

CÁC XÉT NGHIỆM CẦN THIẾT TRONG CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG THẬN HƯ

Có thể chuẩn đoán hội chứng thận hư qua một số xét nghiệm cần thiết sau:

Xét nghiệm nước tiểu, tốt nhất là định lượng protein niệu 24 giờ, tìm tế bào niệu, trụ niệu, thể mỡ lưỡng chiết, trụ mỡ, trụ hạt, hồng cầu niệu, bạch cầu niệu.

Xét nghiệm máu gồm định lượng protid toàn phần trong huyết tương, định lượng albumin huyết thanh, điện di protein huyết tương thấy alpha 2 globulin tăng. Ngoài ra cần làm thêm máu lắng, hồng cầu, hemoglobin. Xét nghiệm đánh giá chức năng thận: urê, creatinin huyết tương, axit uric...

Sinh thiết thận thường có chỉ định ở người lớn bị hội chứng thận hư không rõ nguyên nhân; hội chứng thận hư do thoái hóa dạng bột và trong bệnh đái tháo đường thường không cần sinh thiết, vì protein niệu cao trong các bệnh này chứng tỏ tổn thương cầu thận không hồi phục.

Kết quả xét nghiệm hội chứng thận hư có gì đặc biệt?

Xét nghiệm nước tiểu thấy protein niệu do hậu quả hư biến sự tích điện âm của màng đáy cầu thận. Protein niệu phải được đọc cùng với tỷ trọng nước tiểu, vì protein vết ở nước tiểu cô đặc (tỷ trọng cao) có thể không có ý nghĩa gì, nhưng nếu là ở nước tiểu loãng (tỷ trọng thấp) lại là dấu hiệu của bệnh thận thực sự.

- Xét nghiệm máu: thấy giảm albumin máu (dưới 30g/lít) và giảm protein toàn phần (dưới 60g/lít). Trên 50% bệnh nhân thận hư có tăng lipid máu. Nếu bệnh nhân đái càng nhiều protein thì thường có khả năng lipid máu càng cao. Nồng độ vitamin D, kẽm, đồng có thể bị giảm do mất qua nước tiểu.

- Sinh thiết thận Sinh thiết đôi khi có thể phát hiện được các trường hợp tổn thương bệnh thận màng do lupus ban đỏ mà không có các biểu hiện khác trong máu.

Những điểm quan trọng trong chẩn đoán HCTH là: giảm albumin máu dưới 3,0g/100ml; phù ngoại vi.

BỆNH THẬN Ở TRẺ EM BIỂU HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

Bệnh thận không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn khiến rất nhiều trẻ em phải khổ sở với căn bệnh này. Rất nhiều bậc cha mẹ khi đưa con đi khám bệnh đều ngạc nhiên khi con mình mắc bệnh về thận.Trẻ có thể mắc bệnh thận từ khi còn trong bào thai, lúc mới sinh hay bất cứ độ tuổi nào trong quá trình tăng trưởng và phát triển. 
Các bệnh thận thường gặp ở trẻ em

1.Nhiễm trùng tiểu ở trẻ em:

Bao gồm bệnh cảnh viêm bể thận (nhiễm trùng đường tiểu cao) và viêm bàng quang (viêm đường tiểu thấp).

Viêm bể thận:

Triệu chứng định bệnh rất mơ hồ ở trẻ dưới 1 tuổi, do đó bác sĩ nhi khoa luôn luôn phải nghĩ đến để tìm và cho xét nghiệm nhằm có thể chẩn đoán kịp thời:

- Trẻ có thể sốt rất cao từ 39,5oC - 40oC kèm lạnh run nhưng đôi khi có thể biểu hiện bằng hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh.

- Bỏ bú.

- Ọc sữa, đôi khi tiêu chảy.

- Khóc thét khi đi tiểu.

- Ở trẻ lớn sẽ dễ định bệnh hơn vì trẻ có thể kể cho cha mẹ và bác sĩ nghe - trẻ bị tiểu đau, rát, tiểu nhiều lần.

- Ðau hố thắt lưng.

- Sốt cao ở trẻ lớn luôn là triệu chứng rất đáng tin cậy trong viêm bể thận.

Viêm bàng quang:

Thường trẻ không sốt, chỉ than tiểu rát, tiểu khó, tiểu đau, tiểu nhiều lần, trẻ sợ không dám đi tiểu. Nước tiểu có thể có máu. Hay gặp viêm bàng quang ở trẻ tuổi mẫu giáo, do sợ đi tiểu nên các cháu nhịn uống nước.

Xét nghiệm chỉ cần làm tổng phân tích nước tiểu và cấy nước tiểu. Các chỉ định xét nghiệm khác không thật sự cần thiết.

2.Bệnh viêm cầu thận cấp 

- Tuổi thường gặp từ 3 đến 15 tuổi, trẻ phù toàn thân do giữ muối nước; tiểu ít; tiểu máu đại thể (nước tiểu có màu máu như nước thịt bò); trẻ tăng cân đột ngột trong vài ngày; Hỏi bệnh kỹ có thể biết được bệnh nhi có nhiễm trùng da hoặc viêm mũi họng trước đó 10 ngày đến 2 tuần mà không điều trị.

- Nếu không điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nặng đe dọa tính mạng trẻ như: Cao huyết áp; suy tim; phù phổi cấp; co giật và tử vong.

Bệnh thận ở trẻ em có những biến chứng gì?

Có một số bệnh thận có thể có biến chứng trong vài ngày đầu của bệnh: do bị tăng huyết áp bé có thể co giật, mê; bé có thể tiểu ít gây ra nguy hiểm cho bé; có bé cần phải được mổ ngay...

Có những bệnh cần phải được điều trị và theo dõi tái khám: như bệnh hội chứng thận hư cần được uống thuốc và theo dõi tái khám theo định kỳ, có thể tới phải theo dõi và tái khám đến khi lớn.

Nếu không được điều trị và theo dõi tái khám thì trẻ sẽ có hậu quả gì?

Một số bệnh thận ở trẻ em cần được theo dõi tái khám định kỳ:

- Bé bị viêm cầu thận cấp cần được theo dõi một năm.

- Bé bị hội chứng thận hư cần phải theo dõi nhiều năm và đôi khi phải theo dõi và tái khám đến khi lớn.

- Có một số bệnh thận cần phải mổ; sau khi mổ xong, vẫn cần phải theo dõi định kỳ theo lịch tái khám.

Về lâu về dài trẻ bị bệnh như thế nào?

Nói chung, đa số bệnh thận ở trẻ em đều hết hoàn toàn.

Có một số bệnh cần theo dõi, điều trị và tái khám lâu dài: như hội chứng thận hư.

TRIỆU CHỨNG VÀ BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP Ở HỘI CHỨNG THẬN HƯ

Bệnh thận hư nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như cao huyết áp, suy thận, nhiễm trùng... chính vì vậy việc nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh khá quan trọng giúp bạn sớm xác định và có phương án điều trị bệnh kịp thời.
thận hư khiến bệnh nhân bị cao huyết áp


TRIỆU CHỨNG VÀ BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP Ở HỘI CHỨNG THẬN HƯ


Triệu chứng

- Phù: toàn thân, quanh mắt, chân, đặc biệt là bàn chân và mắt cá chân, bụng căng phù, phù mặt

- Tiểu ít, nước tiểu có bọt

- Tăng cân do ứ nước 

- Chán ăn

- Cao huyết áp

Các biến chứng

Biến chứng của hội chứng thận hư có thể bao gồm:

Các cục máu đông. Sự bất lực của các cầu thận để lọc máu đúng cách có thể dẫn đến mất mát protein trong máu giúp ngăn ngừa đông máu. Điều này làm tăng nguy cơ phát triển một cục máu đông (huyết khối) trong tĩnh mạch.

Cholesterol trong máu cao và chất béo trung tính trong máu cao. Khi mức độ của chất đạm albumin trong máu giảm, gan làm nhiều albumin. Đồng thời, gan phát hành nhiều cholesterol và chất béo trung tính.

Nghèo dinh dưỡng. Mất protein máu quá nhiều có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Điều này có thể dẫn đến giảm cân, nhưng nó có thể được ẩn bởi sưng phù.

Cao huyết áp. Thiệt hại về tiểu cầu và kết quả là sự tích tụ các chất thải trong máu (urê huyết) có thể làm tăng huyết áp.

Suy thận cấp tính. Nếu thận bị mất khả năng lọc máu do thiệt hại các tiểu cầu thận, các chất thải có thể xây dựng nhanh chóng trong máu. Nếu điều này xảy ra, có thể cần chạy thận cấp cứu, một phương tiện nhân tạo các loại bỏ chất lỏng và chất thải từ máu, thường với một máy thận nhân tạo (dialyzer).

Suy thận mãn tính. Hội chứng thận hư có thể gây ra thận mất dần chức năng của chúng qua thời gian. Nếu chức năng thận giảm xuống đủ thấp, có thể yêu cầu chạy thận hoặc ghép thận.

Nhiễm trùng. Những người có hội chứng thận hư có tăng nguy cơ nhiễm trùng.

HỘI CHỨNG THẬN HƯ Ở TRẺ EM

Không chỉ người lớn mới mắc căn bệnh thận hư mà rất nhiều trẻ nhỏ cũng mắc phải căn bệnh này. Cho đến này người ta vẫn chưa tìm được ra nguyên nhân gây ra căn bệnh này ở trẻ em. Các thông tin về triệu chứng, cách chuẫn đoán cũng như điều trị bệnh là thật sự cần thiết cho các bậc phụ huynh có thể theo dõi nhận biết được những bất thường về thận của con trẻ.

Hội chứng thận hư ( HCTH) hay còn được gọi là thận nhiễm mỡ là tình trạng thận để mất đạm qua nước tiểu. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường gặp ở trẻ từ 2 - 5 tuổi và bệnh thường xảy ra ở trẻ trai cao gấp 2 lần trẻ gái.

HỘI CHỨNG THẬN HƯ Ở TRẺ EM

Hội chứng thận hư tiên phát trẻ em (HCTHTPTE) là một tập hợp triệu chứng thể hiện bệnh lý cầu thận mà nguyên nhân phần lớn là vô căn (90%) dù khái niệm thận hư đã được Müller Frie rich Von nói đến từ năm 1905 với một quá trình bệnh lý ở thận có tính chất thoái hoá mà không phải là do viêm .1913, Munk đưa ra thuật ngữ “ thận hư nhiễm mỡ “ vì nhận thấy thoái hoá mỡ ở thận.1928, Govert ở Bỉ và 1929, Bell ở Mỹ cho rằng tổn thương trong bệnh thận hư chủ yếu là cầu thận. Sau này quan điểm trên được khẳng định nhờ những tiến bộ kỹ thuật như sinh thiết thận, kính hiển vi điện tử, miễn dịch huỳnh quang...

Triệu chứng lâm sàng của HCTH

Khi đạm mất qua nước tiểu nhiều sẽ dẫn đến giảm đạm trong máu gây ra phù. Bạn sẽ thấy phù xuất hiện quanh mi mắt, bụng, chân của trẻ. Trẻ tiểu ít, tăng cân.

Làm thế nào để phát hiện ra HCTH?

Nếu con của bạn tăng cân và có triệu chứng phù xuất hiện, xét nghiệm nước tiểu có đạm có thể nghĩ đến con bạn bị HCTH. Một số xét nghiệm khác sẽ được thực hiện để giúp xác định chẩn đoán và đánh giá biến chứng của bệnh

Chuẩn đoán 

Để chẩn đoán sớm cần dựa vào.

Hoàn cảnh phát hiện

Dịch tể học, yếu tố thuận lợi và dấu hiệu lâm sàng xuất hiện sớm là phù nhanh toàn thân với đặc điểm trắng, mềm, ấn lõm, không đau.

Xét nghiệm sinh học

Xét nghiệm sinh học giúp xác định HCTH với các tiêu chuẩn sau:

Protein niệu trên 3g/24giờ chiếm phần lớn là Albumin. Hoặc trên 50mg/kg/24giờ đối với trẻ em. Protein niệu chọn lọc (nghĩa là > 80% Albumin bị mất ra trong nước tiểu do trọng lượng phân tử nhỏ hơn các globulin).

Protide máu dưới 60g/l và Albumin máu dưới 25g/l.

Phù và tăng lipi e máu thường thấy nhưng không phải là yếu tố cần thiết cho chẩn đoán
Hội chứng thận hư ở trẻ em
Điều trị HCTH như thế nào?

Hầu hết trẻ khi được chẩn đoán HCTH sẽ được điều trị ngay sau khi xác định chẩn đoán. Thuốc sử dụng để điều trị bệnh là PREDNISONE. Khi khởi đầu điều trị, prednisone được sử dụng liều cao uống mỗi ngày trong 1 tháng sau đó bác sĩ sẽ giảm liều dần trong vài tháng tùy theo đáp ứng của trẻ. Thời gian trung bình cho một đợt điều trị khoảng 4 - 5 tháng.

Gia đình nên làm gì trong giai đoạn trẻ đang điều trị

Ðiều quan trọng nhất bạn có thể làm cho con bạn là ghi nhận cân nặng của trẻ và đạm trong nước tiểu. Mỗi buổi sáng bạn nên kiểm tra đạm niệu của trẻ bằng que thử nước tiểu (dipstik) bạn có thể hỏi bác sĩ của bạn về cách sử dụng dipstik. Bạn nên ghi những thông tin này vào tờ lịch và mang đến cho BS của bạn trong những lần tái khám.

Sau khi trẻ bị HCHT được điều trị, bệnh có tái phát không?

Có 2 tin tốt và xấu

Tin xấu là khoảng 80% bệnh nhân HCTH sẽ tái phát. Một số trẻ tái phát không thường xuyên, một số trẻ tái phát thường xuyên và gần như không ngưng được prednisone. Khi con bạn tái phát quá nhiều lần hoặc có những biến chứng do sữ dụng prednisone chúng tôi sẽ xem xét phối hợp thên thuốc khác cho con bạn. Mội loại thuốc đều có những tác dụng phụ không mong muốn, tùy trường hợp chúng tôi sẽ chọn lựa thuốc thích hợp.

Tin tốt là: hầu hết trẻ HCTH sẽ khỏi bệnh khi trẻ dậy thì. Chúng tôi không thể nói trước con bạn thuộc nhóm nào nhưng nhìn chung tiên lượng lâu dài của bệnh nhân HCTH tốt.


PHÂN LOẠI HỘI CHỨNG THẬN HƯ

Căn bệnh thận hư có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Không chỉ người lớn mới mắc phải căn bệnh này mà ngày càng có nhiều trẻ em cũng bị bệnh. Vậy hội chứng thận hư là gì và bệnh gồm những loại nào?

Hội chứng thận hư là tập hợp những dấu hiệu và triệu chứng gồm:

- Nước tiểu có protein (trên 3.5 grams/ngày)

- Giảm protein trong máu

- Tăng cholesterol máu

- Phù (edema).

- Nước tiểu còn có chứa mỡ có thể thấy được dưới kính hiển vi.

Tên gọi khác : Bệnh thận hư

 Phân loại

Phân loại chủ yếu dựa vào nguyên nhân của bệnh và tổn thương mô bệnh học của cầu thận.

Phân loại theo nguyên nhân

- Hội chứng thận hư bẩm sinh và có tính chất gia đình

- Hội chứng thận hư tiên phát

- Hội chứng thận hư thứ phát

Phân loại theo mô bệnh học

- Hội chứng thận hư với tổn thương cầu thận tối thiểu

- Hội chứng thận hư với thoái hoá hyalin hoặc xơ cứng cầu thận từng phần hoặc cục bộ.

- Hội chứng thận hư với tăng sinh giãn mạch

- Hội chứng thận hư ngoài màng

- Hội chứng thận hư tăng sinh màng

Ngoài 5 tổn thương không đặc hiệu trên, trong hội chứng thận hư thứ phát có thể có những tổn thương đặc hiệu như trong hội chứng thận hư do nhiễm amyloid ở thận, hội chứng thận hư trong bệnh tiểu đường.

Ở trẻ em, phần lớn hội chứng thận hư tiên phát có tổn thương cầu thận tối thiểu (từ 70% - 90%) tuỳ theo tuổi mắc bệnh.


Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

TRIỆU CHỨNG BỆNH SỎI THẬN

Bệnh sỏi thận diễn tiến rất âm thầm , đôi khi giai đoạn nhẹ bạn không thể cảm nhận được triệu chứng gì cho đến khi sỏi lớn và gây đau. Bệnh nếu để diễn tiến lâu ngày mà không chữa trị sẽ khiến bạn bị suy thận rất nguy hiểm. Vì vậy việc nhân biết sớm để điều trị căn bệnh này là thực sự cần thiết .

TRIỆU CHỨNG BỆNH SỎI THẬN

Bệnh sỏi thận nguy hiểm như thế nào?

Ngoài việc gây đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân trong cuộc sống, sỏi thận còn có thể dẫn tới những biến chứng xấu, nguy hiểm cho cơ thể.

Sỏi thận là hiện tượng các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Những viên sỏi nhỏ có thể theo nước tiểu ra ngoài, còn những viên sỏi lớn sẽ tích tụ lại trong thận. Ngày theo ngày, những viên sỏi càng lớn hơn và gây tắc nghẽn đường tiết niệu, làm cho chức năng thận suy giảm, nhất là khi có sự kết hợp của viêm nhiễm thì dễ gây ra suy thận. Những biến chứng do sỏi đem lại gồm: bế tắc đường tiểu, nhiễm trùng, suy thận cấp, suy thận mãn tính, vỡ thận.

Các triệu chứng của bệnh sỏi thận:

1. Đái rắt, đái buốt, đái đục, đái mủ tái phát nhiều lần, có thể đái ra sỏi.

2. Đau: Đau dữ dội, đau thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu. Cũng có khi đau xuyên cả ra hông, lưng, có khi buồn nôn và nôn. Đau âm ỉ, gặp ở những trường hợp sỏi vừa và thậm chí lớn nhưng nằm ở vị trí bể thận.

3. Đái máu: Là biến chứng thường gặp của sỏi thận - tiết niệu, nhất là khi sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản gây đau kèm đái máu.

4. Đái buốt, đái rắt, đái mủ: Khi có nhiễm khuẩn tiết niệu.

5. Sốt: Người bệnh sốt cao, rét run kèm theo với triệu chứng đau hông, lưng, đái buốt, đái rắt, đái mủ là dấu hiệu của viêm thận - bể thận cấp.