Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyen-nhan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyen-nhan. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016

Vì sao uống trà đá có thể gây sỏi thận?

Sỏi thận là một trong những căn bệnh đường tiết niệu phổ biến và có tỉ lệ người mắc bệnh khá cao. Nguyên nhân gây bệnh một phần cũng là do thói quen ăn uống và sinh hoạt chưa hợp lý, dẫn đến tình trạng lắng đọng canxi trong nước tiểu gây ra sỏi thận. Trong đó, thói quen uống trà đá của nhiều người cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận.

Vì sao uống trà đá có thể gây sỏi thận?

Uống trà đá là thói quen của nhiều người Việt Nam, nhất là với khí hậu nóng ẩm đặc trưng như ở nước ta thì việc uống trà đá sẽ giúp giải khát giải nhiệt rất tốt. Tuy nhiên, việc uống  trà đá quá nhiều đôi khi còn gây bất lợi cho sức khỏe của chúng ta.

Vì sao uống trà đá có thể gây sỏi thận?

Sở dĩ uống trà đá nhiều có thể gây sỏi thận là do trong trà đá chứa hàm lượng muối và este của axit oxalic cao. Mà những chất này có thể gây tích tụ trong niệu quản, lâu dài gây ra sỏi thận khiến ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang bị thu hẹp. Nếu sỏi có kích thước nhỏ thì chưa gây tác hại gì quá lớn. Nhưng nếu tình trạng này để lâu ngày, các hòn sỏi ngày càng lớn và bị kẹt trong niệu quản khiến người bệnh đau đớn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.


Do đó, thay vì uống trà đá thường xuyên, chúng ta nên sử dụng nước lọc để lọc để thanh lọc cơ thể, loại bỏ các tạp chất tốt hơn. Đồng thời giúp quá trình trao đổi chất được lưu thông dễ dàng. Ngoài nước lọc thì nước chanh cũng là một lựa chọn tuyệt với vì trong nước chanh chứa hàm lượng citrate dồi dào có thể hạn chế sự tích tụ của muối khoáng gây sỏi thận.

Ngoài ra, chúng ta cũng nên chú ý chế độ ăn uống khoa học, hạn chế các thực phẩm chứa olalate và lượng muối cao.Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, vitamin và uống nhiều nước mỗi ngày để tránh nguy cơ bị sỏi thận nhé.

Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2015

CÓ THỂ MẮC BỆNH SỎI THẬN DO ĂN NHIỀU HẢI SẢN

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh sỏi thận và phổ biến hiện nay. Trong đó sở thích và thói quen ăn nhiều hải sản cũng có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh sỏi thận ở tất cả mọi người. Vậy mối quan hệ giữa bệnh sỏi thận và hải sản như thế nào và tại sao ăn nhiều hải sản lại có thể gây bệnh sỏi thận, cách phòng tránh như thế nào, các bạn có thể tìm hiểu ngay dưới đây nhé. 

Vì sao ăn nhiều hải sản có thể mắc bệnh sỏi thận


CÓ THỂ MẮC BỆNH SỎI THẬN DO ĂN NHIỀU HẢI SẢN


Hải sản là những thực phẩm có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào rất tốt và bổ dưỡng cho cơ thể, trong đó nhiều nhất là protein, canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Tuy nhiên các chất này nếu được tiêu thụ quá nhiều vào cơ thể sẽ có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh sỏi thận. Bệnh sỏi thận là một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Nếu cơ thể dung nạp nhiều canxi từ các loại hải sản sẽ dễ bị mắc bệnh sỏi thận dạng sỏi canxi. Bên cạnh đó, trong hải sản còn có chứa một lượng khá lớn muối cũng là yếu tố gây nên bệnh sỏi thận nếu như thường xuyên ăn hải sản thì bệnh nhân cũng rất dễ mắc bệnh sỏi thận.

Các loại hải sản chứa nhiều canxi dễ hay sỏi canxi trong thận như tôm, cua, hàu, ghẹ, ngao… Do đó, các bạn chỉ nên ăn với lượng vừa phải. Nhất là đối với người đang điều trị bệnh sỏi thận cần hạn chế ăn các loại hải sản này trong chế độ ăn uống để không làm cho bệnh nặng hơn. Các bạn chỉ nên sử dụng ở một lượng thích hợp nhất để đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể.

Phòng ngừa bệnh sỏi thận


CÓ THỂ MẮC BỆNH SỎI THẬN DO ĂN NHIỀU HẢI SẢN

- Hải sản là một thực phẩm giàu dinh dưỡng không chỉ cung cấp canxi co cơ thể mà hải sản còn có lượng lớn protein và khoáng chất. Do vậy người bệnh sỏi thận không nên ăn nhiều loại thực phẩm này vào thực đơn hàng ngày để phòng ngừa bệnh sỏi thận.

- Uống nhiều nước mỗi ngày (8 cốc nước mỗi ngày). Bệnh nhân có thể uống nước chanh mỗi ngày sẽ có tác dụng làm tan sỏi rất tốt cũng như phòng ngừa bệnh sỏi thận hiệu quả.

- Nên ăn nhiều rau quả tươi thay vì ăn nhiều loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, canxi có thể gây bệnh sỏi thận.

- Nên khám sức khỏe định kì từ 3 đến 6 tháng 1 lần để phát hiện bệnh và kiểm tra tình trạng bệnh ở người bệnh sỏi thận, từ đó có phương pháp chữa trị và điều chỉnh phù hợp.

Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015

SUY THẬN DO BIẾN CHỨNG TĂNG HUYẾT ÁP

Suy thận là một căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đe dọa tính mạng người bệnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh suy thận, trong đó ở những người bị bệnh tăng huyết áp có nguy cơ gây biến chứng bệnh suy thận rất nguy hiểm mà người bệnh cần lưu ý.

Tăng huyết áp gây biến chứng suy thận


SUY THẬN DO BIẾN CHỨNG TĂNG HUYẾT ÁP


Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành mạch. Chất lỏng dư thừa trong cơ thể làm tăng lượng chất lỏng trong các mạch máu và làm cho huyết áp cao hơn. Hẹp, cứng, hay bị tắc mạch máu cũng làm tăng huyết áp.

Huyết áp và thận có mối quan hệ tương trợ, gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong khi thận có vai trì giữ cho huyết áp ổn định bình thường thì huyết áp lại có ảnh hưởng tới sức khỏe của thận. Đặc biệt nếu bị tăng huyết áp (huyết áp cao) cũng đồng thời gây hại cho thận và gây ra bệnh suy thận mãn tính.

Mối liên hệ này được thể hiện như sau: tăng huyết áp sẽ khiến cho tim làm việc nhiều hơn, gây áp lực lên thành mạch trong cơ thể trong đó có mạch máu trong thận. Từ đó gây ảnh hưởng tới chức năng lọc của thận trong việc đào thảo các chất cặn bã và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Ngược lại khi chất lỏng trong cơ thể tích trữ lại và không được đào thải ra ngoài lại khiến cho huyết áp tăng cao. Cứ như thế sẽ tạo thành một vòng luẩn quẩn và ảnh hưởng trực tiếp tới nhau.

Hiện nay, theo thống kê số người bị suy thận có nguyên nhân từ biến của của tăng huyết áp  rất cao và đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh suy thận giai đoạn cuối cần phải lọc máu hoặc cấy ghép thận.

Triệu chứng bệnh suy thận do tăng huyết áp


Cũng như huyết áp cao, bệnh suy thận ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng gì. Để phát hiện bệnh cần được kiểm tra cụ thể và xác định 2 yếu tố như sau:

- Dựa vào mức lọc thận: bình thường mức lọc thận trung bình là 125 ml/phút, khi giá trị đo thấp hơn 60 ml/phút cho thấy một số tổn thương thận đã xảy ra. Điều đó có nghĩa là thận không đảm bảo được chức năng lọc chất thải ra khỏi cơ thể.

- Lượng protein trong nước tiểu: ở người khỏe mạnh không gặp phải vấn đề gì ở thận thì protein sẽ được giữ lại trong khi lọc các chất thải ra khỏi máu. Nhưng khi thận bị suy giảm chức năng sẽ đào thải làm thất thoát lượng protein từ huyết tương ra nước tiểu, gọi là albumin niệu. Lúc đầu, chỉ có một lượng nhỏ albumin có thể rò rỉ vào nước tiểu, tình trạng này gọi là Microalbumin niệu, một dấu hiệu của sự giảm chức năng lọc của thận. Nếu chức năng thận xấu đi, lượng albumin và các protein khác trong nước tiểu lại tăng, và tình trạng này được gọi là protein niệu.

Do vậy, ở những người thường xuyên bị tăng huyết áp cần chú ý đặc biệt đến tình trạng sức khỏe của mình. Cần kiểm soát  huyết áp luôn được giữ ổn định. Thường xuyên kiểm tra tình trạng bệnh để phát hiện các triệu chứng khác thường và phát triển do tăng huyết áp gây ra, nhất là biến chứng suy thận.

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

NGUY CƠ BỆNH SUY THẬN CẤP Ở PHỤ NỮ MANG THAI

Phụ nữ mang thai do thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể kèm theo các đặc điểm sự phát triển của thai nhi dẫn đến nhiều nguy cơ bệnh tật nếu không được chăm sóc và phòng tránh hiệu quả. Trong đó, theo thống kê có tới khoảng 20% số người bệnh suy thận cấp là đối tượng phụ nữ mang thai và chiếm tỉ lệ tử xong lên đến 50% là điều đáng quan tâm. Tuy nhiên, nếu cảnh giác và có biện pháp phòng tránh phù hợp sẽ có thể dễ dàng tránh được căn bệnh này.

NGUY CƠ BỆNH SUY THẬN CẤP Ở PHỤ NỮ MANG THAI


Triệu chứng bệnh suy thận cấp ở phụ nữ mang thai


Bệnh suy thận cấp ở phụ nữ mang thai là do chức năng thận bị giảm đột ngột. Triệu chứng suy thận cấp ở thai phụ cũng giống như với người bệnh thuộc đối tượng khác và các biểu hiện ở giai đoạn đầu khá mờ nhạt. Người bệnh cần chú ý tới các dấu hiệu như sau:

- Giảm lượng nước tiểu

- Tiêu chảy

- Người mệt mỏi

- Đau bụng

- Đi xét nghiệm thấy ure, creatinin máu tăng cao,...

Nguyên nhân gây bệnh suy thận cấp ở phụ nữ mang thai


Có 3 nguyên nhân chính được xác định gây nên bệnh suy thận cấp thai kỳ, bao gồm:

1. Nguyên nhân do mất dịch hoặc mất máu

Ở rất nhiều phụ nữ khi mang thai gặp phải tình trạng bị ốm nghén với biểu hiện nôn nhiều. Bình thường, nếu là nôn khan, nôn ít gây mất nước với lượng nhơ thì có thể bổ sung hàng ngày cũng đủ để đảm bảo lượng nước cho cơ thể. Tuy nhiên, ở những trường hợp bị nôn mửa quá nhiều dẫn đến mất nước, từ đó gây khó khăn cho việc thực hiện chức năng lọc của thận dẫn đến bị suy yếu và gây ra bệnh suy thận cấp.

Bên cạnh đó, các vấn đề khác gặp phải ở thai phụ như chứng rối loạn tiêu hóa, nhiễm độc thức ăn,.. dẫn đến tình trạng mất dịch, mất máu dẫn đến tụt huyết áp, suy thận cấp ở thai phụ hay gặp nhất khi sinh nở.

Nguyên nhân mất máu bao gồm vỡ tử cung, đờ tử cung, rối loạn đông máu… không được hoặc không thể bù đắp kịp thời. Các nguyên nhân khác như sốt xuất huyết, chảy máu tiêu hóa… cũng có thể làm giảm khối lượng tuần hoàn dẫn tới giảm mức lọc cầu thận ở thai phụ tuy có ít gặp hơn.

2. Nguyên nhân gây huyết khối vi mạch thận

Huyết khối vi mạch thận là tình trạng bị tắc vi mạch thận làm giảm chức năng lọc thải của cơ quan này. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng là do chứng ban xuất huyết giảm tiểu cầu , hội chứng tan huyết có tăng ure máu, tăng men gan,... xảy ra ở những tháng cuối của thai kỳ. Thêm vào đó có thể là do nguyên nhân tắc mạch nước ối - nguyên nhân gây tử vong cao nhất. Tắc mạch ối gây ra rất nhiều mối nguy hiểm như làm suy tuần hoàn cấp, hoại tử ống thận, vỏ thận cấp, tử cung khi đẻ, thai chết lưu. Xét về tổng thể, nguyên nhân tắc vi mạch thận chính là nhóm nguyên nhân hay gặp và gây ra hiệu quả nặng nề nhất cho người bệnh so với 2 nhóm nguyên nhân còn lại.

3. Các nguyên nhân khác

Đó có thể là do tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu trong thời kỳ mang thai cũng dễ gây ra bệnh suy thận cấp. Tình trạng viêm nhiễm thường xảy ra ở đài bể thận với các biểu hiện như sốt cao, tiểu buốt, tiểu máu ở người bệnh. Ở phụ nữ mang thai rất dễ gặp phải tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu gây nguy hiểm, có thể gây giảm tưới máu thận, hoại tử ống thận cấp, suy thận cấp.

Ngoài ra, bệnh còn có thể do nhiễm khuẩn E.coli do ở thời kỳ mang thai, sự lớn dần lên của thai nhi sẽ gây một sự chèn ép đáng kể lên hệ thống thận - tiết niệu, nhất là niệu quản, bàng quang khiến cho nhiều trường hợp lưu thông nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang bị cản trở. Khi nước tiểu bị ứ đọng lại sẽ gây giãn và tăng áp lực đài bể thận làm giảm mức lọc cầu thận và tiến triển dần lên suy thận.

Phòng tránh bệnh suy thận cấp ở phụ nữ mang thai


Suy thận cấp là một căn bệnh nguy hiểm thường xuyên gây tử vong cho người bệnh. Đối với người bệnh là phụ nữ mang thai càng trở nên nguy hiểm hơn. Chính vì thế, thai phụ cần hết sức lưu ý tới tình trạng sức khỏe của mình và phòng tránh thật tốt căn bệnh này. 

Để phòng tránh hiệu quả bệnh suy thận cấp thời kỳ mang thai, các bà mẹ tương lai cần thiết nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ ngay cả khi thấy bất kỳ bất ổn nào về sức khỏe hoặc không. Bên cạnh đó cần vệ sinh sạch sẽ hàng ngày để tránh các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thời kỳ này có thể gây suy thận cấp.

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH THẬN YẾU

Thận yếu là một trong số các bệnh về thận rất phổ biến hiện nay. Bệnh không chỉ tạo ra các phiền toái trong sinh hoạt, cuộc sống mà còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như là nguyên nhân gây ra các căn bệnh khác. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh thận yếu tiềm ẩn xung quanh mỗi người. Chính vì thế, các bạn cần chú ý để biết cách phòng tránh tốt nhất.

Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp gây nên bệnh thận yếu cần được chú ý khắc phục.

Nguyên nhân do tuổi tác và giới tính

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH THẬN YẾU


Tuy không phải là nguyên nhân chính, song theo thống kê thực tế những người cao tuổi và nam giới là những đối tượng dễ mắc bệnh thận yếu. Chính vì thế, những người thuộc đối tượng này cần chú ý bảo vệ sức khỏe và thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Thuốc lá

Không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư thận, các chất độc trong thuốc còn là yếu tố gây ra nhiều loại ung thư khác. Ước tính, khoảng 29% trường hợp phát hiện ung thư thận ở nam giới và 15% ở nữ giới có liên quan đến khói thuốc.

Thừa cân, béo phì

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH THẬN YẾU

Đây là nguyên nhân và là yếu tố nguy cơ của rất nhiều căn bệnh khác nhau phổ biến hiện nay, trong đó có bệnh thận yếu. Thực tế cũng cho thấy, ở hầu hết những người mắc phải chứng thận yếu, thận hư có liên quan đến cân nặng của cơ thể. Thông kê cho thấy số người thừa cân có nguy cơ mắc thận yếu cao hơn những người khác khoảng 22 – 38%.

Lười vận động

Các bài tập nhẹ nhàng có tác dụng giúp cơ thể trở nên dẻo dai, tăng cường khả năng chống lại bệnh tật. Các nhà khoa học cho biết, thường xuyên luyện tập trong thời gian dài có thể giảm tới 22% nguy cơ mắc ung thư thận so với những người lười vận động.

Người mắc sỏi thận

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH THẬN YẾU

Khi mắc bệnh sỏi thận nghĩa là đã tồn tại những tổn thương nhất định lên cơ quan này gây ra các hạn chế về chức năng hoạt động. Lâu ngày, bệnh sẽ gây ra các chứng bệnh khác, trong đó có bệnh thận yếu. Do vậy, với những người đang bị và có tiền sử bị bệnh sỏi thận sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh thận yếu.

Tiểu đường

Việc mang trong người bệnh tiểu đường cũng là yếu tố gây bệnh cao. Cụ thể, nó có thể khiến bệnh nhân đối diện nguy cơ mắc ung thư thận cao hơn 40% so với thông thường.

Ngoài các nguyên nhân nêu trên, bệnh thận yếu còn được xác định là do các yếu tố khác gây nên như thói quen sinh hoạt, lối sống cũng gây ảnh hưởng. Mỗi người cần ý thức được sự ảnh hưởng của căn bệnh cũng như các yếu tố nguy cơ để từ đó có biện pháp phòng tránh và khắc phục hiệu quả.

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

CÓ THỂ BỊ VIÊM CẦU THẬN CẤP SAU VIÊM HỌNG

Cần cảnh giác viêm cầu thận cấp sau viêm họng là lời khuyên của bác sĩ đối với người bệnh. Viêm họng tưởng chừng là một bệnh đơn giản nhưng nếu không được chữa trị hiệu quả ở giai đoạn cấp tính có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Tiêu biểu có thể gây ra viêm cầu thận do vi khuẩn, vi rút tích tụ xâm nhập. Do vậy, khi bị viêm họng, người bệnh cần cảnh giác với viêm cầu thận có thể xảy ra để phòng ngừa bệnh cho thật tốt.

CÓ THỂ BỊ VIÊM CẦU THẬN CẤP SAU VIÊM HỌNG



Viêm cầu thận là một bệnh nguy hiểm, đó là tình trạng viêm lan tỏa không nung mủ tất cả cầu thận của hai thận. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó, viêm cầu thận xuất hiện sau viêm họng do liên cầu tan máu beta nhóm A xâm nhập gây viêm họng trước đó. Viêm cầu thận xảy ra sau nhiễm liên cầu 10-15 ngày. Ngoài liên cầu khuẩn, viêm cầu thận cấp có thể do tụ cầu, phế cầu và virus gây ra, nhưng rất hiếm gặp.

Khi bị viêm cầu thận do viêm họng hay các nguyên nhân khác thường không biểu hiện rõ triệu chứng. Chính vì thế bệnh thường khó phát hiện và thường diễn tiến một cách thầm lặng, kín đáo, người bệnh không biết mình bị bệnh. Chỉ khi kiểm tra máu và nước tiểu thấy có hồng cầu niệu vi thể và protein niệu. Do đó, khi thấy có biểu hiện của nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng da hay các biểu hiện của viêm cầu thận nên tới các cơ sở y tế khám. Theo các bác sĩ, người bệnh có thể nhận diện bệnh viêm cầu thận cấp dựa vào một số triệu chứng như sau:

Phù

Đây là biểu hiện thường gặp và đặc trưng khi bị viêm cầu thận xảy ra ở hầu hết người bệnh và có thể dễ dàng nhận thấy được. Khi đó, người bệnh có cảm giác nặng mặt, nề hai mí mắt, phù hai chân. Phù trước xương chày chạy quanh mắt cá, phù mềm, ấn lõm rõ. Hiện tượng phù thường xuất hiện nhiều vào buổi sáng và giảm dần về chiều. Phù phụ thuộc vào lượng nước tiểu, nghĩa là nếu số lượng nước tiểu nhiều thì phù nhiều và ngược lại số lượng nước tiểu càng ít thì phù ít. Phù thường gặp trong 10 ngày đầu và giảm đi nhanh chóng khi người bệnh tiểu nhiều. 

Tiểu ra máu đại thể

Khi viêm cầu thận cấp phát triển, người bệnh sẽ thấy xuất hiện hiện tượng đi tiểu ra toàn máu. Biểu hiện là nước tiểu có màu đỏ, không đông, mỗi ngày đi tiểu ra máu toàn bãi 1-2 lần, không thường xuyên, xuất hiện trong tuần đầu, nhưng có thể xuất hiện trở lại trong 2-3 tuần. Số lần tiểu ra máu thưa dần, 3-4 ngày bị một lần rồi hết hẳn. Đây được xem là một dấu hiệu quan trọng để nhận biết và đánh giá trình trạng bệnh.

Tăng huyết áp

Đây cũng thuộc một trong số các triệu chứng lâm sàng của viêm cầu thận thường gặp. Ở bệnh nhân là trẻ em thì huyết áp tăng dao động là 140/90 mmHg, ở người lớn 160/90 mmHg. Với những trường hợp tăng huyết áp trong nhiều ngày và lên mức 180/100 mmHg, người bệnh có cảm giác đau đầu dữ dội, choáng váng, co giật, hôn mê do phù não dẫn đến tử vong.

Suy tim

Đó là các biểu hiện như khó thở, thở nhanh và nông; không nằm được; toát mồ hôi; ho và khạc ra bọt màu hồng... Các biểu hiện này thường kèm với tăng huyết áp kịch phát, do tăng khối lượng tuần hoàn đột ngột và cũng có thể do bệnh lý cơ tim trong viêm cầu thận cấp tính. Nếu không được cấp cứu kịp thời thì người bệnh sẽ tử vong.

Hiện nay tình trạng tăng huyết áp dẫn đến co giật, hôn mê, suy tim cấp tính, phù phổi ngày một ít dần do điều kiện phục vụ y tế tốt hơn và người bệnh thường đến khám tại các cơ sở y tế và được phát hiện, điều trị kịp thời.

Tiểu ít

Biểu hiện này là không thể thiếu khi bị viêm cầu thận. Người bệnh chú ý sẽ thấy lượng nước tiểu giảm liên tục trong khoảng 3 - 4 ngày liền. Khối lượng nước tiểu thường dưới 500 ml/ngày ở những ngày đầu bệnh xuất hiện.

Ngoài các triệu chứng nêu trên, viêm cầu thận còn được biểu hiện qua một số dấu hiệu ở người bệnh như sốt nhẹ, đau tức vùng thận, đau bụng, bụng chướng nhẹ, buồn nôn,...

Viêm cầu thận là một bệnh nguy hiểm, diễn biến thầm lặng và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, thậm chí đe dọa tới tính mạng nên người bệnh cần hết sức chứ ý. Khi có biểu hiện của nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng da hay các triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm cầu thận nên tới các cơ sở y tế khám, đặc biệt cần nghỉ ngơi hợp lý.

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

NHỮNG YẾU TỐ LÀM TĂNG NGUY CƠ MẮC BỆNH SỎI THẬN

Bạn có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận không? Bất kì ai cũng đều có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, tuy nhiên một số người lại có khả năng mắc bệnh cao hơn người khác nếu họ có liên quan đến các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh.
Sỏi thận là bệnh thường gặp, có thể chữa trị được và thường không nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân.  Tuy nhiên nếu để bệnh sỏi thận lâu ngày lại là nguyên nhân hàng đầu gây ra suy thận - căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng tới nhiều chức năng của cơ thể và tính mạng bệnh nhân. Quá trình hình thành bệnh sỏi thận diễn tiến rất âm thầm làm bệnh nhân không thể nhận biết dược bệnh, đến khi sỏi gây đau đớn hoặc tiểu ra sỏi thì mới bắt đầu đi khám và dieu tri benh soi than.  Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận như nồng độ nước tiểu quá ít hoặc lượng chất khoáng trong nước tiểu quá cao...Ngoài ra những yếu tố sau đây cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh sỏi thận:

NHỮNG YẾU TỐ LÀM TĂNG NGUY CƠ MẮC BỆNH SỎI THẬN

Bạn có thể bị sỏi thận 1 lần nhưng vẫn có thể mắc căn bệnh này lần thứ 2. Dưới đây là danh sách các yếu tố nguy cơ gây bệnh sỏi thận:

- Tiền sử bệnh tật của gia đình hay của cá nhân: Nếu trong gia đình 1 người bị sỏi thận thì những người còn lại có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người khác. Tương tự những ai đã từng mắc căn bệnh này rổi thì bệnh vẫn có thể tái phát.

- Tuổi tác: Theo nhiều cuộc nghiên cứu thì đa số bệnh nhân mắc sỏi thận thường trên 40 tuổi.

- Giới tính: đàn ông có nguy cơ mắc bệnh cao hơn phụ nữ.

- Những người uống ít nước: việc uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp bạn loại bỏ hết cặn bã qua thận, tránh không để nước tiểu bị cô đọng nguy cơ benh soi than

- Dinh dưỡng: Ăn một chế độ ăn uống protein cao, natri và đường cao có thể làm tăng nguy cơ của một số loại sỏi thận.

- Cân nặng:  việc béo phì, dư thừa cân nặng cũng được xem là nguy cơ gây bệnh

- Một số căn bệnh khác gây cản trở quá trình hấp thu canxi rất dễ gây hình thành sỏi thận như viêm đường ruột, tiêu chảy mãn tính hay người từng phẫu thuật dạ dày , bệnh toan ống thận, cường cận giáp, nhiễm trùng đường tiết niệu...

- Những người uống ít nước, nhịn đi tiểu, ít vận động hay ăn mặn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.

- Yếu tố nghề nghiệp cũng ảnh hưởng ít nhiều đến căn bệnh sỏi thận. Có thể kể đến những người làm việc trong môi trường nhiệt độ cao ít đi tiểu, những người làm việc phải tiếp xúc với cadmium và các chất độc hại khác

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

UỐNG ÍT NƯỚC LÀM TĂNG NGUY CƠ SỎI THẬN

Sỏi hình thành, di chuyển trên đường đi ở bất kỳ vị trí nào trên đường đi của nước tiểu gọi là soi than, sỏi niệu quản hay sỏi bàng quang. Tưởng chừng như nguyên nhân chính gây ra bệnh sỏi thận chính là canxi nhưng không phải chỉ có thế. Bệnh sỏi thận ngày càng phổ biến, nhất là đối với dân công sở. Bởi vì ngoài việc bận rôn, căng thẳng mỗi ngày thì dân văn phòng có những thói quen tưởng như bình thường nhưng lại có liên hệ trực tiếp với bệnh sỏi thận. Đó là các thói quen không ăn sáng, ít vận động, uống ít nước, ăn nhiều mỡ. Đây là những tác nhân trực tiếp gây ra bệnh sỏi thận.


UỐNG ÍT NƯỚC LÀM TĂNG NGUY CƠ SỎI THẬN

Sỏi thận phát triển khi nước tiểu có chứa nhiều chất hình thành các tinh thể như calcium, axít uric và một hợp chất muối gọi là oxalate. Từ trước đến nay, những người có nguy cơ bị sỏi thận được khuyên là uống thật nhiều nước, việc này giúp pha loãng các chất có thể dẫn đến sỏi thận. Giảm lượng muối cũng có thể giúp bởi vì quá nhiều hàm lượng soidum có thể làm tăng hàm lượng canxi trong nước tiểu.

Chính vì vậy việc lười uống nước cũng đươc xem là 1 nguyên nhân chính gây ra bệnh sỏi thận. Các chuyên gia chỉ ra rằng, uống ít nước sẽ khiến hệ tiết niệu ít việc, lượng nước tiểu lưu cữu, trở nên đậm đặc, chất đọng lại tăng lên, như thế dễ hình thành nên sỏi thận và sỏi đường tiết niệu.

Bởi vậy, uống nhiều nước sẽ tăng lượng bài tiết nước tiểu, làm loãng nước tiểu, giảm thấp nồng độ tinh thể trong nước tiểu, rửa đường niệu đạo, có lợi cho phòng chống sỏi thận và làm cho sỏi bài tiết ra ngoài. kế cả khi không khát, mỗi người mỗi ngày cũng nên uống 2000ml nước trở lên và uống nước lọc là tốt nhất.


Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

NGUYÊN NHÂN GÂY RA HỘI CHỨNG THẬN HƯ

Hội chứng thận hư ( HCTH) là một căn bệnh rất hay gặp về thận. Nếu phát hiện và điều trị căn bệnh này muộn bệnh nhân có rất ít cơ hội kéo dài sự sống , có đến 90% số bệnh nhân bị thận hư đều không qua khỏi. Tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra bệnh là một cách tốt để mọi người có những phương án phòng ngừa tích cực đối với căn bệnh nguy hiểm này.

NGUYÊN NHÂN GÂY RA HỘI CHỨNG THẬN HƯ

Nguyên nhân gây ra hội chứng thận hư

Nguyên phát (vô căn)

Thận hư nhiễm mỡ: Tổn thương tối thiểu mất chân lồi biểu mô màng đáy cầu thận.

HCTH do Viêm cầu thận (VCT):

Viêm cầu thận màng.

Viêm cầu thận tăng sinh màng.

Viêm cầu thận thoái hóa từng ổ, đoạn.

Viêm cầu thận tăng sinh lan tỏa.

Viêm cầu thận tăng sinh ngoài thành mạch (VCT tăng sinh hình liềm).

Thứ phát sau các bệnh

Bệnh toàn thể

Lupus ban đỏ hệ thống.

Viêm quanh động mạch dạng nút.

Ban xuất huyết dạng thấp

Viêm đa cơ.

Takayashu.

Bệnh ác tính

Hodgkin.

Bệnh bạch cầu mạn thể Lympho.

Đa u tủy xương.

Ung thư biểu mô.

Nhiễm độc thai nghén.

Các bệnh chuyển hóa

Amylose nguyên phát- thứ phát.

Đái tháo đường.

Suy giáp.

Các bệnh nhiễm độc

Các muối của kim loại nặng Hg, Au..

Thuốc:Triméthadione, Paraméthadione, Pénicillamine, Probénécid.

Các dị nguyên.

Nguyên nhân về mạch máu

Tắc tĩnh mạch chủ.

Tắc tĩnh mạch thận.

Nhiễm trùng

Vi trùng: liên cầu, giang mai, viêm nội tâm mạc bán cấp.

Ký sinh trùng: sốt rét, Bilharziose.

Bệnh về máu

Hồng cầu hình liềm.

HCTH bẩm sinh và gia đình

Bệnh sinh của hội chứng thận hư (HCTH) chưa được hiểu biết đầy đủ. Về giải phẫu bệnh học thì tổn thương ở màng đáy cầu thận là chủ yếu.

Bình thường màng đáy không cho các phần tử lớn như protein đi qua. Khi có một nguyên nhân nào đó làm màng đáy bị tổn thương, điện thế của màng đáy bị thay đổi thì protein lọt qua được. Protein niệu càng nhiều thì protein máu càng giảm.

Albumin ra nhiều nhất (80%) làm giảm áp lực keo của huyết tương, nước thoát ra ngoài lòng mạch. Hậu quả là gây phù và giảm thể tích tuần hoàn hiện dụng. Từ đó một mặt trực tiếp gây tái hấp thu nước và Natri ở ống lượn gần, mặt khác gián tiếp qua hệ thống điều hòa nội tiết làm tăng ADH và Aldosteron.

ADH tăng sẽ tái hấp thu nước ở ống góp, Aldosterol tăng sẽ tái hấp thu Na+ và nước ở ống lượn xa và ống góp. Kết quả của quá trình trên là cơ thể giữ Natri và giữ nước, do đó sẽ tiểu ít và dẫn tới phù toàn thân, kéo theo các rối loạn nước và điện giải.

Về thành phần lipid máu tăng thì chưa có giải thích đầy đủ. Có giả thuyết cho rằng lipid, cholesterol máu trong HCTH là một yếu tố gây xơ hóa cầu thận và dẫn đến suy thận.

Khi mắc HCTH, bệnh nhân thường bị suy dinh dưỡng do thiếu protein - năng lượng do mất nhiều protein qua đường nước tiểu kèm theo chán ăn do giảm dịch ruột, phù gan và nội tạng. Ngoài ra ăn kém do cảm thấy căng trướng do bị cổ chướng.HCTH kéo dài sẽ dẫn đến tiêu cơ bắp, rụng tóc.

Tình trạng thiếu dinh dưỡng còn góp phần làm tăng tình trạng mắc các bệnh nhiễm khuẩn trong HCTH như: Viêm phúc mạc tiên phát, viêm phổi, viêm cơ, lao phổi... Cho nên ngoài việc điều trị bằng thuốc, chế độ ăn trong HCTH cũng đóng vai trò hết sức quan trọng giúp cơ thể tăng sức đề kháng và chống lại các rối loạn về thành phần sinh hóa trong máu.

NGUYÊN NHÂN-TRIỆU CHỨNG BỆNH SUY THẬN

Thận là cơ quan quan trọng giữ chức năng chính là lọc máu đào thải chất độc cho cơ thể. Tuy nhiên khi thận bị suy yếu thì chức năng này bị suy giảm dần gây ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động trong cơ thể. Khi bệnh phát triển thành mãn tính rất khó chữa trị , chất độc sẽ ngày càng tích tụ nhiều trong cơ thể người làm rối loạn chức năng hoạt động của các cơ quan khác rất dễ khiến bệnh nhân tử vong nhanh chóng.


NGUYÊN NHÂN-TRIỆU CHỨNG BỆNH SUY THẬN

Nguyên nhân gây suy thận?

- Tiểu đường ngày nay được xem là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận ,Số người mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng thì tỷ lệ người tiểu đường có biến chứng thận (suy thận) càng cao.

- Huyết áp cao không được kiểm soát tốt đầu tiên sẽ gây tiểu ra đạm (đạm niệu), sau đó gây suy thận.

- Một số thuốc thường gặp có thể gây độc cho thận: thuốc kháng viêm không steroid; kháng sinh nhóm aminoglycoside; thuốc kháng lao; thuốc, hoá chất điều trị ung thư; thuốc cản quang; một số thuốc đông y không rõ nguồn gốc...
- Do không được điều trị kịp thời một số bệnh như : sỏi thận, trướng nước thận, viêm thận bể thận, hội chứng thận hư, viêm cầu thận

Một số bệnh lý nhiễm trùng như viêm cầu thận sau nhiễm khuẩn liên cầu, nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn có độc lực cao có thể gây sốc nhiễm khuẩn và suy thận cấp.

Triệu chứng bệnh suy thận

Dấu hiệu toàn thân: mệt mỏi (thường xuyên mệt hoặc chỉ mệt khi hoạt động thể lực), khó tập trung, giảm trí nhớ và mất ngủ... có thể do thiếu máu, do chức năng thận suy giảm nên không loại bỏ được các chất độc. Những triệu chứng này cũng xuất hiện vì các nguyên nhân khác, do đó cần thăm khám tỉ mỉ và làm các xét nghiệm.

Suy thận có thể do sự tích tụ các chất độc hại trong cơ thể: Có vị tanh trong miệng hoặc hơi thở hôi, choáng váng, buồn nôn, mất cảm giác ngon miệng, sợ ăn thịt, khó tập trung, bị ngứa.
Suy thận do tích tụ nước trong cơ thể: phù ở mặt, chân hoặc tay, khó thở, hụt hơi (do có nước ở trong phổi). Giữ nước biểu hiện bằng các triệu chứng: phù, tăng huyết áp và khó thở. Phù trắng, mềm, ấn lõm, đôi khi chỉ nặng hai mi mắt hoặc nặng hơn là phù to toàn thân, tăng cân nhanh chóng. Tăng huyết áp cả số tối đa và số tối thiểu. Sự mất cân bằng giữa lượng muối và nước uống, có thể làm nước tích tụ. Vì vậy, ở giai đoạn đầu, bệnh nhân phải ăn nhạt và dùng thuốc lợi tiểu. Nhưng liệu pháp này có thể không kéo dài được lâu và bệnh nhân phải lọc máu. Do đó bệnh nhân suy thận, khi thấy những triệu chứng trên cần phải đến khám để được điều trị phù hợp, kịp thời.

Suy thận có thể do thận bị tổn thương: đi tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường, nước tiểu có bọt hoặc bong bóng, đi tiểu ra máu.

Suy thận có thể do thiếu máu: mệt mỏi, yếu sức, luôn thấy lạnh, khó thở, lú lẫn...

Ngoài ra còn nhiều dấu hiệu xuất hiện ở bệnh nhân suy thận như: ngứa ngoài da, có thể là do hàm lượng phospho và canxi trong máu cao. Nhưng có một số bệnh nhân, mặc dù đã điều chỉnh hàm lượng phospho và canxi máu nhưng triệu chứng ngứa vẫn còn, có lẽ do kích thích thần kinh trong da, do sự tích tụ các độc tố bởi thận không có khả năng lọc. Đối với trường hợp này, phải tiến hành chạy thận nhân tạo để điều trị. Bệnh nhân có thể thấy đau ở chân tay, nếu xác định bệnh nhân bị đau dây thần kinh do thận thì cần phải lọc máu.

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

UỐNG NHIỀU TRÀ ĐÁ GÂY SỎI THẬN

Trà đá là một loại thức uống giải khát rất quen thuộc của nhiều người lao động. Tuy nhiên việc uống quá nhiều loại nước này sẽ có thể khiến bạn bị sỏi thận . Nguyên nhân là do trong trà đá chứa nhiều chất oxalate gây hình thành muối và chất khoáng trong nước tiểu khiến bạn bị sỏi thận. Cùng tìm hiểu về vấn đề này.

UỐNG NHIỀU TRÀ ĐÁ GÂY SỎI THẬN

Bình thường, nếu sỏi thận có kích thước nhỏ nó sẽ không gây ra tác hại gì nhiều cho chúng ta. Nhưng khi chúng phát triển và có kích thước lớn, mắc kẹt trong niệu quản sẽ gây cảm giác đau đớn và khó chịu, thậm chí có nhiều trường hợp phải can thiệp bằng phẫu thuật

Theo các chuyên gia, ở nam giới, tỷ lệ mắc và khả năng phát triển bệnh sỏi thận cao, nhanh hơn gấp 4 lần so với phụ nữ. Còn ở phụ nữ, nhóm các đối tượng có nguy cơ cao mắc sỏi thận bao gồm những phụ nữ trên 40 tuổi, phụ nữ có nồng độ estrogen thấp, cũng như những người phụ nữ sau mãn kinh và người phải cắt bỏ buồng trứng.

Vì vậy, các chuyên gia khuyên chúng ta nên uống ít trà đá, nên sử dụng nước lọc là tốt nhất. Ngoài ra, chúng ta cũng nên dùng nước chanh vì nó có chứa hàm lượng citrate rất cao có thể ngăn chặn được sự hình thành, tích tụ của muối và khoáng chất gây nên sỏi thận.

Để tránh nguy cơ bị sỏi thận bạn nên hạn chế dùng một số thực phẩm có chứa hàm lượng oxalate cao như: Rau cải bó xôi, chocolate, các loại hạt, thịt và muối cũng không được dùng quá nhiều, đồng thời nên uống nhiều nước.

Các nhà nghiên cứu cũng khuyên người bệnh nên có cách ăn uống thích hợp với loại sỏi thận mà mình đang mắc phải: Tuỳ theo từng loại sỏi thận, chế độ ăn kiêng cũng khác nhau:

- Sỏi canxi: Giới hạn lượng canxi đưa vào không quá 600 mg/ngày và gia tăng lượng chất xơ (từ rau và trái cây là chính). Không nên dùng các loại nước “cứng” (nước có hàm lượng canxi cao, khi giặt bằng xà phòng thì khó nổi bọt). Dùng các loại thuốc lợi tiểu để làm trôi những sỏi đã hình thành.

- Sỏi oxalat: Không ăn các loại măng tây, đậu cô ve, củ cải đường, đào lộn hột, rau diếp, đậu bắp, nho, mận, khoai lang và trà. Nghĩa là nên cảnh giác với thức ăn chua hay các viên vitamin C liều cao. Nếu có chứng phân mỡ đi kèm thì không nên dùng quá 50 g chất béo mỗi ngày.

- Sỏi axit uric: Các sỏi này liên quan đến chuyển hoá purin và đôi khi là một biến chứng của bệnh gút. Nên giảm ăn những chất có purin (những thức ăn quá nhiều đạm).

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH SỎI THẬN

- Do uống nước không đủ, nhất là với những người lao động nặng nhọc, hoặc mải làm việc cả ngày không uống nước, lúc uống lại uống quá nhiều mà không uống đều trong ngày. Nguồn nước uống chứa nhiều canxi… cũng gây tạo sỏi.
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH SỎI THẬN
Thịt bò
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý: Nhiều người thích ăn một số món khoái khẩu như ăn quá nhiều thịt hoặc ngược lại, ăn quá nhiều rau cũng là những nguyên nhân gây nên sỏi thận. Ăn nhiều muối, người thừa cân béo phì, nghiện rượu... nguy cơ mắc bệnh cao

- Do viêm nhiễm trùng bộ phận sinh dục, nguyên nhân này thường gặp ở nữ giới nhiều hơn. Khi không vệ sinh thường xuyên, vi trùng có cơ hội xâm nhập gây viêm đường tiết niệu, tạo mủ và lắng đọng các chất bài tiết của cơ thể, từ đó hình thành nên sỏi thận

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VIÊM THẬN

Nguyên nhân gây nên bệnh viêm thận


Bệnh viêm thận là do nhiễm trùng ở thận. Bệnh diễn biến âm thầm khiến người bệnh khó phát hiện, khi bị bệnh này, vi trùng đi từ dưới lên rồi ăn vào quả thận. Người bị bệnh viêm thận sẽ bị đau nhói vùng hông với nóng sốt cao và đôi khi có kèm theo triệu chứng bàng quang như tiểu nhiều lần, đi tiểu đau..., trong người rất mệt mỏi. Muốn điều trị bệnh hiệu quả thì việc trước hết cần làm đó là tìm rõ nguyên nhân là việc cần làm đầu tiên trong việc điều trị bệnh.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VIÊM THẬN

Nguyên nhân gây nên bệnh viêm thận 



Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh


Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm cầu thận mạn tính. Tuy vậy, có một số trường hợp không rõ nguyên nhân. Hay gặp nhất là viêm cầu thận mạn thứ phát sau bệnh lý cầu thận như bệnh cầu thận do Collagenose (luput ban đỏ hệ thống), đây là một bệnh tự miễn, thường gặp ở phụ nữ (95%). Hoặc sự tổn thương cầu thận do bệnh lý mạch máu bởi sự viêm mạch máu nhỏ ở nhiều cơ quan, trong đó chủ yếu là phổi và thận. Bệnh viêm cầu thận mạn tính cũng có thể xảy ra ở những bệnh nhân mắc chứng xuất huyết dạng thấp (bệnh Scholein-Henoch). Trong một số rối loạn chuyển hóa cũng có thể gây biến chứng viêm cầu thận mạn như bệnh đái tháo đường.

Người mắc bệnh do virut viêm gan B, C cũng có thể để lại viêm cầu thận mạn, tuy nhiên, tỷ lệ thấp. Viêm cầu thận mạn cũng có thể là hậu quả của viêm cầu thận cấp do viêm màng trong tim bởi vi khuẩn liên cầu nhóm D hoặc viêm họng bởi vi khuẩn liên cầu nhóm A. Người ta cũng đã gặp các trường hợp viêm cầu thận mạn tính mà hậu quả là do bị bệnh sốt rét hoặc mắc bệnh giang mai do vi khuẩn Treponema palildum hoặc bệnh phong bởi vi khuẩn Mycobacterrium leprae. Ngoài ra, viêm cầu thận mạn tính cũng có thể do mắc các bệnh ác tính như bệnh bạch cầu cấp, bệnh bạch cầu mạn tính, Sarcoma hạch hoặc bị ngộ độc bởi một số kim loại nặng như nhiễm độc muối vàng.