I. ĐẠI CƯƠNG
Định nghĩa: đau vùng thắt lưng (Low back pain-
Lombalgie), là thuật ngữ để chỉ các triệu chứng đau khu trú tại vùng giữa
khoảng xương sườn 12 và nếp lằn liên mông, một hoặc hai bên.
Đau vùng thắt lưng rất thường gặp. Tỷ lệ thay đổi tuỳ
theo từng nước, song nói chung, có tới 70-85% dân số bị ít nhất một lần bị đau
vùng thắt lưng trong đời. Theo Andersson-1997, tỷ lệ đau vùng thắt lưng hàng
năm trung bình là 30% (dao động trong khoảng 15-45%). Tại Mỹ, đây là nguyên
nhân hàng đầu gây hạn chế vận động của phụ nữ dưới 45 tuổi, là lý do đứng thứ
hai khiến bệnh nhân đi khám bệnh, là nguyên nhân nằm viện đứng thứ năm và đau
vùng thắt lưng đứng thứ ba trong số các bệnh phải phẫu thuật (Andersson-1999).
Có thể nói đây là một triệu chứng hơn là một bệnh.
Các nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng được chia thành
hai nhóm chính: do nguyên nhân cơ học (mechanical low back pain) hoặc là triệu
chứng của một bệnh toàn thể.
Đau vùng thắt lưng do nguyên nhân cơ học, còn gọi là đau
vùng thắt lưng “thông thường” (les lombalgies communes) bao gồm các nguyên nhân
tương ứng với các bệnh lý cơ giới, có thể ảnh hưởng tới cơ, đĩa đệm, các khớp
liên mấu. Các nguyên nhân này chiếm tới 90-95% số nguyên nhân gây đau vùng thắt
lưng, diễn biến thường lành tính.
Đau vùng thắt lưng triệu chứng gợi ý một bệnh trầm trọng
hơn như các bệnh lý về xương, bệnh thấp khớp, chấn thương, nhiễm khuẩn, ung
thư... Nhóm này rất cần được khám chuyên khoa, làm các xét nghiệm nhằm xác định
chẩn đoán và có hướng điều trị theo nguyên nhân.
Triệu chứng gợi ý thoát vị đĩa đệm
-
Đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm thường xuất hiện
sau gắng sức, kèm hội chứng chèn ép: đau tăng khi định vận động, khi ho, rặn.
-
Cộng hưởng từ hoặc chụp cắt lớp vi
tính cho thấy chính xác vị trí thoát vị và ảnh hưởng của thoát vị với các thành
phần liên quan (rễ thần kinh, tuỷ sống…).
Bảng 1. Phân biệt đau vùng
thắt lưng do nguyên nhân cơ học
và đau vùng thắt lưng là triệu chứng của một bệnh toàn thể
và đau vùng thắt lưng là triệu chứng của một bệnh toàn thể
Các đặc điểm
|
Đau vùng thắt lưng do nguyên nhân cơ học
|
Đau vùng thắt lưng
triệu chứng |
- Lâm sàng
+ Đau
+ Vị trí
+ Gầy sút
+ Đáp ứng với thuốc giảm đau thông
thường
+ Các triệu chứng ngoài CSTL
+ Các thay đổi toàn trạng
|
Đau kiểu thoái hóa
Thấp
Không
Có
Không
Không
|
Đau kiểu viêm
Cao
Có
Không hoặc ít
Có
Có
|
- Xét nghiệm :
+ viêm sinh học
+ Bilan phospho-calci
|
Không
Âm tính
|
Có
Dương tính hoặc âm tính
|
- X quang
|
Bình thường; hoặc có thể có hình ảnh
thoái hóa.
Không có huỷ xương
|
Có hình ảnh bất thường
|
II. ĐIỀU TRỊ
Đối vùng thắt lưng “triệu chứng": điều trị tuỳ theo
nguyên nhân. Dưới đây trình bày các phương pháp điều trị đau vùng thắt lưng cơ
học có thể kết hợp với đau thần kinh tọa hoặc không. Về thuốc, thường kết hợp 3
nhóm thuốc sau: thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau, và thuốc giãn
cơ. Ngoài ra, tuỳ mức độ, tuỳ trường hợp cụ thể mà quyết định các động tác phục
hồi chức năng để chấn chỉnh các tư thế xấu của cột sống nhằm tránh tái phát đau
cột sống thắt lưng.
1. Điều trị ban đầu: tuỳ theo bệnh cảnh lâm sàng.
1.1. Loại đau vừa phải
a. Thuốc
-
Thuốc chống viêm không steroid liều
trung bình: diclofenac (Voltarene) 50 mg; ngày 2 viên, chia 2 lần (lúc no).
-
Thuốc giảm đau bậc một: Paracetamol (Dolodol) 0,5gam; ngày 4-6 viên, chia
2-3 lần.
-
Thuốc giãn cơ mức độ vừa: tolperison (Mydocalm) 150-450 mg/ ngày, chia 3 lần;
hoặc Eperison (Myonal): 150 mg/ ngày chia 3 lần
b. Các biện pháp tránh tái phát đau cột sống thắt lưng
Thường sau 5-10 ngày sẽ giảm đau. Lúc này, có thể bắt đầu
các động tác phục hồi chức năng để chấn chỉnh các tư thế xấu của cột sống Không
nhất thiết phải ngừng hoạt động song cần tránh gánh nặng cho vùng thắt lưng
cùng. Tránh các thể thao như gôn, bóng chuyền, bóng bầu dục, tennis, trượt
tuyết, mang ba lô nặng đi bộ. Ngược lại, cho phép bơi, đi bộ, đạp xe. Không nên tập
luyện quá sức và nên đi bộ, đi xe đạp trên nền phẳng. Thực hiện các động tác
sinh hoạt hàng ngày tăng dần, thích nghi với tình trạng đau cột sống thắt lưng.
1.2. Loại đau dữ dội và mất vận động
tức thời
-
Trường hợp có liệt 2 chi dưới: chỉ định mổ.
-
Nếu không liệt, dùng các thuốc mạnh hơn.
a.
Thuốc
-
Thuốc chống viêm không steroid mạnh, có thể dùng đường tiêm
trong 2-3 ngày đầu, sau đó chuyển sang đường uống: Piroxycam ( Feldene, Ticotil) 20 mg tiêm
bắp ngày 01 ống hoặc uống ngày 01 viên Brexin, Feldene hoặc Ticotil 20mg).
-
Thuốc
giảm đau, thường dùng bậc 2: Paracetamol kết hợp codein (Efferalgan Codeine) ngày 4-6 viên, chia 2-3 lần.
-
Thuốc
giãn cơ mạnh: thiocolchicosid (Coltramyl) 4 mg (ống hoặc viên) tiêm bắp
ngày 2 ống, (hoặc ngày 2 viên) chia 2 lần
b. Tiêm hydrocortison ngoài màng cứng hoặc khớp liên
mấu
Nếu các thuốc và các biện pháp trên không đỡ sau 5-10
ngày, kết hợp tiêm hydrocortison tại các khớp liên mấu sau hoặc tiêm ngoài màng
cứng trong trường hợp đau thần kinh tọa có hoặc không kèm theo thoát vị đĩa
đệm.
c. Các biện pháp tránh tái phát đau cột sống thắt lưng
Nghỉ ngơi hoàn toàn (nằm trên
giường) trong 2-3 ngày và nghỉ tương đối sau đó. Massage và đắp nhiệt tại cột sống thắt lưng tại nhà ngay trong vòng 1 -3 tuần.
Phục hồi chức năng. Đôi khi phải đeo thắt lưng chỉnh hình
nhằm cố định cột sống thắt lưng. Một số bệnh nhân có thể tiếp tục làm việc cơ
giới. Một số khác, nếu đau nhiều, nên nghỉ lao động một thời gian.
2. Điều trị tiếp theo với đau cột sống thắt lưng kéo dài
2.1. Thuốc và các biện pháp bảo tồn
-
Thuốc: chỉ định 3 nhóm thuốc như trên. Tuy nhiên, không
nên cho thuốc chống viêm không steroid kéo dài quá vài tuần. Có thể cho các
thuốc ít hại với dạ dày tá tràng –nhóm thuốc ức chế ưu thế COX2 như meloxicam-
Mobic, hoặc nhóm thuốc ức chế chọn
lọc COX2 như celecoxib-Celebrex. Việc chỉ định các thuốc ức
chế chọn lọc COX2 còn đang được tranh cãi do tác dụng phụ trên tim mạch của
chúng nếu dùng kéo dài. Với người đau cột sống thắt lưng, chỉ cần sử dụng thuốc
chống viêm không steroid ngắn ngày, nên về mặt nguyên tắc, có thể chỉ định đối
với người có nguy cơ tổn thương dạ dày tá tràng cao mà không có tổn thương tim
mạch. Sau đó nên duy trì bằng thuốc giảm đau, giãn cơ liều tối thiểu có hiệu
quả.
-
Kéo giãn cột sống hoặc/và đắp bùn nóng: thường có hiệu
quả tốt.
- Tìm hiểu các
yếu tố gây đau cột sống thắt lưng: các tư thế làm việc, các vận động bất thường, đột ngột,
các yếu tố làm mất cân bằng tư thế cột sống như quá ưỡn cột sống thắt lưng, quá vặn, quá nghiêng… đều cần được điều chỉnh nhằm
tránh tái phát đau cột sống thắt lưng. Với người
trẻ hoặc chưa có nghề nghiệp, cần hướng nghiệp tuỳ theo mức độ tổn thương cột sống thắt lưng. Với người đã có nghề nghiệp, cần hướng dẫn các biện
pháp thích nghi với nghề nghiệp. Người béo phì cần được tư vấn để giảm cân. Nếu
bệnh nhân có trượt đốt sống, cần có các bài tập làm tăng sức mạnh cơ lưng-bụng,
đeo thắt lưng chỉnh hình cách quãng hoặc thường xuyên. Cần tránh tuyệt đối các
động tác thể thao hoặc vận động quá mức và tránh các nghề như lái mô tô, máy
kéo...
-
Nếu các biện pháp trên không có hiệu quả, bất động cột sống thắt lưng bằng máng bột trong 2 tháng hoặc đeo thắt lưng cứng ban
ngày trong một vài tháng đến vài quý.
2.2. Chỉ định phẫu thuật
Đau vùng thắt lưng (có thể đau cấp)
do nguyên nhân cơ học sẽ có chỉ định phẫu thuật nếu có các triệu chứng sau (có
trường hợp cần thiết phẫu thuật cấp cứu):
-
Hội chứng đuôi ngựa (rối loạn tiểu, đại tiện do rối
loạn cơ tròn)
-
Đau thần kinh tọa có liệt: giảm cơ lực của một hoặc
nhiều cơ
- Đau thần kinh
tọa thể tăng đau: không đáp ứng với thuốc giảm đau bậc 3 (được coi là không đáp
ứng khi dùng morphin như Moscontinâ hoặc Skenan LP â liều 30 mg - 2 lần mỗi ngày).
Trường hợp có ép rễ hoặc không đáp ứng với điều trị
như trên, sau 3 tháng, cần gửi các cơ sở chuyên khoa làm thăm dò xác định tình
trạng tổn thương và xét chỉ định phẫu thuật.
III. CHĂM SÓC TẠI CỘNG ĐỒNG
-
Tư vấn cho bệnh nhân các tư thế tránh đau, tránh tái phát
đau cột sống thắt lưng.
-
Cần quan tâm đến vấn đề tâm lý của bệnh nhân do đau cột
sống thắt lưng thường kéo dài, mạn tính nên nhiều bệnh nhân có thể bi quan,
trầm cảm. Nhiều trường hợp cần điều trị trầm cảm kết hợp, đặc biệt các bệnh
nhân đau do yếu tố tâm lý.
TÓM TẮT PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ ĐAU VÙNG THẮT
LƯNG
1. Đau vùng thắt lưng là triệu chứng của bệnh toàn thể:
điều trị theo nguyên nhân.
2. Điều trị đau vùng thắt lưng do nguyên nhân cơ học
-
Thuốc chống viêm không steroid
+
Diclofenac (Voltarèn)
+
Hoặc Meloxicam (Mobic)
+
Hoặc Celecocib (Celebrex)
-
Thuốc giảm đau
+
Paracetamol
+
hoặc Paracetamol + Codein (Efferalgan Codein).
-
Thuốc giãn cơ
+
Thiocolchicosid (Coltramyl)
+
Hoặc Eperison (Myonal)
+
Hoặc Tolperison (Mydocalm)
-
Các biện pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, tránh
tái phát đau cột sống thắt lưng.
-
Chỉ định phẫu thuật khi cần thiết.