Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

SỎI THẬN CÓ THỂ DẪN TỚI SUY THẬN

Bệnh sỏi thận là một trong những bệnh khá phổ biến ở nước ta hiện nay, bệnh có thể điều trị khỏi và rất đơn giản nếu được hát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên, để bệnh kéo dài và có thể tái phát thường xuyên sẽ dẫn tới suy thận. Một trong những bệnh rất nguy hiểm và ảnh hưởng tới tính mạng của bệnh nhân.


SỎI THẬN CÓ THỂ DẪN TỚI SUY THẬN



Một số biến chứng của sỏi thận

Tắc đường tiểu

Người bị benh soi than lâu năm có thể bị biến chứng tắc đường tiểu, khiến người bệnh cảm thấy mắc tiểu nhưng không thể đi được, hoặc đi nhắt từng ít một. Xuất hiện tình trạng này là do những hòn sỏi hình thành trong lòng tiểu như: đài thận, bồn thận, bọng đái đều có khả năng rơi vào niệu quản hoặc niệu đạo và gây bế tắc.

Nhiễm trùng

Khi hòn sỏi hình thành lâu ngày trong hệ niệu là nơi vi trùng tụ tập và phát triển, do đó sẽ gây nhiễm trùng. Ở mức độ nhiễm trùng nhẹ bệnh nhân có thể có những triệu chứng như là tiểu gắt, đau lưng, thử nước tiểu thấy có bạch cầu một hoặc 2. Đối với các trường hợp bị nhiễm trùng nặng thì bệnh nhân có thể đi tiểu ra mủ, sốt cao. Nếu xuất hiện cùng với bế tắc đường tiểu có thể gây ra thận ứ mủ hoặc thận hóa mủ rất nguy hiểm.

Suy thận cấp và mãn tính

Quá trình nhiễm trùng và ứ thận kéo dài lâu ngày các mô thận có thể bị hủy hoại dần dần. Tình trạng hai quả thận đều bị tắc cùng một lúc, bệnh nhân rất dễ dẫn tới tình trạng không thể đi tiểu được nếu kéo dài trong vài ngày có thể dẫn tới tử vong.

Vỡ thận

Vỡ thận là một trường hợp rất hiếm gặp, xảy ra hiện tượng vỡ thận khi ứ nước to, vách thận mỏng.

Sỏi thận có thể dẫn tới suy thận

SỎI THẬN CÓ THỂ DẪN TỚI SUY THẬN


Sỏi thận được hình thành do sự tăng quá mức nồng độ các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho. Sau khi bị lắng đọng, không thể thải ra ngoài được những chất này sẽ hình thành nên sỏi thận. Sỏi thận có thể tự tống ra ngoài được trong trường hợp viên sỏi nhỏ còn với những trường hợp viên sỏi lớn vẫn có thể di chuyển được theo dòng nước tiểu nhưng gây đau đớn và chảy máu đường tiết niệu hay mắc lại ở những chỗ hẹp của hiệu quả, gây viêm tắc niệu quản, bí tiểu. Ngoài ra, tình trạng sỏi thận kéo dài và thường xuyên tái phát có thể dẫn tới tình trạng bị viêm nhiễm đường tiểu, người bệnh cảm thấy đau lưng, đái buốt, đái dắt. Tới một mức độ nào đó, khi sỏi xuất hiện cả ở hai bên thận kết hợp với đường tiểu bị viêm nhiễm nặng sẽ làm cho các chức năng của thận bị suy yếu dần và có thể dẫn tới suy thận.

Suy thận là tình trạng suy giảm các chức năng của thận, bao gồm cả các chức năng bài tiết lượng nước dư thừa trong cơ thể và bài tiết chất độc trong cơ thể do quá trình trao đổi chất gây ra, kéo theo sự suy giảm của chức năng sản xuất một vài hooc - môn do thận sinh ra. Bệnh suy thận ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bệnh nhân gây ra các bệnh như cao huyết áp, suy tim, viêm loét dạ dày, giảm sức khỏe sinh sản, gây vô sinh, giảm tuổi thọ. Nếu tình trạng suy thận kéo dài làm khả năng lọc của thận chỉ còn 5 - 10 % thì thận đi vào giai đoạn cuối có thể dẫn tới tử vong cho người bệnh.

Bệnh thận có thể chữa được nếu được phát hiện và điều trị sớm, vì thế khi có các dấu hiệu của bệnh thì cần tới các cơ sở y tế khám và chữa bệnh sỏi thận một cách triệt để, tuy nhiên, bệnh sỏi thận có thể quay lại nên việc phòng tránh sỏi thận bằng việc uống nhiều nước hàng ngày cũng là điều cần thiết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét