Hiển thị các bài đăng có nhãn viem-than. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn viem-than. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

CÁCH CHỮA VIÊM BÀNG QUANG BẰNG LÁ GIANG

Lá giang được dùng phổ biến trong dân gian để làm rau nấu canh chua ăn mát và có tác dụng chữa trị nhiều bệnh như các bệnh về đường tiêu hóa và bệnh thận hiệu quả. Bài thuốc chữa viêm bàng quang bằng lá giang cũng đồng thời có tác dụng ngăn chặn và rất tốt cho trường hợp người bệnh tỏi tiết niệu, viêm thận mãn tính,... Nếu bạn đang gặp phải vấn đề về viêm bàng quang thì có thể áp dụng các bài thuốc từ lá giang để chữa bệnh tại nhà như dưới đây nhé.

CÁCH CHỮA VIÊM BÀNG QUANG BẰNG LÁ GIANG


Công dụng chữa bệnh của lá giang


Thông thường, lá giang được dùng để nấu canh chua ăn rất ngon, mát được nhiều người ưa thích. Không những thế đây còn là một vị thuốc chữa bệnh phổ biến trong dân gian và đông y. Trong dân gian thường dùng lá giang chữa trị mỗi khi gặp phải các chứng bệnh về đường tiêu hóa như ăn không tiêu, trướng bụng, đau dạ dày,... Ngoài ra còn dùng để chữa bệnh lở ngứa ngoài da, chữa mụn nhọt hiệu quả.

Theo Đông y, lá giang có vị chua, tính mát; vào kinh can. Có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc, tiêu thũng, chỉ khát, bài thạch. Dùng thân lá giang có tác dụng chữa bệnh sỏi tiết niệu, viêm đường tiết niệu, viêm thận mạn tính rất hiệu quả, lành tính.

Bài thuốc chữa viêm bàng quang bằng lá giang


Bài thuốc: dùng thân hoặc lá giang sắc uống nhiều lần trong ngày. Thực hiện liên tục trong khoảng 2 tuần một liệu trình sẽ cho hiệu quả rõ rệt. Hoặc người bệnh có thể dùng thân lá giang để hãm nước uống thay trà hàng ngày, mỗi ngày dùng với liều lượng khoảng 10 - 20g. Bài thuốc này có tác dụng chữa viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu hiệu quả.

Món ăn bài thuốc từ canh lá giang

CÁCH CHỮA VIÊM BÀNG QUANG BẰNG LÁ GIANG

Nguyên liệu: lá giang (loại bánh tẻ) 100g, thịt gà 600g

Cách chế biến: cả lá giang và gà mang rửa sạch. Trước tiên, bạn chặt thịt gà ra từng miếng nhỏ rồi đun sôi cùng với khoảng 1 lít nước, cho gia vị vừa ăn. Khi thịt gà chín mềm, cho lá giang đã vò nát vào, đun sôi; trước khi bắc ra thêm ít rau thơm vừa ăn.

Công dụng: món ăn bài thuốc có tác dụng chữa viêm bàng quang hiệu quả. Bên cạnh đó còn có thể dùng cho các trường hợp lao thương khí huyết, phong hàn thấp tí; sản hậu băng huyết, huyết trắng, hội chứng lỵ xuất huyết, trĩ xuất huyết, suy nhược cơ thể.

Lưu ý, với những người bị sỏi thận do lắng đọng axit thì không nên dùng lá giang dài ngày sẽ càng khiến cho sỏi lớn hơn. Khi chế biến là giang, bạn chú ý không nên dùng nồi kim loại hay nồi nhôm để nấu.

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

CÓ THỂ BỊ VIÊM CẦU THẬN CẤP SAU VIÊM HỌNG

Cần cảnh giác viêm cầu thận cấp sau viêm họng là lời khuyên của bác sĩ đối với người bệnh. Viêm họng tưởng chừng là một bệnh đơn giản nhưng nếu không được chữa trị hiệu quả ở giai đoạn cấp tính có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Tiêu biểu có thể gây ra viêm cầu thận do vi khuẩn, vi rút tích tụ xâm nhập. Do vậy, khi bị viêm họng, người bệnh cần cảnh giác với viêm cầu thận có thể xảy ra để phòng ngừa bệnh cho thật tốt.

CÓ THỂ BỊ VIÊM CẦU THẬN CẤP SAU VIÊM HỌNG



Viêm cầu thận là một bệnh nguy hiểm, đó là tình trạng viêm lan tỏa không nung mủ tất cả cầu thận của hai thận. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó, viêm cầu thận xuất hiện sau viêm họng do liên cầu tan máu beta nhóm A xâm nhập gây viêm họng trước đó. Viêm cầu thận xảy ra sau nhiễm liên cầu 10-15 ngày. Ngoài liên cầu khuẩn, viêm cầu thận cấp có thể do tụ cầu, phế cầu và virus gây ra, nhưng rất hiếm gặp.

Khi bị viêm cầu thận do viêm họng hay các nguyên nhân khác thường không biểu hiện rõ triệu chứng. Chính vì thế bệnh thường khó phát hiện và thường diễn tiến một cách thầm lặng, kín đáo, người bệnh không biết mình bị bệnh. Chỉ khi kiểm tra máu và nước tiểu thấy có hồng cầu niệu vi thể và protein niệu. Do đó, khi thấy có biểu hiện của nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng da hay các biểu hiện của viêm cầu thận nên tới các cơ sở y tế khám. Theo các bác sĩ, người bệnh có thể nhận diện bệnh viêm cầu thận cấp dựa vào một số triệu chứng như sau:

Phù

Đây là biểu hiện thường gặp và đặc trưng khi bị viêm cầu thận xảy ra ở hầu hết người bệnh và có thể dễ dàng nhận thấy được. Khi đó, người bệnh có cảm giác nặng mặt, nề hai mí mắt, phù hai chân. Phù trước xương chày chạy quanh mắt cá, phù mềm, ấn lõm rõ. Hiện tượng phù thường xuất hiện nhiều vào buổi sáng và giảm dần về chiều. Phù phụ thuộc vào lượng nước tiểu, nghĩa là nếu số lượng nước tiểu nhiều thì phù nhiều và ngược lại số lượng nước tiểu càng ít thì phù ít. Phù thường gặp trong 10 ngày đầu và giảm đi nhanh chóng khi người bệnh tiểu nhiều. 

Tiểu ra máu đại thể

Khi viêm cầu thận cấp phát triển, người bệnh sẽ thấy xuất hiện hiện tượng đi tiểu ra toàn máu. Biểu hiện là nước tiểu có màu đỏ, không đông, mỗi ngày đi tiểu ra máu toàn bãi 1-2 lần, không thường xuyên, xuất hiện trong tuần đầu, nhưng có thể xuất hiện trở lại trong 2-3 tuần. Số lần tiểu ra máu thưa dần, 3-4 ngày bị một lần rồi hết hẳn. Đây được xem là một dấu hiệu quan trọng để nhận biết và đánh giá trình trạng bệnh.

Tăng huyết áp

Đây cũng thuộc một trong số các triệu chứng lâm sàng của viêm cầu thận thường gặp. Ở bệnh nhân là trẻ em thì huyết áp tăng dao động là 140/90 mmHg, ở người lớn 160/90 mmHg. Với những trường hợp tăng huyết áp trong nhiều ngày và lên mức 180/100 mmHg, người bệnh có cảm giác đau đầu dữ dội, choáng váng, co giật, hôn mê do phù não dẫn đến tử vong.

Suy tim

Đó là các biểu hiện như khó thở, thở nhanh và nông; không nằm được; toát mồ hôi; ho và khạc ra bọt màu hồng... Các biểu hiện này thường kèm với tăng huyết áp kịch phát, do tăng khối lượng tuần hoàn đột ngột và cũng có thể do bệnh lý cơ tim trong viêm cầu thận cấp tính. Nếu không được cấp cứu kịp thời thì người bệnh sẽ tử vong.

Hiện nay tình trạng tăng huyết áp dẫn đến co giật, hôn mê, suy tim cấp tính, phù phổi ngày một ít dần do điều kiện phục vụ y tế tốt hơn và người bệnh thường đến khám tại các cơ sở y tế và được phát hiện, điều trị kịp thời.

Tiểu ít

Biểu hiện này là không thể thiếu khi bị viêm cầu thận. Người bệnh chú ý sẽ thấy lượng nước tiểu giảm liên tục trong khoảng 3 - 4 ngày liền. Khối lượng nước tiểu thường dưới 500 ml/ngày ở những ngày đầu bệnh xuất hiện.

Ngoài các triệu chứng nêu trên, viêm cầu thận còn được biểu hiện qua một số dấu hiệu ở người bệnh như sốt nhẹ, đau tức vùng thận, đau bụng, bụng chướng nhẹ, buồn nôn,...

Viêm cầu thận là một bệnh nguy hiểm, diễn biến thầm lặng và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, thậm chí đe dọa tới tính mạng nên người bệnh cần hết sức chứ ý. Khi có biểu hiện của nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng da hay các triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm cầu thận nên tới các cơ sở y tế khám, đặc biệt cần nghỉ ngơi hợp lý.

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

NGƯỜI VIÊM THẬN ĂN GÌ

Nhắc đến bệnh viêm thận có nghĩa là bạn đã bị nhiễm trùng thận. Bệnh được chia thành 2 loại là cấp tính và mạn tính. Khi bị bệnh này, bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị thì chế độ dinh dưỡng cũng đặc biệt quan trọng. Bạn cần ăn uống thanh đạm cũng như tránh các thức ăn làm tăng gánh nặng cho thận để nó mau chóng phục hồi.

Vậy triệu chứng của bệnh viêm thận là gì?

- Hội chứng bàng quang: có tiền sử đái buốt, đái rắt, đái máu, đái mủ cuối bãi trước khi có viêm thận – bể thận cấp.
- Đau hông lưng:
- Thường đau một bên nhưng cũng có khi đau cả hai bên.
- Thường đau âm ỉ nhưng thỉnh thoảng lại có cơn đau nhiều dữ dội.
- Dấu hiệu nhiễm khuẩn: sốt cao, rét run, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi, có thể có dấu hiệu mất nước do sốt. Nặng có thể khiến sốc nhiễm khuẩn.


NGƯỜI VIÊM THẬN ĂN GÌ

Những món ăn đơn giản dưới đây sẽ là một gợi ý hữu ích cho người bệnh viêm thận:
100 gr rau cần tàu, 50 gr đậu phộng (để cả vỏ). Rau cần rửa sạch, cắt đoạn ngắn, rồi cùng đậu phộng cho vào nồi, cùng lượng nước vừa đủ, nấu chín. Dùng nước này trong ngày, cho người viêm thận mạn tính.

NGƯỜI VIÊM THẬN ĂN GÌ

Rau cần tàu

100 gr đậu tằm, đường đỏ 80 gr, cho cả hai vào nồi cùng khoảng 2 lít nước, rồi nấu sôi, sau đó cho đường đỏ vào nấu tiếp, nấu đến khi còn lại chừng nửa lít nước là được. Dùng vào buổi sáng sớm khi mới ngủ dậy, cả nước và đậu tằm, để cải thiện bệnh viêm thận mạn tính và các chứng phù thũng.

Nấm mèo


200 gr vỏ bí đao, rửa sạch, xắt nhỏ, cho vào nồi với nước, nấu sôi kỹ. Dùng nước này cho người viêm thận mạn tính.

100 gr rau cần tàu rửa sạch, cắt nhỏ, đem xay hoặc ép lấy nước uống. Dùng cho người viêm thận

1/2 kg bí đao, một ít đậu đỏ. Bí đao rửa sạch, gọt bỏ vỏ, cắt từng miếng. Đậu đỏ đem ngâm trong nước 2 giờ. Cho cả hai vào nồi, cùng lượng nước vừa đủ, nấu chín để dùng cho người viêm thận mạn tính.
NGƯỜI VIÊM THẬN ĂN GÌ
Rua hẹ
Rau hẹ 100 gr, một ít gạo ngon, muối vừa đủ. Rau hẹ rửa sạch, thái nhỏ. Gạo vo sạch, đem nấu cháo. Khi cháo chín cho hẹ và muối vào. Món cháo này giúp tăng cường chức năng thận, và kiện tỳ vị.

200 gr rau hẹ, 30 gr gừng tươi, một ít sữa bò. Hẹ, gừng rửa sạch, thái nhỏ, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, rồi cho sữa bò vào đem nấu chín để dùng, có tác dụng bổ thận.

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH VIÊM THẬN

Bệnh viêm thận là một căn bệnh về thận do nhiễm khuẩn. Biểu hiện của căn bệnh này rất đa dạng và hay rầm rộ nên dễ bị nhầm lẫn với các  căn bệnh khác. Đây là bệnh do nhiễm khuẩn do đó để phòng ngừa căn bệnh viêm thận cần vệ sinh thân thể, nhất là vệ sinh ở bộ phận sinh dục rất quan trọng. Thói quen tắm ao hồ, sông suối của nhiều người ở các vùng nông thôn cần được loại bỏ bởi môi trường ngày càng ô nhiễm nên  rất dễ nhiễm khuẩn ở đường sinh dục, khi đó vi khuẩn sẽ ngược dòng tiến sâu vào bàng quang, tiết niệu, thận. Cần có thói quen vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục, phụ nữ có thai càng đặc biệt chú ý vệ sinh cơ thể vì khi có thai những thay đổi ở môi trường âm đạo rất dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm. Nhận biết những nguyên nhân và các triệu chứng chính của căn bệnh này là cách tốt nhất để có phương án phòng ngừa và điều trị kịp thời.

>> viêm cầu thận.

>> tri benh soi than


NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH VIÊM THẬN

Nguyên nhân gây bệnh viêm thận

- Do bị nhiễm khuẩn ngược dòng: khi bộ phận sinh dục ngoài bị nhiễm khuẩn thì vi khuẩn sẽ theo đường tiết niệu đi vào niệu đạo, bàng quang rồi đến bể thận gây viêm thận.

- Do vi khuẩn theo đường máu , bạch huyết và xâm nhập vào gây bệnh cho thận.

- Ngoài ra còn một vaì yếu tố thuận lợi khác gây bệnh viêm thận cấp tính như người bị benh soi than,sỏi tiết niệu, viêm hoặc u tuyến tiền liệt, giao hợp không bảo đảm vệ sinh, phụ nữ có thai, đặt sonde bàng quang

Các triệu chứng bệnh viêm thận

- Hội chứng bàng quang: có tiền sử đái buốt, đái rắt, đái máu, đái mủ cuối bãi trước khi có viêm thận

-  Bệnh nhân đột ngột sốt cao, rét run, thể trạng suy sụp, môi khôi nứt nẻ, lưỡi bẩn.Sử dụng thuốc chỉ có tác dụng tức thời trong vài tiếng rồi cơn sốt tiếp tục quay trở lại.Có thể có dấu hiệu mất nước do sốt.

- Đau hông lưng:

+ Thường đau một bên nhưng cũng có khi đau cả hai bên.

+ Thường đau âm ỉ nhưng thỉnh thoảng lại có cơn đau nhiều dữ dội

- Nước tiểu có màu đỏ, đục, có cảm giác nóng rát khi đi tiểu

- Một số trường hợp còn có biểu hiện chán ăn, ăn không ngon, buồn nôn, nôn, bụng chướng, cơ thể mệt mỏi rã rời

Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ khỏi sau vài ngày dùng thuốc. Vì vậy khi có bất kì các dấu hiệu nào kể trên người bệnh cần đi khám và chữa bệnh kịp thời, tránh để xảy ra biến chứng gây nguy hại đến tính mạng.


Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CỦA BỆNH VIÊM CẦU THẬN

Khi cầu thận bị viêm, tế bào cầu thận bong ra và cầu thận không có khả năng giữ lại các chất như protein, mỡ, bạch cầu, tiểu cầu, hồng cầu, trong nước tiểu còn thấy tế bào cầu thận bong ra gọi là trụ hạt. Đây là tiêu chuẩn quan trọng để chẩn đoán là viêm cầu thận. Bệnh viêm cầu thận nếu không được chuẩn đoàn sớm và điều trị tích cực sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như suy thận, cao huyết áp, hội chứng thận hư... Để phòng ngừa và điều trị kịp thời căn bệnh này người bệnh cần nhận biết được những triệu chứng lâm sàng của bệnh.

>> thuốc trị sỏi thận

TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CỦA BỆNH VIÊM CẦU THẬN

Bệnh viêm cầu thận thường gặp ở trẻ em sau khi bị nhiễm khuẩn hoặc sau khi bị viêm họng khoảng 2 tuần.Dưới đây là những triệu chứng điển hình của bệnh.

Giai đoạn khởi phát: 

- Bệnh xuất hiện đột ngột ở giai đoạn cấp tính kèm theo đó là bệnh nhân có biểu hiện sốt, toàn thân mệt mỏi.

- Đau vùng thắt lưng hai bên, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, đau bụng, buồn nôn do vỏ thận căng phồng.

- Bên cạnh đó, bệnh nhân còn bị viêm họng, viêm da do nhiễm khuẩn.
Giai đoạn toàn phát

- Đi tiểu ra máu: Nước tiểu có màu sẫm như cocacola hoặc như nước rửa thịt.

- Đ tiểu ít hoặc không có nước tiểu: Lượng nước tiểu dưới 500 ml/24giờ. Đây là biểu hiện của bệnh suy thận cấp

- Phù: Thường phù nhẹ ở mặt hoặc phù ngoại biên.Bệnh phù có thể khỏi nhanh hoặc lan đến toàn thân.

- Tăng huyết áp:

Trên 60% viêm cầu thận cấp có tăng huyết áo. Có thể tăng huyết áp nặng, kết hợp với giữ nước gây nên suy tim trái, phù phổi cấp. Bệnh nhân khó thở cả khi nằm. Tiến triển xấu đi nếu có kèm theo thiếu máu.



Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA BỆNH VIÊM CẦU THẬN

Môi trường sống bị ô nhiễm, không giữ gìn vệ sinh thân thể khiến cơ thể bị nhiễm khuẩn là những nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm cầu thận. Đây là căn bệnh khá nguy hiểm bởi nếu không được chuẩn đoán sớm và điều trị kịp thời thì nó sẽ để lại nhiều biến chứng nặng nề đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân như suy thận cấp, suy thận mãn, hội chứng thận hư, tăng huyết áp. Chính vì vậy tất cả mọi người cần có phương án dự phòng tích cực đối với căn bệnh này.

>> thuốc chữa và điều trị bệnh sỏi thận

BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA BỆNH VIÊM CẦU THẬN

Ở giai đoạn toàn phát, bệnh viêm cầu thận cấp tiến triển rất nhanh và có thể gây ra các biến chứng sau:

- Suy tim cấp: suy tim cấp do viêm cầu thận cấp là biến chứng thường gặp nhất và xuất hiện rất sớm trong tuần lễ đầu của bệnh khiến bệnh nhân nguy hiểm đến tính mạng.

- Suy thận cấp tính: Xảy ra ở thể bệnh viêm cầu thận tiến triển nhanh. Biểu hiện bằng việc mất chức năng lọc của các đơn vị thận một cách nhanh chóng, gây tích lũy các chất độc. Việc cần thiết phải làm là lọc máu cấp cứu

- Suy thận mãn tính. Trong biến chứng này đặc biệt nghiêm trọng, thận mất dần chức năng. Chức năng thận ít hơn 10 phần trăm công suất bình thường chỉ ra bệnh thận giai đoạn cuối, mà thường đòi hỏi phải chạy thận hoặc ghép thận để duy trì cuộc sống.

- Cao huyết áp. Thiệt hại cho thận và tích tụ các kết quả của các chất thải trong máu có thể làm tăng huyết áp.

- Hội chứng thận hư. Đây là một nhóm các dấu hiệu và triệu chứng có thể đi kèm với viêm cầu thận và điều kiện khác ảnh hưởng đến khả năng lọc của cầu thận. Hội chứng thận hư được đặc trưng bởi mức độ protein cao trong nước tiểu, kết quả là hàm lượng protein thấp trong máu, cholesterol máu cao; và sưng từ giữ nước (phù) của mí mắt, chân và bụng.

Biện pháp phòng ngừa bệnh

 Để ngăn ngừa bệnh cũng như hạn chế việc gia tăng các triệu chứng của bệnh, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Luôn giữ cho môi trường sống trong lành

- Vệ sinh thân thể hàng ngày, đặc biệt là da và mũi họng.

- Điều trị kịp thời các bệnh viêm họng, viêm da hoặc viêm gan;

- Thực hiện tình dục an toàn và hạn chế việc lạm dụng thuốc đường tĩnh mạch;

- Kiểm soát đường máu để phòng các biến chứng thận do tiểu đường.

- Thường xuyên theo dõi, kiểm soát tăng huyết áp, giảm nguy cơ tổn thương thận.

- Điều trị sớm & đúng theo chỉ định của thầy thuốc tất cả những trường hợp nghi nhiễm liên cầu khuẩn, tiêm chủng đầy đủ trong đó có vaccin ngừa liên cầu khuẩn.



Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

CÁCH CHỮA BỆNH VIÊM CẦU THẬN BẰNG ĐÔNG Y


Hiện nay trường hợp mắc bệnh viêm cầu thận đã trở nên rất phổ biến, khi mắc viêm cầu thận thì cần được chữa trị kịp thời nếu không sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Tùy vào nguyên nhân mắc bênh và biểu hiện của người mắc bệnh viêm cầu thận mà ta chuẩn đoán được bệnh nhân đang mắc loại viêm cầu thận gì. Một số loại viêm cầu thận phổ biến:

- Viêm cầu thận cấp

- Viêm cầu thận bán cấp

- Viêm cầu thận mãn tính

cach-chua-benh-viem-cau-than-bang-dong-y

Tùy theo những loại viêm cầu thận mà ta có những cách chữa trị hợp lý. Các bạn nên tới những phòng khám uy tín để khám và chữa bệnh hợp lý. Việc chữa bệnh viêm cầu thận cần thời gian và chế độ ăn uống hợp lý. Các bạn nên làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Theo đông y thì những nguyên nhân dẫn tới viêm cầu thận là những nguyên nhân sau.

- Do thời tiết khí hậu thất thường và được ghi là tà của lục dâm (lục dâm là phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa).

Trong trường hợp này phong hàn, thấp là phiền hơn. Phong (gió), hàn (lạnh), thấp (ẩm thấp) dễ sinh bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, bệnh ở tỳ vị.

- Do thất tình: Bẩy trạng thái tình cảm quá mức kéo dài sẽ gây bệnh: buồn quá hại phế, lo nghĩ quá hại tỳ, kinh sợ quá hại thận...

- Do lao động ở môi trường nhiều độc hại, no đói thất thường hoặc ăn uống phải chất độc hoặc bị trùng thú độc cắn.

Như vậy muốn phòng bệnh cần phòng tránh ba nhóm nguyên nhân trên. Có nhiều trường hợp đã mắc bệnh viêm cầu thận nhưng do chủ quan không tới phòng khám để theo dõi hoặc không dùng thuốc chữa trị hợp lý đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sau.

Dưới đây là một số vị thuốc thường dùng chữa bệnh thận

Các bạn nên có một chế độ ăn uống hợp lý lành mạnh, vận động và uống nước nhiều để cơ thể khỏe mạnh hơn. Một số bài thuốc tốt cho sức khỏe của bạn.

Thuốc lợi tiểu chữa phù: Bạch linh, trạch tả, mã đề.

Thuốc bổ thận, bổ khí huyết: Hoàng kỳ, bạch truật, thục địa, đương quy.

Tuy nhiên trong điều trị cần tùy giai đoạn viêm cấp hay mạn mà kết hợp thuốc tân dược và đông dược.

Nếu viêm cầu thận cấp: Dùng tân dược là chính. Tân dược có thể dùng prednisolon (nhóm corticoide) phối hợp với thuốc kháng sinh (do thầy thuốc chỉ định). Kết hợp với các vị thuốc bổ như nhân sâm, hoàng kỳ, đương quy, bạch truật hoặc dùng bài Lục vị địa hoàng hoàn (thục địa, hoài sơn, sơn thù, đan bì, bạch linh, trạch tả). Khi bị viêm cầu thận mạn tính việc điều trị bằng đông dược là cần để nâng sức đề kháng (chính khí) các vị thuốc thường dùng là: Hoàng kỳ, đương quy, bạch truật, nhân sâm, kỷ tử, ba kích...

Điều trị viêm cầu thận ở giai đoạn nào cũng khó. Vì vậy, khi triệu chứng phù từ mặt xuống chân, phù trắng, đau lưng, đái ít có thể đái đục đỏ cần đi khám ngay ở các cơ sở y tế. Bệnh chữa tích cực sẽ khỏi hoàn toàn, chữa sai càng làm nhiễm độc thêm và dẫn đến suy thận sẽ vô cùng phức tạp.

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

CÁC VẤN ĐỀ VỀ THẬN Ở NAM GIỚI

Thận là một cơ quan quan trọng của cơ thể. Nam giới cũng gặp rất nhiều vấn đề về thận mà nếu không được chữa trị kịp thời nó có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.Các bệnh về thận nam giới thường gặp như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, bệnh cầu thận, u tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn.

CÁC VẤN ĐỀ VỀ THẬN Ở NAM GIỚI

Nhiễm khuẩn tiết niệu

Đường tiết niệu bao gồm các cơ quan tham gia trong việc bài tiết nước tiểu như thận, bể thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng ở bất cứ cơ quan nào trong đường tiết niệu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu rất thường gặp ở những nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt,nghẽn đường tiểu hay hẹp niệu đạo, sỏi thận, u bàng quang. Các biểu hiện thông thường là đi tiểu nhiều lần, khó tiểu và nước tiểu đục, đôi khi đau hoặc nhạy cảm ở vùng trên mu hay thắt lưng. Các trường hợp nặng có thể tiểu ra máu, sốt cao.
Bệnh cầu thận

Viêm cầu thận là tình trạng tổn thương đơn vị chức năng của thận. Biểu hiện chính của viêm cầu thận là phù, đái ít và tăng huyết áp. Ngoài ra, khi xét nghiệm nước tiểu thường thấy đạm niệu, hồng cầu niệu, trụ niệu và các thành phần viêm bất thường khác.

Viêm cầu thận do nhiều nguyên nhân khác nhau. Viêm cầu thận sau nhiễm khuẩn là một loại bệnh hay thấy ở nam giới trẻ tuổi. Trẻ trai hay nam thanh niên sau một đợt nhiễm khuẩn răng miệng, hầu họng hay viêm nhiễm ngoài da thấy phù to lên, nước tiểu hồng màu máu, tăng huyết áp, đau đầu. Lúc này cần đến bệnh viện khám ngay để xác định chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu không sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính khó chữa trị.


Liên quan giữa hệ tiết niệu và cơ quan sinh dục nam.

Viêm cầu thận tiên phát hay gặp ở nam giới trong khi loại tổn thương thứ phát hay gặp ở giới nữ hơn. Hiếm khi gặp bệnh cầu thận do Lupus ban đỏ hệ thống ở nam giới. Tuy nhiên, khi nam giới mắc loại thể bệnh này thường nặng nề, thận nhanh chóng bị mất chức năng, các cơ quan khác như tim, phổi, gan mật tổn thương cũng nặng và đáp ứng điều trị cũng kém. Tiên lượng những bệnh nhân này thường xấu hơn. Ngày nay, nhờ những kỹ thuật hiện đại các thầy thuốc có thể cải thiện tốt hơn chất lượng điều trị ở nhóm bệnh này. Phương pháp hay được áp dụng hiện nay là sử dụng một loại màng đặc biệt để lọc hết các phức hợp miễn dịch gây bệnh, hấp phụ các yếu tố viêm và thay toàn bộ huyết tương. Kỹ thuật này đã được thực hiện ở một số bệnh viện và cho nhiều kết quả khả quan. Chú ý khi bị bệnh cầu thận cần phải theo dõi sát sao cân nặng, huyết áp, màu sắc và số lượng nước tiểu. Người bệnh cũng cần ăn nhạt hơn và được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng.

U tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt là một tuyến thuộc hệ thống sinh dục nam. Sau 50 tuổi nam giới hay bị u tuyến này. Tỉ lệ mắc bệnh tăng dần theo tuổi. Phì đại lành tính tuyến tiền liệt hay gặp hơn ung thư. Khi khối u tăng lên chèn ép vào hệ thống tiết niệu gây bí đái, rối loạn tiểu tiện và tạo điều kiện để vi khuẩn gây bệnh phát triển. Biểu hiện chính là đái ngắt quãng, đái vội, đái không hết. Có nhiều loại thuốc điều trị bệnh này nhưng cần theo dõi sát và thận trọng vì thường là ở người có tuổi, hoạt động của các cơ quan như gan, thận đã giảm dễ tăng nguy cơ ngộ độc. Khi điều trị thuốc không kết quả hoặc khối u quá to hoặc khối u ác tính cần phẫu thuật điều trị triệt để, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Viêm tinh hoàn

Virus và vi khuẩn là tác nhân phổ biến gây viêm tinh hoàn. Bản thân tinh hoàn rất hiếm khi xảy ra nhiễm trùng, do tinh hoàn có lượng máu và bạch huyết phong phú, nên có khả năng mạnh mẽ chống nhiễm trùng do vi khuẩn. Đa số vi khuẩn gây viêm tinh hoàn do viêm mào tinh lân cận gây ra,hay còn gọi là viêm mào tinh hoàn tác nhân phổ biến gây bệnh tụ cầu, liên cầu khuẩn, vi khuẩn đại tràng E coli.Có nhiều bệnh do ảnh hưởng của viêm tinh hoàn gây ra như suy giảm chức năng tình dục ở nam giới, viêm tuyến tiền liệt, bệnh nội tiết, mất khả năng sinh sản, viêm tinh hoàn cũng có thể dẫn đến mất khả năng sinh sản...

Viêm tinh hoàn cấp tính: Thường gây ra bởi nhiễm trùng đường tiết niệu và các bệnh tuyến tiền liệt. Triệu chứng bệnh: sốt cao, ớn lạnh, tinh hoàn cứng, đau, vùng háng cũng có cảm giác đau, da bìu đỏ, phù nề, mào tinh to, đi tiểu ra máu…

Viêm tinh hoàn mãn tính: Tinh hoàn dần sưng lên, sau đó có biểu hiện xơ cứng, thỉnh thoảng xuất hiện những cơn đau nhẹ… Thường sau 1-2 năm bệnh mới biểu hiện rõ rệt. Nếu không điều trị kịp thời thì khó có thể chữa khỏi bệnh.

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG VIÊM CẦU THẬN CẤP

Bệnh viêm cầu thận cấp thường xảy ra sau khi bạn bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên hoặc bị nhiễm trùng ngoài da do liên cầu.  Ngoài liên cầu khuẩn, viêm cầu thận cấp có thể do tụ cầu, phế cầu và virus gây ra, nhưng rất hiếm gặp. Bệnh phát triển hết sức rầm rộ và gây ra các triệu chứng  nguy hiểm như phù, tiểu ra máu, tăng huyết áp, suy tim... vì vậy việc chuần đoán, điều trị và dự phòng bệnh viêm cầu thận cấp là thực sự cần thiết.

CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG VIÊM CẦU THẬN CẤP

CHẨN ĐOÁN

Dấu hiệu lâm sàng

- Phù: đa số trường hợp phù nhẹ, bắt đầu phù từ mặt rồi đến chân.

- Tăng huyết áp: cả huyết áp tâm thu và tâm trương. Thông thường huyết áp tăng lên 10-20mmHg

- Ðái ít và đái máu đại thể hoặc vi thể

- Ngoài ra bệnh nhi có thể sốt, mệt mỏi, đau bụng.
 
THEO DÕI VÀ TIÊN LƯỢNG

Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu thường gặp ở trẻ em và tiên lượng tốt hơn, ở người lớn ít gặp nhưng tiên lượng nặng hơn.

Nhìn chung, tiên lượng thường tốt nếu bệnh hồi phục hoàn toàn. Trong Viêm cầu thận cấp ngay trong đợt cấp, có thể chết do phù phổi cấp, suy tim, suy thận cấp, nhiễm khuẩn.

ĐIỀU TRỊ

1.Tiết thực, nghỉ ngơi

1.1. Tiết thực

- Bệnh nhân thiểu và vô niệu có tăng urê, creatinine máu: lượng nước vào 500-600ml/ngày, muối 2g/ngày, Prôtide 20g/ngày.

- Bệnh thiểu và vô niệu có phù tăng huyết áp, urê, creatinine máu không tăng: muối 0,5 - 1g/ngày, Prôtide 40g/ngày.

1.2. Nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi tuyệt đối từ 3 tuần đến 1 tháng cho đến khi hết triệu chứng. Sau đó trở lại hoạt động từ từ ngay khi còn protein niệu và đái máu vi thể thường từ 6 tuần đến 2 tháng.

2. Kháng sinh

Chỉ cho kháng sinh khi còn tồn tại dấu hiệu nhiễm liên cầu.

Chưa có tư liệu nào khẳng định rằng kháng sinh có thể ngăn ngừa sự nặng của bệnh viêm cầu thận cấp do liên cầu, kháng sinh không có tác dụng lên cầu thận, thường sử dụng là Pénicilline 1 triệu đơn vị /người lớn, 500.000 đơn vị / trẻ em. Nếu dị ứng Pénicilline thì dùng Erythromycine 0,2 x 5 viên/ngày ở người lớn hoặc Tetracyline. Kháng sinh dùng trong 10-12 ngày.

3. Các thuốc Corticoides

Bao gồm prednisolone, méthylprednisolone. Không có tác dụng trong các thể thông thường, thậm chí có hại. Nhóm thuốc này có thể được sử dụng trong các thể tiến triển nhanh.

DỰ PHÒNG

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt

- Bỏ thuốc lá, giữ ấm cổ trong mùa lạnh đối với viêm họng,

- Tránh tiếp xúc với những người bị viêm cầu thận hay nghi ngờ mắc viêm cầu thận

- Khi có các triệu chứng của bệnh thì nên đi thăm khám xác định cụ thể tình hình sức khỏe cũng như nguyên nhân gây bệnh để điều trị kịp thời.

- Phát hiện sớm các biểu hiện thận trong các bệnh toàn thể: lupus ban đỏ hệ thống, ban xuất huyết dạng thấp.

- Điều trị tốt các bệnh toàn thể dự phòng tổn thương viêm cầu thận.


Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

PHÒNG BỆNH VIÊM CẦU THẬN NHƯ THẾ NÀO

Viêm cầu thận mãn là một căn bệnh tương đối phổ biến trong cộng đồng. mục đích chủ yếu của việc điều trị bệnh là bảo tồn và phòng ngừa các yếu tố nguy cơ khiến bệnh phát triển nhanh nhằm kéo dài sự sống cho người bệnh.

PHÒNG BỆNH VIÊM CẦU THẬN NHƯ THẾ NÀO

Việc phòng ngừa bệnh viêm cầu thận luôn gắn liền với quá trình điều trị bệnh:

- Trước tiên để tránh mắc bệnh viêm cầu thận cấp chúng ta cần chữa dứt điểm bệnh viêm họng cũng như các nhiễm trùng trên da.

- Đối với viêm cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn liên cầu
  • Phát hiện sớm các ổ nhiễm khuẩn do liên cầu: viêm họng, viêm Amygdalès, viêm da...
  • Điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn do liên cầu: kháng sinh, cắt amydalès.
  • Nâng cao vệ sinh cá nhân: bỏ thuốc lá, giữ ấm cổ trong mùa lạnh đối với viêm họng, vệ sinh cá nhân đối với ghẻ bội nhiễm.
- Đối với viêm cầu thận cấp không do nhiễm khuẩn
  • Phát hiện sớm các biểu hiện thận trong các bệnh toàn thể: lupus ban đỏ hệ thống, ban xuất huyết dạng thấp.
- Điều trị tốt các bệnh toàn thể dự phòng tổn thương viêm cầu thận. Cần  phòng ngừa và điều trị các yếu tố khiến bệnh viêm cầu thận nặng thêm như :
  • Điều trị cao huyết áp nếu có.
  • Điều trị các ổ nhiễm khuẩn nếu có.
  • Hạn chế không nên có thai ở những bệnh nhân viêm cầu thận mạn.
  • Hạn chế đạm khi bệnh nhân có biểu hiện suy thận.
  • Không dùng thuốc độc với thận.

MỨC ĐỘ NGUY HIỂM CỦA BỆNH VIÊM THẬN

Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm thận


Bệnh viêm cầu thận mạn là một bệnh có tổn thương cầu thận, tiến triển từ từ, kéo dài nhiều năm. Viêm cầu thận mạn tính sẽ có nguy cơ biến chứng suy thận gây hậu quả xấu cho người bệnh, làm ảnh hưởng rất lớn đến sức lao động và cuộc sống của người bệnh.

MỨC ĐỘ NGUY HIỂM CỦA BỆNH VIÊM THẬN

Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm thận 


Diễn biến nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra


Dấu hiệu quan trọng nhất của viêm cầu thận mạn tính là tăng huyết áp, đái ra protein và hồng cầu liên tục, kéo dài. Bệnh thường diễn biến thành từng đợt và các triệu chứng đái máu, protein, tăng huyết áp dần lên theo năm tháng. Để xác định viêm cầu thận mạn tính thì cần khám lâm sàng và làm các công việc cận lâm sàng như xét nghiệm nước tiểu để xác định protein, hồng cầu, trụ niệu, trụ hạt. Với protein niệu trong 24 giờ gần như thường xuyên dương tính và dao động trong khoảng 0,5 – 3g/ngày. Khi protein niệu dương tính nhiều thường gặp khi lấy nước tiểu lúc sáng sớm mới ngủ dậy. Nếu xét nghiệm nước tiểu kế tiếp sau đó thì có thể protein là âm tính hoặc lúc có lúc không.

Vì vậy, khi protein niệu âm tính thì bắt buộc phải xét nghiệm protein niệu trong 24 giờ. Số lượng protein niệu ít có giá trị về tiên lượng của bệnh nhưng rất có ý nghĩa về chẩn đoán và là chỉ tiêu đánh giá kết quả điều trị. Viêm cầu thận mạn tính thường có hồng cầu trong nước tiểu chiếm tỷ lệ từ 60 – 80% các trường hợp. Và khi thấy có hồng cầu trong nước tiểu chứng tỏ bệnh đang tiến triển xấu. Viêm cầu thận mạn tính cũng có thể xuất hiện trụ niệu và trụ hạt trong nước tiểu khi xét nghiệm sẽ xác định được. Siêu âm có thể thấy sự bất thường một hoặc cả hai thận. Tuy vậy, nếu chụp thận có chất cản quang (UIV) thì thấy đài và bể thận vẫn bình thường.

Trong trường hợp thật cần thiết thì có thể sinh thiết thận. Viêm cầu thận mạn tính sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể, do đó, người bệnh dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn tiết niệu… Khi bị nhiễm khuẩn thì lại càng làm cho bệnh viêm cầu thận mãn nặng thêm và tạo thành đợt viêm cầu thận cấp trên nền viêm cầu thận mãn như phù nhiều hơn, tăng huyết áp nhiều hơn, tiểu ra máu và protein nhiều hơn. Bệnh tiến triển sau nhiều năm (có thể đến vài chục năm) sẽ dẫn đến suy thận giai đoạn cuối làm cho huyết áp, urê máu, protein niệu và creatinin máu tăng cao. Khi đã có hội chứng thận hư thì tiên lượng rất xấu cho người bệnh.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VIÊM THẬN

Nguyên nhân gây nên bệnh viêm thận


Bệnh viêm thận là do nhiễm trùng ở thận. Bệnh diễn biến âm thầm khiến người bệnh khó phát hiện, khi bị bệnh này, vi trùng đi từ dưới lên rồi ăn vào quả thận. Người bị bệnh viêm thận sẽ bị đau nhói vùng hông với nóng sốt cao và đôi khi có kèm theo triệu chứng bàng quang như tiểu nhiều lần, đi tiểu đau..., trong người rất mệt mỏi. Muốn điều trị bệnh hiệu quả thì việc trước hết cần làm đó là tìm rõ nguyên nhân là việc cần làm đầu tiên trong việc điều trị bệnh.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VIÊM THẬN

Nguyên nhân gây nên bệnh viêm thận 



Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh


Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm cầu thận mạn tính. Tuy vậy, có một số trường hợp không rõ nguyên nhân. Hay gặp nhất là viêm cầu thận mạn thứ phát sau bệnh lý cầu thận như bệnh cầu thận do Collagenose (luput ban đỏ hệ thống), đây là một bệnh tự miễn, thường gặp ở phụ nữ (95%). Hoặc sự tổn thương cầu thận do bệnh lý mạch máu bởi sự viêm mạch máu nhỏ ở nhiều cơ quan, trong đó chủ yếu là phổi và thận. Bệnh viêm cầu thận mạn tính cũng có thể xảy ra ở những bệnh nhân mắc chứng xuất huyết dạng thấp (bệnh Scholein-Henoch). Trong một số rối loạn chuyển hóa cũng có thể gây biến chứng viêm cầu thận mạn như bệnh đái tháo đường.

Người mắc bệnh do virut viêm gan B, C cũng có thể để lại viêm cầu thận mạn, tuy nhiên, tỷ lệ thấp. Viêm cầu thận mạn cũng có thể là hậu quả của viêm cầu thận cấp do viêm màng trong tim bởi vi khuẩn liên cầu nhóm D hoặc viêm họng bởi vi khuẩn liên cầu nhóm A. Người ta cũng đã gặp các trường hợp viêm cầu thận mạn tính mà hậu quả là do bị bệnh sốt rét hoặc mắc bệnh giang mai do vi khuẩn Treponema palildum hoặc bệnh phong bởi vi khuẩn Mycobacterrium leprae. Ngoài ra, viêm cầu thận mạn tính cũng có thể do mắc các bệnh ác tính như bệnh bạch cầu cấp, bệnh bạch cầu mạn tính, Sarcoma hạch hoặc bị ngộ độc bởi một số kim loại nặng như nhiễm độc muối vàng.