Suy thận là một căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đe dọa tính mạng người bệnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh suy thận, trong đó ở những người bị bệnh tăng huyết áp có nguy cơ gây biến chứng bệnh suy thận rất nguy hiểm mà người bệnh cần lưu ý.
Tăng huyết áp gây biến chứng suy thận
Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành mạch. Chất lỏng dư thừa trong cơ thể làm tăng lượng chất lỏng trong các mạch máu và làm cho huyết áp cao hơn. Hẹp, cứng, hay bị tắc mạch máu cũng làm tăng huyết áp.
Huyết áp và thận có mối quan hệ tương trợ, gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong khi thận có vai trì giữ cho huyết áp ổn định bình thường thì huyết áp lại có ảnh hưởng tới sức khỏe của thận. Đặc biệt nếu bị tăng huyết áp (huyết áp cao) cũng đồng thời gây hại cho thận và gây ra bệnh suy thận mãn tính.
Mối liên hệ này được thể hiện như sau: tăng huyết áp sẽ khiến cho tim làm việc nhiều hơn, gây áp lực lên thành mạch trong cơ thể trong đó có mạch máu trong thận. Từ đó gây ảnh hưởng tới chức năng lọc của thận trong việc đào thảo các chất cặn bã và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Ngược lại khi chất lỏng trong cơ thể tích trữ lại và không được đào thải ra ngoài lại khiến cho huyết áp tăng cao. Cứ như thế sẽ tạo thành một vòng luẩn quẩn và ảnh hưởng trực tiếp tới nhau.
Hiện nay, theo thống kê số người bị suy thận có nguyên nhân từ biến của của tăng huyết áp rất cao và đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh suy thận giai đoạn cuối cần phải lọc máu hoặc cấy ghép thận.
Triệu chứng bệnh suy thận do tăng huyết áp
Cũng như huyết áp cao, bệnh suy thận ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng gì. Để phát hiện bệnh cần được kiểm tra cụ thể và xác định 2 yếu tố như sau:
- Dựa vào mức lọc thận: bình thường mức lọc thận trung bình là 125 ml/phút, khi giá trị đo thấp hơn 60 ml/phút cho thấy một số tổn thương thận đã xảy ra. Điều đó có nghĩa là thận không đảm bảo được chức năng lọc chất thải ra khỏi cơ thể.
- Lượng protein trong nước tiểu: ở người khỏe mạnh không gặp phải vấn đề gì ở thận thì protein sẽ được giữ lại trong khi lọc các chất thải ra khỏi máu. Nhưng khi thận bị suy giảm chức năng sẽ đào thải làm thất thoát lượng protein từ huyết tương ra nước tiểu, gọi là albumin niệu. Lúc đầu, chỉ có một lượng nhỏ albumin có thể rò rỉ vào nước tiểu, tình trạng này gọi là Microalbumin niệu, một dấu hiệu của sự giảm chức năng lọc của thận. Nếu chức năng thận xấu đi, lượng albumin và các protein khác trong nước tiểu lại tăng, và tình trạng này được gọi là protein niệu.
Do vậy, ở những người thường xuyên bị tăng huyết áp cần chú ý đặc biệt đến tình trạng sức khỏe của mình. Cần kiểm soát huyết áp luôn được giữ ổn định. Thường xuyên kiểm tra tình trạng bệnh để phát hiện các triệu chứng khác thường và phát triển do tăng huyết áp gây ra, nhất là biến chứng suy thận.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét