Dây cương (còn gọi là dây thắng hay dây hãm) là một nếp da nhỏ hình chữ Y, thường có hình dáng như một sợi... dây ngắn, nằm ở mặt dưới của “cậu nhỏ”. Phần da này sẽ nối bao quy đầu với quy đầu dương vật, chạy từ mặt bụng của miệng niệu đạo đến rãnh quy đầu. Chính vì nằm ở vị trí “đầu sóng ngọn gió” vô cùng nhạy cảm nên dây cương rất dễ bị tổn thương, thậm chí... “đứt cái rẹt” nếu các chàng không cẩn thận!
Dương vật bị cong xuống dưới khi cương |
Dây thắng bị đứt không phải là chuyện hiếm gặp
Nguyên nhân có thể là các chàng trai nhà ta “một mình” quá “thô bạo”, tác động lực quá mạnh lên đầu “cậu nhỏ”. Một nguyên nhân khác chiếm phần lớn, thường gặp trong lần quan hệ đầu tiên, các chàng thường chưa có kinh nghiệm, “liều mạng”, không kiểm soát được bản thân nên có những động tác quá mạnh, bôi trơn chưa tốt, gây áp bức “cậu nhỏ” thái quá, dẫn đến rách, đứt dây cương.
Theo các bác sĩ nam khoa, khi dây cương không may bị đứt, các chàng nên dùng gạc y tế dán nhẹ vô chỗ đứt sẽ giúp tự cầm máu vì các mạch máu ở đây khá nhỏ. Sau đó nên nhanh chóng đến bệnh viện để bác sĩ khám và điều trị, không nên tự giải quyết tại nhà.
Vì cũng như hầu hết những vết thương khác, chúng sẽ lành sau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, nguyên nhân đứt dây thắng chính là do dây thắng bị ngắn (xem thêm: ngắn dây thắng dương vật). Đó là lý do bạn phải đến gặp bác sĩ để được tiểu phẫu tạo hình lại dây thắng nếu như không muốn việc "đứt dây" lặp lại.
Một số anh chàng thường ngại đến bệnh viện nên tự chữa trị tại nhà, có thể vết thương sẽ tự lành sau mấy ngày nếu chăm sóc đúng. Tuy nhiên, ngay cả trường hợp này cũng không được khuyến khích, vì khi dây cương bị đứt thường sẽ tạo mô sẹo làm co rúm mặt dưới dương vật, dễ khiến dây cương bị đứt thêm nhiều lần nữa trong tương lai, khi các chàng “một mình” hay làm “chuyện ấy” với người khác.
Các mức độ ngắn dây thắng |
Vì vậy, phái mạnh nên mạnh dạn đến bệnh viện. Tại đây, các chàng sẽ được bác sĩ tư vấn kỹ và có những xử lý kịp thời. Đầu tiên, bác sĩ sẽ kịp thời cầm máu nếu vết rách/đứt sâu, gây chảy máu nhiều, tránh gây thêm những tổn thương khác đến “cậu nhỏ”. Bác sĩ sẽ cho các chàng dùng thuốc nếu cần, nhằm phòng ngừa nhiễm trùng vết rách, chỗ dây cương bị đứt. Vì khi dây cương đứt sẽ dễ gây tổn thương cơ quan bài tiết, dễ bị nhiễm nước tiểu, thêm nữa “vùng kín” cũng thường... kín, không thông thoáng, dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây sưng tấy, mưng mủ, chảy dịch… ở “cậu nhỏ”.
Đến bệnh viện, “nhân dịp” này, các chàng cũng có thể nhờ bác sĩ khám xem thử “cậu nhỏ” của mình có gặp bất thường gì ở bao quy đầu hay dây cương không, nhằm kịp thời phẫu thuật, điều trị nếu có.
Thực tế có nhiều chàng trai lầm tưởng khi dây cương bị đứt thì có thể “nối” lại như cũ được. Tuy nhiên, nếu không may dây cương bị đứt thì sẽ không thể nối lại được, trong trường hợp này bác sĩ sẽ “giải phóng” luôn bao quy đầu, tức làm phẫu thuật cắt bỏ bao quy đầu hoàn toàn để phòng ngừa những tổn thương sau này có thể xảy ra. Nếu phát hiện hẹp bao quy đầu, bác sĩ cũng sẽ cắt bỏ như đã nói. Điều này có nghĩa dây cương bị đứt là do bản thân nó đã bị ngắn (vì vậy sẽ không nối lại) nên phải tiểu phẫu để tạo hình dây thắng để "câu nhỏ" có thể cương lên mà vẫn thoải mái cũng như không còn gặp "tai nạn" trên giường khi hành sự nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét