Thận là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể, giúp bài tiết các chất độc cho cơ thể. Vì thế khi thận gặp phải vấn đề sẽ làm ảnh hưởng tới chức năng của thận, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống cũng như sức khỏe của người bệnh. Bệnh viêm cầu thận là một trong những bệnh phổ biến ở thận, tỉ lệ nam giới mắc bệnh thường cao hơn so với phụ nữ.
Bệnh viêm cầu thận
Viêm cầu thận là sự tổn thương của ở các chức năng của thận. Những biểu hiện thường gặp khi bị viêm cầu thận là phù, tiểu ra máu, tiểu đạm, đái ít và tăng huyết áp. Nếu các biểu hiện của bệnh tiến triển và tồn tại 3 tháng trở lên thì có thể gọi là viêm cầu thận mãn tính.
Có nhiều bệnh cầu thận cấp tính hoặc mãn tính do tổn thương nguyên phát hoặc thứ phát. Mức độ nặng nhẹ của bệnh cũng phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh và bệnh mức độ cấ tính hoặc mãn tính. Ở mức độ cấp tính thì việc điều trị đơn giản hơn, còn đối với các trường hợp mãn tính thì bệnh nặng hơn, nếu không chữa trị kịp thời còn dễ dẫn tới các biến chứng.
Một số bệnh cầu thận thường gặp
Bệnh cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn: Bệnh thường xuất hiện ở lứ tuổi từ 5 - 10 tuổi, thường mắc bệnh viêm cầu thận sau khi bị viêm họng, hay mắc các bệnh ngoài da ghẻ lở. Những trẻ trai thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn trẻ gái.
Bệnh cầu thận IgA: Là một trong những bệnh về thận thường gặp ở các nước châu Á, chiếm từ 15 - 40% các bệnh cầu thận. Bệnh cầu thận IgA thường có các biểu hiện của bệnh rất đặc trưng, có những đợt tiểu tiện ra máu, tái phát thành nhiều đợt, tăng huyết áp nhẹ, bệnh tiến triển chậm nên nhiều người không chú ý. Có tới 50% bệnh nhân phát bệnh sau thời gian dài ủ bệnh, tới lúc này bệnh có thể diễn biến thành bệnh suy thận.
Hội chứng thận hư: Biểu hiện của bệnh thường là nước tiểu có chứa nhiều protein phù, gây tăng huyết áp cho người bệnh, gây ra nhiều rối loạn chuyển hóa như: rối loạn chuyển hóa lipid, rối loạn quá trình đông máu. Khi có những hội chứng hư thận, bạn cũng cần hết sức chú ý đề phòng biến chứng nhiễm trừng và tắc mạch có thể xảy ra.
Bệnh cầu thận tiến triển nhanh: Hay còn gọi là viêm cầu thận bán cấp. Những biểu hiện chính của bệnh thường gặp là tiểu ra áu, huyết áp tăng cao. Khi mắc bệnh này thì cách tốt nhất là bệnh nhân phải tiến hành thay thận.
Bệnh cầu thận mãn tính: Các biểu hiện của bệnh thường khó phát hiện, diễn biến của bệnh từ từ làm cho thận bị xơ hóa và teo nhỏ dần. Đây là một trong những triệu chứng bệnh lý hay gặp huyết áp tăng liên tục, thoát protein...
Bệnh cầu thận thứ phát: Những nguyên nhân gây tổn thương thường là luput ban đỏ, hệ thống ban dạng khớp, đái tháo đường, xơ cứng bì, viêm mút quanh động mạch, sau dùng thuốc cản quang tiêm tĩnh mạch.
Đối với những bệnh nhân đái tháo đường, thận là cơ quan bị ảnh hưởng sớm nhất và nặng nề nhất, dấu hiệu đầu tiên là đạm niệu, vì thế những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường bắt buộc phải làm những xét nghiệm tìm đạm niệu để phát hiện sớm và kịp thời tránh bị nguy cơ suy thận giai đoạn cuối.
Đối với những bệnh nhân bị bệnh cầu thận thứ phát sau khi dùng thuốc cản quang tiêm tĩnh mạch có những biểu hiện như bị dị ứng, mẩn ngứa, đỏ da...sau 1-3 ngày có biểu hiện suy thận, tiểu ít, nước tiểu màu sẫm, bệnh nặng thì có thể vô liệu, đau mỏi sống lứng, đau đầu mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn...
Bệnh cầu thận bẩm sinh do si truyền: Bệnh xuất hiện so hội chứng Alport bệnh cầu thận kèm theo điếc tai có tính di truyền.
Các bệnh liên quan về thận dù ở nam giới hoặc nữ giới đều ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe vì thế khi mắc các bệnh liên quan về thận thì người bệnh cần đi khám và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng có thể xảy ra, nhất là biến chứng thành bệnh suy thận. Bệnh trở nên khó chữa, dễ gây tử vong cho người bệnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét