Bệnh sỏi thận hiện nay đang rất phổ biến ở nước ta, bệnh gặp ở bất kì lứa tuổi nào nhưng thường thì người lớn mắc bệnh này nhiều hơn trẻ em. Phần lớn sỏi thận hình thành từ việc cơ thể có lượng nước quá ít, sự thừa kháng tinh thể trong nước tiểu, Các khoáng chất như canxi, oxalate, uric axit, Natri, cystine hay phốt-pho kết thành một khối rắn và đó chính là sỏi thận. Sỏi thận có nhiều kích cỡ khác nhau, nó có thể từ cỡ nhỏ như những hạt cát và có sỏi lớn nó cũng có thể tự ra ngoài qua đường tiểu, nhưng cũng có thể ở trong thận, bàng quang hay niệu đạo gây đau đớn và nếu không có sự can thiệp của thuốc men hay các phương pháp điều trị thì bệnh không có khả năng ra ngoài được.
Tìm hiểu về cách phòng và điều trị bệnh sỏi thận
Tìm hiểu về cách phòng và điều trị bệnh sỏi thận
Nói chung sỏi nhỏ có thể tự ra ngoài mà không ảnh hưởng gì, nhưng nếu sỏi lớn, có thể bị mắc lại trên đường ra và sẽ cần phải có sự trợ giúp của bác sỹ chuyên khoa để lấy sỏi ra ngoài.Điều quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân gây sỏi thận và loại sỏi thận, từ đó mới tìm được cách chữa trị tốt nhất và cách phòng tránh. Nếu một người đã từng bị sỏi thận, rất có khả năng sẽ bị hình thành sỏi tiếp. Sỏi tiết niệu có thể gây cản trở cho thận trong việc loại bỏ các chất độc hại. Một viên sỏi trong thận cũng có thể xù xì, lởm chởm hoặc có các cạnh sắc nhọn và có thể làm tổn thương tạo nên những vết sẹo trong thận, dẫn đến thận bị hỏng và đôi khi gây nên suy thận.
Những triệu chứng của sỏi thận:
- Đau: Bệnh sỏi thận thường thấy triệu chứng đầu tiên đó Đau dữ dội, đau thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu, cũng có khi đau xuyên cả ra hông, lưng, có khi buồn nôn và nôn. Đau âm ỉ, gặp ở những trường hợp sỏi vừa và thậm chí lớn nhưng nằm ở vị trí bể thận. Cơn đau khiến bệnh nhân đau đớn và rất khó chịu vì có thể đau thường xuyên nếu như không có biện pháp điều trị sớm.
Tìm hiểu về cách phòng và điều trị bệnh sỏi thận
- Đái máu: Là biến chứng thường gặp của sỏi thận - tiết niệu, Sỏi đi chuyển bên trong niệu đạo làm tổn thương các thành tế bào gây đau và chảy máu khi đi đái. .
- Đái buốt, đái rắt, đái mủ: Khi có nhiễm khuẩn tiết niệu, nó tái phát nhiều lần, có thể đái ra sỏi thường gây viêm nên có hiện tượng đái có mủ.
- Sốt: Người bệnh sốt cao, rét run kèm theo triệu chứng đau hông, lưng, đái buốt, đái rắt, đái mủ là dấu hiệu của viêm thận - bể thận cấp.
Điều trị sỏi thận:
Để điều trị sỏi thận thì điều quan trọng là bác sỹ phải xác định bạn bị sỏi loại gì, từ đó mới có cách điều trị hiệu quả nhất. Sẽ lấy nước tiểu để xét nghiệm ra loại sỏi, do có nhiều loại sỏi thận nên cũng có nhiều cách điều trị hiệu quả với từng loại
Có nhiều cách để loại trừ sỏi thận mà không phải phẫu thuật. Bạn có thể làm cho sỏi tự ra khi đi tiểu nếu uống nhiều nước (2-3 lít nước mỗi ngày, nếu bạn không bị bệnh gì cấm uống nhiều nước).
Nếu sỏi quá lớn, có thể gây chảy máu hay làm tổn thương thận khi ra ngoài thì phải dùng cách khác.
Một số cách điều trị sỏi thận bằng can thiệp ngoại khoa:
Tán sỏi ngoài cơ thể. Năng lượng tạo nên từ sóng siêu âm sẽ được chiếu qua da vào viên sỏi và phá vỡ sỏi. Bệnh nhân sẽ nằm trên một đệm nước, bác sỹ sẽ xác định vị trí viên sỏi qua chụp X-quang hoặc siêu âm. Sóng siêu âm cao hay thấp sẽ tán viên sỏi ra thành nhiều mảnh nhỏ vừa đủ để nó tự ra ngoài qua đường tiểu. Quá trình tán sỏi diễn ra trong khoảng một giờ. Tán sỏi ngoài cơ thể cũng có thể gây đau nên bác sỹ sẽ cho bạn dùng thuốc giảm đau hoặc gây tê. Sau khi trị liệu bạn có thể đi tiểu ra máu, có cảm giác hơi bỏng rát sau lưng và ở bụng hoặc đau khi viên sỏi đi ra ngoài.
Tìm hiểu về cách phòng và điều trị bệnh sỏi thận
Tán sỏi niệu quản qua nội soi là dùng một máy soi niệu quản qua bàng quang để lấy sỏi còn mắc trong niệu quản. Niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang. Máy soi niệu quản là máy dò có thể đi qua bàng quang lên niệu quản để xác định vị trí sỏi trong niệu quản, khi tìm được vị trí sẽ dùng sóng siêu âm để tán vụn sỏi ra. Bệnh nhân cũng cần được gây mê khi làm tán sỏi niệu quản
Phòng ngừa bệnh sỏi thận
- Ăn uống cân đối 4 nhóm thức ăn bột, đường, mỡ, vitamin, không nên thiên lệch một loại thực phẩm, rau quả nào.
- Uống nhiều nước 2 - 3 lít mỗi ngày, Nên chia ra uống đều vào thời gian trong ngày, không uống cùng một lúc để tránh việc thận làm việc quá tải.
- Khi bị u xơ tiền liệt tuyến phải xử lý ngay.
- Nếu bị dị dạng đường tiểu phải được phẫu thuật chỉnh hình.
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ , không dùng nước bẩn để vệ sinh cơ thể.
- Sinh hoạt lành mạnh tạo môi trường sống trong lành cũng giúp giảm nguy cơ nhiễm các bệnh về đường tiểu.
Vì hơn một nửa số người đã từng bị sỏi thận sẽ bị lại, nên cách tốt nhất là chữa trị và tìm cách phòng ngừa sỏi tái phát.
Mối liên quan giữa sỏi thận và suy thận
Một số người bị sỏi thận có nguy cơ bị suy thận nếu sỏi thận không được chữa trị kịp thời. Sỏi thận ở quá lâu trong thận cũng có thể gây ảnh hưởng đến thận. Một số loại sỏi thận, có cạnh sắc nhọn có thể làm tổn thương đến các mạch máu nhỏ trong thận và tạo ra sẹo. Vì vậy cần phải tìm đúng loại sỏi và đúng cách chữa trị sỏi thận triệt để nếu phát hiện ra sỏi.
Khi bạn bị sỏi thận nghĩa là bạn có nguy cơ bị tổn thương thận rất cao gây ra việc suy thận hơn như
Nếu bạn có sỏi thận, nghĩa là bạn có nguy cơ bị tổn thương thận, suy thận cao hơn những người khác, vì vậy hãy thực hiện cách phòng ngừa sỏi thận và nếu đã bị sỏi thì thảo luận với bác sỹ để tìm cách chữa trị và ngăn chặn sỏi xuất hiện trở lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét