Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

NGƯỜI BỆNH SỎI THẬN KHÔNG NÊN ĂN GÌ?

Sỏi thận hình thành là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó việc ăn uống có mối liên hệ mật thiết có thể gây nên bệnh sỏi thận (loại sỏi canxi). Do đó, để phòng tránh cũng như điều trị bệnh sỏi thận hiệu quả, bên cạnh việc áp dụng các phương pháp chính người bệnh cần chú ý tới chế độ ăn uống sao cho có lợi nhất và không làm ảnh hưởng tới tình trạng bệnh. Dưới đây là các loại thực phẩm được khuyến cáo không nên tiêu thụ nếu không muốn làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Các loại thịt và thịt gia cầm


NGƯỜI BỆNH SỎI THẬN KHÔNG NÊN ĂN GÌ?


Đây là các loại thực phẩm có chứa nhiều protein tuy rất tốt cho cơ thể giúp cung cấp nguồn năng lượng và tăng sức đề kháng nhưng lại không tốt cho người bị bệnh sỏi thận nếu tiêu thụ quá nhiều. Nguyên nhân là do chất protein trong cơ thể cao sẽ khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên, hình thành các loại sỏi cũng như khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Chính vì thế, người bệnh được khuyên nên hạn chế ăn các loại thịt như thịt bò, thịt gia cầm trong thời gian điều trị bệnh.

Sữa


NGƯỜI BỆNH SỎI THẬN KHÔNG NÊN ĂN GÌ?


Các sản phẩm này thường có nhiều phốt pho mà hàm lượng phốt pho trong cơ thể quá nhiều có thể gây suy thận, đau tim và những bệnh liên quan tới xương. Chính vì vậy, người bệnh sỏi thận cũng nên hạn chế tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa bao gồm cả sữa chua, pho mát và bơ,... để tránh làm cho bệnh phát triển nặng hơn và gây ra biến chứng.

Khoai tây


NGƯỜI BỆNH SỎI THẬN KHÔNG NÊN ĂN GÌ?


Những người khi bị bệnh sỏi thận được khuyến cáo là nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm có chứa nhiều kali vì sẽ gây ảnh hưởng làm quá tải hoạt động của thận. Trong khi đó, khoai tây lại chứa lượng kali khá cao. Chính vì thế, đây cũng là loại thực phẩm được liệt vào danh sách các loại thực phẩm nên hạn chế ăn khi bị bệnh sỏi thận. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu muốn ăn khoai tây thì nên ngâm khoai tây chưa gọt vỏ trong nước trong ít nhất hai giờ trước khi chế biến.

Vitamin C


Cơ thể chuyển đổi vitamin C thành oxalate tăng hình thành sỏi thận. Vì vậy, nếu các bác sĩ đã đề nghị giảm oxalat trong chế độ ăn, uống vitamin C bổ sung không phải là một ý tưởng tốt. Các bác sĩ khuyên những bệnh nhân bị sỏi thận không nên uống quá 500 mg vitamin C mỗi ngày. Một người có nguy cơ bị sỏi thận nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên dinh dưỡng trước khi dùng liều lớn vitamin hoặc khoáng chất.

Thực phẩm chứa nhiều oxalate


NGƯỜI BỆNH SỎI THẬN KHÔNG NÊN ĂN GÌ?


Người bị bệnh sỏi thận nên giảm ăn các thực phẩm chứa nhiều oxalate. Bên cạnh việc hạn chế ăn các loại thịt, người bệnh còn nên tránh ăn các loại đậu, đậu phộng, bột cám, sô cô la, cà phê và trà đặc. Một số loại rau như rau bina, rau muống được cho là tạo nhiều oxalat nhất.

Muối và mỡ


NGƯỜI BỆNH SỎI THẬN KHÔNG NÊN ĂN GÌ?


Hạn chế ăn muối và mỡ là nguyên tắc cần tuân thủ trong ăn uống mà bệnh nhân bị sỏi thận cũng như các bệnh về thận khác đều cần phải biết và ghi nhớ. Ăn mặn sẽ làm tăng lượng kali trong máu gây quá tải cho hoạt động của thận và làm tăng lượng oxalate trong nước tiểu.

Uống rượu


Uống nhiều rượu bia gây ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất và các cơ quan trong cơ thể và là một nguyên nhân gây bệnh sỏi thận. Do đó, các bạn nên từ bỏ thói quen uống rượu trong quá trình điều trị bệnh sỏi thận để tránh làm ảnh hưởng xấu tới tình trạng bệnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét