Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

BỆNH NHÂN BỊ SUY THẬN CẦN HẠN CHẾ CHẤT ĐẠM

Bệnh nhân vì suy thận có nguy cơ tử vong rất cao vì việc chạy thận rất tốn kém và không phải ai cũng được chạy thận. Theo một công bố mới đây thì chỉ có khoảng 20% số bệnh nhân bị suy thận đươc chạy thận. Con số này quả thật rất ít ỏi so với số lượng bệnh nhân đang chờ được cứu sống. Cách tốt nhất mà các bệnh nhân có thể làm là chờ đợi và có những phương pháp khống chế bệnh cho riêng mình. Các nhà nghiên cứu đã cảnh báo những người bệnh suy thận không nên ăn nhiều chất đạm vì nó làm bệnh phát triển nặng thêm và làm tăng lượng ure trong nước tiểu. 

BỆNH NHÂN BỊ SUY THẬN CẦN HẠN CHẾ CHẤT ĐẠM

Trong quá trình chuyển hóa đạm trong cơ thể sẽ tạo ra nhiều chất độc hại, các chất này được lọc qua thận sẽ gây quá tải và làm hại thận thêm, nhất là đối với những người đang bị bệnh suy thận thì việc ăn nhiều chất đạm cực kì có hại.

Các thực nghiệm trên cả người và động vật đều cho thấy, chế độ ăn hạn chế protein giúp kiểm soát tình trạng tăng urê máu và làm chậm tiến triển của suy thận mạn. Còn chế độ ăn giàu protein sẽ làm tăng urê máu và làm cho bệnh tiến triển nhanh hơn.

Đối với bệnh nhân bị suy thận phải ăn chế độ ăn giàu năng lượng, tăng khoảng 30% so với bình thường (khoảng 2.000 kcalo/ ngày), chia nhỏ bữa ăn ra thành 4 - 6 bữa/ngày. 

Nếu ăn không đủ năng lượng sẽ làm thay đổi sự trao đổi chất trong cơ thể. Cơ thể sẽ đốt cháy mỡ và đạm của các tổ chức mô làm cho cơ thể gầy yếu, đồng nghĩa với việc tăng hàm lượng chất độc và lúc này chế độ ăn hạn chế đạm sẽ là vô nghĩa.

Lượng protein được phép ăn hằng ngày tùy thuộc mức độ nặng của bệnh. Nếu bị suy thận mạn giai đoạn 1, bạn được ăn 0,8 g đạm)/kg thể trọng. Chỉ số này ở giai đoạn 2 là 0,6; giai đoạn 3a là 0,5; giai đoạn 3b là 0,4 và giai đoạn 4 là 0,2. Nếu bạn đang lọc máu chu kỳ bằng thận nhân tạo, lượng đạm trong chế độ ăn có thể tăng lên như người bình thường: 1-1,2 g/kg mỗi ngày.

Hình ảnh Suy thận: Cần nắm rõ chế độ dinh dưỡng. số 1
ăn hạn chế chất đạm sẽ tốt cho người bệnh suy thận

Nên căn cứ vào lượng đạm có trong 100 g thực phẩm để tính ra lượng thực phẩm ăn hằng ngày. Ví dụ, người bị suy thận giai đoạn 2 có cân nặng 50 kg nếu chỉ lấy đạm từ thịt bò thì được phép ăn mỗi ngày 0,6 x 50): 20 = 150 g thịt. Tuy nhiên, gạo, ngô, bột mỳ, đậu phụ, rau, quả... trong bữa ăn đã chứa một lượng đạm nên số thịt trên phải giảm đi khoảng 1/3, nghĩa là không quá 1 lạng mỗi /ngày. Lượng thịt đó có thể thay bằng cá, trứng, đậu phụ, sữa...

Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng nếu một bữa ăn it chất đạm sẽ làm cho người bệnh cảm thấy ăn không ngon miệng, chán ăn. Vì vậy cần thay đổi cách chế biến cũng như các loại thực phẩm sao cho phong phú và phù hợp với khẩu vị của người bệnh.

Bên chạnh chất đạm thì người bệnh cũng không nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều kali.
Hàm lượng kali có thể tăng cao ở bệnh nhân suy thận hoặc đối với những ai đang phải lọc thận. Hàm lượng rất cao chất này có thể gây nguy hiểm và khiến tim ngừng đập. Kali có nhiều trong những thực phẩm như: đậu nành, chuối, nho, trái cây khô, chocolate, cá hồi,...

Qua những thông tin trên chúng ta có thể nhận thấy người bệnh suy thận thường phải ăn uống kiêng khem khá vất vả. Tuy nhiên người bệnh cũng cần phải được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để có đủ sức khỏe chống chọi lại với bệnh tật. Người nhà của bệnh nhân nên tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ để lựa chọn cho bệnh nhân những loại thực phẩm thích hợp.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét