Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

BỆNH THẬN ĐA NANG CÓ THỂ DI TRUYỀN

Thận đa nang là một căn bệnh nguy hiểm vì các cục nang không chỉ có ở thận mà nó còn phát triển u ra các vùng khác của cơ thể. Nếu không được điều trị thích hợp bệnh có thể dẫn đến suy thận làm nguy hại đến tính mạng người bệnh. Các kiểm nghiệm lâm sàng cũng cho thấy căn bệnh này có thể truyền từ mẹ sang con nếu bệnh nhân nữ mang thai. Vì vậy ngay từ khi phát hiện ra bệnh hãy tích cực điều trị và hỏi ý kiến chuyên gia nếu người bệnh muốn sinh con nhé.


BỆNH THẬN ĐA NANG CÓ THỂ DI TRUYỀN

Thận đa nang là gì?

Thận đa nang là hậu quả của sự rối loạn cấu trúc có tính di truyền, làm cho phần lớn các nhu mô thận biến thành nang có chứa dịch, kích thước nang to-nhỏ không đều, nang làm cho 2 thận to dần lên và cũng không đều nhau, trọng lượng mỗi thận có thể trên 1kg. Quá trình diễn biến sẽ dẫn tới suy thận và một số trường hợp bị xơ gan (thể thận đa nang trẻ nhỏ).

Dựa vào phả hệ di truyền, dựa vào lâm sàng, cho đến nay bệnh thận đa nang được chia làm 2 thể:
- Thận đa nang người lớn: di truyền theo gen trội.
- Thận đa nang trẻ em: di truyền theo gen lặn.

Các triệu chứng của bệnh thận đa nang:
 Triệu chứng cơ năng:

+ Đau vùng hông-lưng hoặc sườn-lưng, hoặc có cơn đau quặn thận cấp (do sỏi hoặc chảy máu trong nang).
+ Tức bụng khó chịu do thận to dần lên gây chèn ép.
+ Đái ra máu do nhiễm khuẩn hay do chảy máu trong nang.
+ Đái đêm, khả năng do cô đặc nước tiểu giảm.
+ Gầy xanh do đái ra máu nhiều hoặc suy thận.
+ Thiểu niệu hay vô niệu khi có suy thận cấp tính hoặc mạn tính.

 Triệu chứng thực thể:

+ Không phù, thường có dấu hiệu mất nước, da khô, đàn hồi da giảm; có thể da hồng hào do tăng hồng cầu ở giai đoạn đầu. Da xanh do thiếu máu khi đã có suy thận. Có thể có vàng da do có rối loạn chức năng gan.
+ Thận to cả hai bên, mặt gồ ghề không đối xứng, dấu hiệu chạm thận (+), bập bềnh thận (+).
+ Gan to gặp 30% trong các bệnh thận đa nang vì có nang ở gan.
+ Lách to, tụy to do cũng có nang nhưng ít gặp hơn là nang gan, người ta còn gặp nang ở buồng trứng và phổi.
+ Ngoài ra, người ta còn thấy các biểu hiện kết hợp được phát hiện: hở van tim (van động mạch chủ, van 3 lá), tai biến mạch máu não do đã có phình động mạch não (gặp ở 10% bệnh nhân thận đa nang).
+ Sốt khi có nhiễm khuẩn tiết niệu.
+ Tăng huyết áp (gặp ở 75% trường hợp).
+ Sỏi thận (gặp 10%).

Cách phòng chống bệnh thận đa nang 

Nếu có bệnh thận đa nang và đang tính chuyện có con, một cố vấn di truyền có thể giúp đánh giá nguy cơ truyền bệnh cho con.

Với những gia đình đã có người bị bệnh thận đa nang thì phải khám bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho tất cả các thành viên trong gia đình. Phải khám chuyên khoa thận và cho làm siêu âm, vì siêu âm phát hiện ra nang khi chưa có triệu chứng lâm sàng.

Khi đã phát hiện thận đa nang thì cần được khám định kỳ nhằm phát hiện kịp thời các biến chứng như: nhiễm khuẩn tiết niệu, sỏi, tăng huyết áp. Chú ý phát hiện nang gan và nang ở các cơ quan khác (lách, tụy, phổi, buồng trứng).

Giữ cho thận càng khỏe mạnh càng tốt có thể giúp ngăn ngừa một số các biến chứng của bệnh này. Một trong những cách quan trọng nhất có thể bảo vệ thận bằng cách quản lý huyết áp. Dưới đây là một số lời khuyên để giữ cho huyết áp được kiểm tra:

Dùng bất cứ loại thuốc huyết áp được quy định theo hướng dẫn.

Ăn một ít muối, ít chất béo, chế độ ăn uống có chứa nhiều trái cây, rau và ngũ cốc.

Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh. Hãy hỏi bác sĩ những gì là trọng lượng đúng.

Bỏ hút thuốc lá, nếu là một người hút thuốc.

Tham gia vào tập thể dục thường xuyên. Mục tiêu ít nhất 30 phút hoạt động thể chất vừa phải hầu hết các ngày trong tuần.

Cố gắng để quản lý mức độ căng thẳng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét